Thứ bảy 27/07/2024 07:26 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

'Thành đồng Tổ quốc' về phát triển kinh tế sau 49 năm 'non sông thu về một mối'

12:00 | 29/04/2024

Nam Bộ nói chung và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng được Chủ tịch Hồ Chí Minh gọi là “Thành đồng Tổ quốc," là nơi “đi trước về sau” trong chiến tranh chống Mỹ, cứu nước.

'Thành đồng Tổ quốc' về phát triển kinh tế sau 49 năm 'non sông thu về một mối'
Cảng Quốc tế Long An ở huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

Từ khi đất nước thống nhất (ngày 30/4/1975) đến nay, Việt Nam đã đạt những thành tựu kinh tế đáng khâm phục. Vào năm 1974, quy mô nền kinh tế của cả miền Bắc và miền Nam cộng lại chưa đầy 22 tỷ USD.

Trong giai đoạn 1976-1980, GDP chỉ tăng trung bình 1,4%. Đến năm 2023, quy mô GDP ở mức 430 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 5,05%. Trong quý 1 năm 2024, nền kinh tế đạt mức tăng trưởng 5,66%.

Hành trình hướng tới nền kinh tế thứ 20 thế giới

Tính từ thời điểm năm 1975, Việt Nam có xuất phát điểm là bị hai cuộc chiến tranh lớn tàn phá, nền kinh tế lạc hậu, phụ thuộc vào viện trợ và nông nghiệp. Các khoản vay nợ và viện trợ nước ngoài chiếm hơn 63% ngân sách.

Trong giai đoạn 1976-1980, tốc độ tăng GDP chỉ đạt 1,4%, thậm chí năm 1980, mức tăng GDP là âm 1%. Cũng trong năm này, chúng ta nhập khẩu 1,57 triệu tấn lương thực.

Việc thực hiện kế hoạch kinh tế 5 năm 1976-1980 gặp khó khăn. Nguồn viện trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa giảm sút rất mạnh. Trung Quốc ngừng viện trợ hoàn toàn cho Việt Nam từ năm 1977.

Hai cuộc chiến tranh biên giới ở phía Nam và phía Bắc năm 1979 khiến chi phí quốc phòng của đất nước tăng vọt trong khi nguồn viện trợ từ bên ngoài bị đình lại.

Cũng trong năm này, Đảng và Nhà nước ta bắt đầu đưa ra một số thay đổi về chính sách quản lý kinh tế.

Tháng 9/1979, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IV tiến hành hội nghị lần thứ 6, ra Nghị quyết số 20-NQ/TW với nội dung: cho phép kết hợp cơ chế kế hoạch hóa với cơ chế thị trường; sử dụng lại kinh tế tư nhân bao gồm cả tư bản tư nhân dưới sự quản lý của Nhà nước… Đây được xem là bước đột phá thứ nhất về tư duy và quan điểm kinh tế.

Tiếp đó, Hội nghị Trung ương 9 khóa IV (tháng 12/1980) quyết định mở rộng thực hiện và hoàn thiện khoán sản phẩm trong nông nghiệp. Ngày 13/1/1981, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị 100-CT/TW về cải tiến công tác khoán, mở rộng "khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động" trong hợp tác xã nông nghiệp. Chỉ thị này cho phép áp dụng chế độ khoán trong toàn bộ nền nông nghiệp cả nước, gọi tắt là Khoán 100.

Từ năm 1981, kinh tế Việt Nam khởi sắc. Sản lượng lương thực tăng mạnh, giá trị sản lượng công nghiệp tăng khá, thâm hụt thương mại giảm đáng kể.

Tuy nhiên, đến cuối năm 1985 và trong năm 1986, kế hoạch cải cách giá-lương-tiền không đạt kết quả do sự chắp vá giữa cải cách với mô hình cũ, gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Mặt khác, chính sự khủng hoảng này đã làm cho Đảng và Nhà nước ta nhận ra rằng đã cải cách là phải cải cách triệt để.

