(Xây dựng) - Ngày 04/04, Báo điện tử Xây dựng nhận được đơn kêu cứu và tố cáo của ông Nguyễn Hữu Công cùng 6 người dân thường trú tại khu phố Công Vinh, phường Quảng Cư, TP Sầm Sơn.
Nội dung đơn kêu cứu và tố cáo của ông Nguyễn Hữu Công
Nội dung đơn tố cáo như sau: “6 hộ gia đình chúng tôi gồm 40 nhân khẩu, là các gia đình làm nghề ngư nghiệp bám biển để sinh sống từ rất lâu đời trên bãi biển này đã nhiều đời nay (từ thời Pháp thuộc) từ đời cố, đời ông đến đời cha và đời chúng tôi đều ở trên bãi biển này để cắm cọc, chăng lưới đánh bắt hải sản làm nghề sinh nhai.
Từ ngày đến đã tiến hành xây dựng một chùa tâm linh thờ phật bên cạnh công trình khách sạn của họ, sau đó lấy lý do là ảnh hưởng đến cảnh quan và tâm linh của chùa thờ phật nên đã động viên chúng tôi di dời cọc lưới lên phía bắc độ 300m cách xa chùa để tránh che chắn trước mặt chùa. Để tạo điều kiện cho Cty thực hiện việc kinh doanh và đảm bảo cảnh quan cho các phật tử đi chùa, chiêm bái theo tín ngưỡng nên các hộ chúng tôi đã đồng ý tiến hành di dời toàn bộ số tay lưới và cọc lưới lên phía bắc chùa mới của để làm nghề. Việc di dời lưới, cọc, ngư cụ được đại diện chính xã Quảng Cư là ông Nguyễn Văn Biên; đại diện là ông Nguyễn Hồng Dương đã lập biên bản hiện trạng, cắm mốc giới để chúng tôi làm ăn sinh sống.
Tuy nhiên, đến tháng 12/2017, Cty vô cớ bắt buộc chúng tôi, phải chấm dứt việc chăng lưới đánh bắt hải sản gần bờ biển để toàn bộ bờ biển cho Cty kinh doanh. Yêu cầu của là ngang ngược trái pháp luật; việc bắt chúng tôi phải nhổ cọc, rút lưới, chấm dứt kế mưu sinh mà không có quyết định của cơ quan có thẩm quyền; không có chính sách thỏa đáng bồi thường, hỗ trợ chuyển nghề cho chúng tôi là trái cả pháp lý và đạo lý. Yêu cầu vô lý của Cty đang làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc mưu sinh duy nhất của hơn 40 nhân khẩu. Chúng tôi không có công việc và thu nhập thì tương lai cuộc sống không biết thế nào.
Trong thời gian chúng tôi chờ giải quyết của Cty thì lợi dụng đêm tối, Cty đã cho một số đối tượng lạ mặt đến chặt phá toàn bộ cọc và cắt phá toàn bộ lưới đánh cá mà chúng tôi đã cắm trên biển gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản và làm chúng tôi vô cùng hoang mang lo lắng. Người biết sự việc phá hoại của các đối tượng này là ông Lường Văn Chuyển (là người thôn Cường Thịnh, phường Quảng Cư, TP Sầm Sơn).
Chúng tôi làm đơn tố cáo tội phạm đến cơ quan tỉnh Thanh Hóa, Công an TP Sầm Sơn. Công an TP Sầm Sơn đã tiến hành điều tra xác minh nhưng không khởi tố vụ án, không khởi tố các đối tượng phá hoại tài sản công dân. Chúng tôi đã nộp đầy đủ chứng cứ cho Công an TP Sầm Sơn về việc Cty cho người phá hoại tài sản của chúng tôi nhưng đến nay hơn một năm mà sự việc của chúng tôi chưa được giải quyết”.
Về vấn đề này, chúng tôi có suy nghĩ việc giải thảm để mời các nhà đầu tư vào tỉnh là cần thiết, mục tiêu chính của công việc này là để các nhà đầu tư vào đầu tư xây dựng đất Thanh Hóa giàu đẹp hơn và cũng không ngoài mục tiêu làm cho đời sống nhân dân giàu có, ấm no hơn, an ninh trật tự tốt hơn. Nhưng trên thực tế trong quá trình đầu tư ở trên đất Thanh Hóa, Tập đoàn đã gây nhiều bức xúc trong nhân dân và đặc biệt những bức xúc trong đơn khiếu kiện này. Nhân dân đã gửi đơn tố cáo đến Sở Công an tỉnh Thanh Hóa, Công an TP Sầm Sơn từ tháng 12/2017 nhưng đến nay sự việc vẫn rơi vào im lặng; phải chăng có một nhóm lợi ích nào, có thế lực đứng đằng sau để cho những tổ chức, các nhân phá hoại tài sản của công dân vẫn ngang nhiên đứng ngoài pháp luật. Nếu sự việc nêu trong đơn là sự thật thì Công an tỉnh Thanh Hóa phải có trách nhiệm điều tra, truy cứu những cá nhân đã có hành vi phá hoại tài sản công dân; công khai trước nhân dân để lấy lại lòng tin và những bất bình của nhân dân về những hành vi của Tập đoàn này.
Báo điện tử Xây dựng sẽ tiếp tục thông tin.
Báo điện tử Xây dựng
Theo