Thứ sáu 26/04/2024 05:31 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Sầm Sơn (Thanh Hóa): Đổi thay đáng ghi nhận tại đền Độc Cước

11:17 | 01/02/2023

(Xây dựng) - Được xây dựng vào thời Trần, trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, đền Độc Cước vẫn uy nghi tọa lạc trên bờ biển tại Thanh Hóa. Tu bổ và tôn tạo vào thời nhà Lê, Nguyễn, lần tu bổ gần đây nhất là năm 2006, đến năm 2008, ngôi đền tu bổ hoàn thành kịp thời phục vụ nhân dân và du khách.

Sầm Sơn (Thanh Hóa): Đổi thay đáng ghi nhận tại đền Độc Cước
Bước qua khoảng 45 bậc đá, qua tam quan, người dân và du khách sẽ chiêm ngưỡng sự linh thiêng huyền bí từ ngôi đền.

Bước qua khoảng 45 bậc đá, qua tam quan, người dân và du khách sẽ chiêm ngưỡng sự linh thiêng huyền bí toát ra từ cảnh sắc và những bức tượng, phù điêu... của ngôi đền. Đền Độc Cước ngự trên hòn Cổ Giải (cổ con rùa biển) là phần đầu của dãy núi Trường Lệ nhô ra biển, nơi hội tụ linh khí đất trời, rừng xanh nước thẳm. Đền đúng như tên gọi là ngôi đền thờ vị thần một chân, một vị thánh được xem là “Chu Minh thánh vị” tài giỏi dũng cảm hơn người. Trong sắc phong Cảnh Hưng thứ 44 ngày 26/7 có ghi: “Vị thánh linh thiêng vào bậc nhất trong hàng thánh mà không vị nào bằng. Ngài đem sự tài giỏi linh thiêng ấy để gìn giữ bờ cõi cho đất nước, bảo vệ dân lành và muôn vật. Đối với kẻ ác trừng trị thẳng tay, thật là một vị thánh đầy đủ nhân hậu”.

Du khách Trần Thị Huệ, thường trú tại thành phố Vinh, Nghệ An chia sẻ: “Trước đây, mỗi độ Tết đến xuân về, gia đình tôi luôn chọn đền Độc Cước là nơi vãn cảnh, cầu may đầu năm. Mấy năm nay, dịch bệnh Covid-19 chúng tôi không đi được, nay dịch bệnh được khống chế, gia đình tôi lại du xuân đầu năm. Đã 3 năm tôi không đến đây, trở lại thấy mọi điều đổi khác rất nhiều, không còn thấy hiện tượng xả rác bừa bãi như mọi năm, thay vào đó là không gian sạch, đẹp, bãi đậu xe cũng được quy củ trật tự hơn. Đặc biệt là khu vực hóa vàng mã được nhà đền đưa vào phía sau, tạo không gian thoáng và vệ sinh cho cảnh quan của ngôi đền. Đường dẫn lên đền Cô Tiên được cắm nhiều biển cảnh báo đảm bảo an toàn cho du khách du xuân. Bởi vậy, bản thân tôi cùng gia đình lựa chọn đến lễ đền Độc Cước trong hành trình trẩy hội mùa xuân, mong một năm “mưa thuận gió hòa” với tôi và người thân của tôi”.

Sầm Sơn (Thanh Hóa): Đổi thay đáng ghi nhận tại đền Độc Cước
Sầm Sơn (Thanh Hóa): Đổi thay đáng ghi nhận tại đền Độc Cước
Điện chính đền Độc Cước trải qua bao thời gian vẫn giữ được nét độc đáo của cảnh sắc, phù điêu thời nhà Trần.

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Xây dựng, bà Nguyễn Thị Nga - Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch UBND thành phố Sầm Sơn cho biết: “Để chuẩn bị cho mùa lễ hội năm 2023, toàn bộ trung tâm phối hợp với các ban ngành liên quan, đã đầu tư chỉnh trang lại một số hạng mục chưa hợp lý, tu sửa lại vài vị trí xuống cấp, di chuyển vị trí hóa vàng mã… và đảm bảo an ninh trật tự cho du khách đến dâng hương nhân dịp đầu năm mới. Theo thống kê sơ bộ từ giao thừa năm Quý Mão 2023 đến 15h chiều mùng 4 Tết, chúng tôi đón khoảng hơn 30 ngàn lượt du khách”.

Sầm Sơn (Thanh Hóa): Đổi thay đáng ghi nhận tại đền Độc Cước
Dù dịch Covid-19 được khống chế, nhiều du khách vẫn vẫn thực hiện phương án phòng dịch.

Với việc mở cửa trở lại các hoạt động du lịch, thành phố Sầm Sơn đặt mục tiêu tiếp tục nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm du lịch và xây dựng hình ảnh con người Sầm Sơn đẹp trong lòng bạn bè, du khách. Từ khoảng giữa năm 2022, dịch Covid-19 được khống chế, thành phố Sầm Sơn chính thức mở cửa đón du khách với nhiều hoạt động du lịch, văn hóa với 19 lễ hội, chương trình văn hóa nghệ thuật, kỷ niệm như: Lễ hội cầu phúc, đền Độc Cước; kỷ niệm 115 năm du lịch Sầm Sơn và Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn hoạt động trở lại.

Tiến Anh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Di tích lịch sử Cầu Gãy

    (Xây dựng) - Cầu Gãy là minh chứng lịch sử hào hùng, cho sức mạnh và tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam. Cầu Gãy đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực, nối liền Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên trong nhiều năm sau giải phóng miền Nam. Năm 2012, Cầu Gãy được công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.

  • Lễ hội sen Đồng Tháp sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 5

    (Xây dựng) – Sáng 25/4, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Thông cáo báo chí Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024. Theo Thông cáo, Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề “Rạng ngời sắc Sen” sẽ diễn ra tại Công viên Văn Miếu (đường Lý Thường Kiệt, phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp), từ ngày 16-19/5/2024.

  • Hội thảo “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển”: Điểm nhấn trọng tâm về học thuật

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, Hội thảo khoa học “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển” đã diễn ra tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, trở thành điểm nhấn trọng tâm về học thuật trong khuôn khổ Festival Sinh viên kiến trúc toàn quốc lần thứ XIV tại Huế.

  • Quảng Ninh: Kỷ niệm 513 năm ngày cụ Vũ Phi Hổ đỗ tiến sỹ

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, xã Lê Lợi, thành phố Hạ Long nòng cốt là Hội đồng dòng họ Vũ Võ tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 513 năm ngày cụ Vũ Phi Hổ, người dân của địa phương đỗ tiến sĩ.

  • Hoàn thành giai đoạn 1 tu bổ nơi Tổng Bí thư Trần Phú bị giam giữ và hy sinh

    Bệnh viện Chợ Quán xây dựng xong vào năm 1864, được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, đơn vị trực thuộc Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam công nhận là "Bệnh viện lâu đời nhất Việt Nam."

  • Khai hội đền Đô: Tái hiện lịch sử hào hùng của dân tộc

    (Xây dựng) - Sáng 23/4, tại thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đã long trọng diễn ra Lễ khai hội đền Đô 2024 và hướng tới kỷ niệm 1014 năm Vua Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load