'Thành đồng Tổ quốc' về phát triển kinh tế sau 49 năm 'non sông thu về một mối'
Đại hội lần thứ VI của Đảng. (Nguồn: TTXVN)

Đại hội lần thứ VI của Đảng (tháng 12/1986) đã đưa ra những chủ trương cải cách, đổi mới mang tính lịch sử - chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước và định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trong giai đoạn 1986-2000, tổng sản phẩm trong nước bình quân mỗi năm tăng 6,51%. Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Giai đoạn từ năm 2001 đến nay là thời kỳ Việt Nam phát triển kinh tế mạnh mẽ và hội nhập quốc tế sâu rộng. GDP năm 2019 tăng gấp 12,5 lần so với năm 2001. Tốc độ tăng GDP bình quân năm trong giai đoạn 2001-2010 đạt 7,26%.

Từ năm 2008, nước ta đã ra khỏi nhóm nước có thu nhập thấp để gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình thấp. GDP bình quân đầu người năm 2019 đạt 2.715 USD, gấp 15 lần so với năm 1990. Tỷ lệ nghèo chung của Việt Nam tính theo cách của Ngân hàng Thế giới (WB) ở mức là 28,9% vào năm 2002, đến năm 2018 đã giảm xuống 6,7%.

Năm 2019, Việt Nam đứng thứ 8 thế giới và thứ 2 trong khu vực ASEAN về tốc độ tăng trưởng GDP, là một trong 30 nước có mức tăng trưởng xuất, nhập khẩu cao và là nền kinh tế có quy mô xuất khẩu thứ 22 trên thế giới.

Đến năm 2023, số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy quy mô GDP theo giá hiện hành đạt hơn 10.221 nghìn tỷ đồng, tương đương 430 tỷ USD. Như vậy, quy mô kinh tế Việt Nam trong năm ngoái xếp thứ 34 trên thế giới theo bảng xếp hạng của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh (CEBR) có trụ sở ở Anh.

Còn tính theo GDP PPP (GDP theo sức mua tương đương) thì thành tựu kinh tế của nước ta còn ấn tượng hơn nhiều.

'Thành đồng Tổ quốc' về phát triển kinh tế sau 49 năm 'non sông thu về một mối'
Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. (Ảnh: Thanh Sang/TTXVN)

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết trong năm 2023, Việt Nam xếp thứ 3 Đông Nam Á với quy mô GDP PPP đạt khoảng 1.438 tỷ USD, sau Indonesia (4.391 tỷ USD), Thái Lan (1.563 tỷ USD), xếp thứ 25 trên thế giới. Như vậy, quy mô GDP PPP của Việt Nam đã vượt Hà Lan và Thụy Sĩ.

Đến năm 2026, quy mô GDP PPP của Việt Nam được dự báo sẽ đạt khoảng 1.833 tỷ USD, vượt qua Thái Lan và xếp thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á, sau Indonesia.

Đến năm 2029, quy mô GDP PPP của Việt Nam được dự báo sẽ đạt 2.343 tỷ USD, vượt qua Australia và Ba Lan, xếp thứ 20 trên thế giới.

"Thành đồng Tổ quốc" trong phát triển kinh tế

Nam Bộ nói chung và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng được Chủ tịch Hồ Chí Minh gọi là “Thành đồng Tổ quốc," là nơi “đi trước về sau” trong chiến tranh chống Mỹ, cứu nước.

Khi chiến tranh kết thúc, miền đất cực Nam hội đủ những yếu tố cần thiết để trở thành một trong những vùng kinh tế trọng điểm của cả nước.

Tuy nhiên, Đồng bằng sông Cửu Long hiện tại vẫn còn nhiều cơ hội phát triển so với tiềm năng, lợi thế. Để giải quyết các điểm nghẽn về kết cấu hạ tầng, Bộ Giao thông Vận tải đã triển khai kế hoạch đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông ở Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021-2025. Kế hoạch này cũng nhằm hiện thực hóa Quyết định số 287/QĐ-TTg ngày 28/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Vốn ngân sách Trung ương đầu tư cho vùng tăng lên mức 86.000 tỷ đồng, bằng 22% của cả nước, tăng gấp 2,6 lần so với giai đoạn 2016-2020. Riêng vốn đầu tư hệ thống đường cao tốc lên tới 42.647 tỷ đồng, chiếm 20% vốn đầu tư đường cao tốc của cả nước, gấp 14 lần so với giai đoạn 2016-2020.

Năm 2023 là thời điểm các dự án cao tốc mới đồng loạt được khởi công, gồm các tuyến Cần Thơ-Cà Mau dài 111km, tuyến cao tốc trục ngang Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng dài 188km.

Các tuyến trục ngang Mỹ An-Cao Lãnh và Cao Lãnh-An Hữu sẽ được khởi công trong năm 2024. Hai tuyến Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương và Trung Lương-Mỹ Thuận đang được đầu tư mở rộng.

'Thành đồng Tổ quốc' về phát triển kinh tế sau 49 năm 'non sông thu về một mối'
Thi công dự án cầu Rạch Miễu 2. (Ảnh: Chương Đài/TTXVN)

Dự án cầu Rạch Miễu 2 nối Tiền Giang-Bến Tre đi các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang được thi công, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2026. Dự án cầu Mỹ Thuận 2 (cầu cao tốc) đã hoàn thành cùng với đường cao tốc Mỹ Thuận-Cần Thơ vào cuối năm 2023.

Dự án cầu Đại Ngãi qua sông Hậu nối Trà Vinh với Sóc Trăng trên tuyến Quốc lộ 60 đi các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long với tổng mức đầu tư hơn 8.000 tỷ đồng đã được khởi công vào ngày 15/10/2023 và dự kiến hoàn thành năm 2026...

Theo Trần Quang Vinh (TTXVN/Vietnam+)

Cùng chuyên mục
  • Long An: Thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, bền vững

    (Xây dựng) - Phát triển xanh, bền vững là một trong những trọng tâm trong định hướng kinh tế - xã hội của tỉnh Long An. Thời gian qua, địa phương triển khai nhiều giải pháp với mục tiêu cải thiện các điểm số thành phần nằm trong Bộ chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI).

  • Hà Tĩnh: Có 56 danh mục dự án chưa giải ngân với tổng số vốn hơn 365.000 triệu đồng

    (Xây dựng) - Theo số liệu báo cáo của Kho bạc Nhà nước tỉnh và số liệu cập nhật trên hệ thống TABMIS đến ngày 20/7, tổng giá trị giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh đạt 2.744.377 triệu đồng. Đặc biệt, có 56 danh mục dự án chưa giải ngân vốn Bộ, ngành và cấp tỉnh quản lý với tổng số vốn 365.451 triệu đồng.

  • Tân Hồng (Đồng Tháp): Đầu mối các tuyến giao thương kinh tế trọng tâm trong vùng kinh tế biên giới

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành Quyết định số 50/QĐ-UBND-HC phê duyệt đồ án và quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Tân Hồng gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo Quyết định này, huyện Tân Hồng sẽ là huyện kinh tế cửa khẩu quan trọng của tỉnh; phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, đảm bảo quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; khai thác hiệu quả mối quan hệ nội ngoại vùng, quan hệ trong nước; khai thác các thế mạnh về vị trí địa lý, giao thông, nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, du lịch…

  • Sửa quy định thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Nhà nước

    (Xây dựng) - Ngày 25/7, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2019/NĐ-CP ngày 30/01/2019 của Chính phủ về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Nhà nước.

  • Hà Tĩnh: 9/39 địa phương, đơn vị chưa giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) - Sở Tài chính Hà Tĩnh vừa có văn bản đề nghị các cấp, các ngành cần tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh, đồng thời tập trung triển khai thực hiện các giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công.

  • Thanh Hóa: Điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án Cụm công nghiệp Bãi Trành

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 3091/QĐ-UBND về việc điều chỉnh tiến độ thực hiện Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Bãi Trành, huyện Như Xuân.

Xem thêm
  • HSBC đánh giá cao triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024

    HSBC đã nâng dự báo GDP cả năm 2024 của Việt Nam lên thành 6,5% thay vì mức 6% trước đó, đồng thời đánh giá Việt Nam có khả năng trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ASEAN trong năm 2024.

    08:59 | 26/07/2024
  • Long An phấn đấu đến năm 2030 phát triển thêm 27 cụm công nghiệp

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Long An vừa ban hành Kế hoạch số 2097/KH-UBND ngày 15/7/2024 về việc quản lý, phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An đến năm 2030. Cụ thể Long An phấn đấu đến năm 2025 có thêm 2 - 5 cụm công nghiệp khởi công xây dựng hạ tầng và năm 2030 có 27 cụm công nghiệp thành lập đều khởi công.

    21:57 | 25/07/2024
  • Long An nhiều lợi thế thu hút nhà đầu tư nước ngoài

    (Xây dựng) - Trong 36 khu công nghiệp hiện hữu của tỉnh Long An có 26 khu đủ điều kiện tiếp nhận đầu tư, với tỷ lệ lấp đầy đạt 67,8%. Nhiều doanh nghiệp lớn như: Coca-Cola, PepsiCo, Aeon đã chọn Long An để đầu tư lâu dài. Với nhiều tiềm năng phát triển Long An được kỳ vọng là trung tâm phát triển kinh tế bền vững của khu vực phía Nam, là cửa ngõ kết nối Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long.

    21:54 | 25/07/2024
  • Thanh Hoá: Tập trung đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp

    (Xây dựng) - Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức hội nghị giao ban liên quan đến tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2024.

    18:29 | 25/07/2024
  • Nghệ An khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ

    (Xây dựng) - Nghệ An xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm đến 2030 là khuyến khích doanh trong nước phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ để nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, đặc biệt đối với ngành điện tử, công nghệ thông tin, cơ khí, lắp ráp, dệt may, da giày…

    16:57 | 25/07/2024
  • Hải Dương: Thêm một khu công nghiệp rộng gần 440ha

    (Xây dựng) – Kỳ họp thứ 23 HĐND tỉnh Hải Dương khóa XVII đã thông qua Nghị quyết về đồ án quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Kim Thành 2, tại các xã Đại Đức và Tam Kỳ, huyện Kim Thành (Hải Dương) rộng 437,24ha.

    16:14 | 25/07/2024
  • HĐND tỉnh Vĩnh Phúc giám sát chuyên đề về thực hiện một số dự án đầu tư công nhóm C

    (Xây dựng) - Chiều 24/7, Thường trực HĐND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức giám sát chuyên đề về việc thực hiện Nghị quyết số 05/2020, Nghị quyết số 08/2021 của HĐND tỉnh về việc giao UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư công nhóm C thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh; tiến độ triển khai các dự án trọng điểm do HĐND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư.

    16:10 | 25/07/2024
  • Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Chấp thuận 3 dự án thu hút đầu tư ngoài ngân sách với tổng vốn trên 718 tỷ đồng

    (Xây dựng) - 6 tháng đầu năm 2024, tổng thu ngân sách của huyện Nghi Xuân đạt hơn 220 tỷ đồng, đạt 66,11% kế hoạch năm. Trong đó có nhiều kết quả được ghi nhận tích cực như: Đón gần 520.000 lượt khách đến tham quan, du lịch; chấp thuận 3 dự án thu hút đầu tư ngoài ngân sách với tổng vốn đầu tư trên 718 tỷ đồng…

    16:09 | 25/07/2024
  • Quảng Trị: Thúc đẩy tiến độ các dự án do chủ đầu tư Hàn Quốc triển khai

    (Xây dựng) – Nhằm thúc đẩy tiến độ các dự án mà chủ đầu tư là Hàn Quốc đã và đang đầu tư tại địa bàn, mới đây Đoàn công tác tỉnh Quảng Trị do ông Võ Văn Hưng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị làm Trưởng đoàn có chuyến công tác xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc.

    10:23 | 25/07/2024
  • Đề xuất mới về cơ chế, chính sách ưu đãi với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia

    (Xây dựng) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 94/2020/NĐ-CP ngày 21/8/2020 của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia.

    07:41 | 25/07/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load