Thứ tư 26/06/2024 10:45 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Quốc hội thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

22:00 | 23/05/2024

(Xây dựng) – Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ bảy, sáng 23/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm 2024.

Quốc hội thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Những tháng đầu năm 2024, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm… (ảnh minh họa).

Trước đó, tại phiên khai mạc, báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cho biết, những tháng đầu năm 2024, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Tăng trưởng GDP quý I/2024 đạt 5,66%, cao nhất trong giai đoạn 2020 – 2023. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4 tháng tăng 3,93% so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, Chính phủ điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ, giảm mặt bằng lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Trong 4 tháng đầu năm 2024, thu ngân sách Nhà nước đạt 43,1% dự toán, tăng 10,1%; kim ngạch xuất khẩu tăng 15%; xuất siêu 8,4 tỷ USD. Đây là nỗ lực lớn trong bối cảnh nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn.

Thời gian qua, Chính phủ cũng đã tập trung triển khai các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới; công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã được triển khai tích cực.

Tính đến ngày 13/5, đã có 54/56 địa phương thực hiện phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính, dự kiến sắp xếp 47 đơn vị hành chính cấp huyện, giảm 13 đơn vị; dự kiến sắp xếp 1.247 đơn vị hành chính cấp xã, giảm 624 đơn vị.

Ngoài ra, Chính phủ tiếp tục thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chăm sóc người có công với cách mạng, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân. Tình hình lao động, việc làm phục hồi tích cực; tăng cường kết nối cung – cầu lao động, hỗ trợ người lao động tìm việc làm; thu nhập của người lao động tăng lên... Bên cạnh những kết quả đạt được, trong báo cáo, Phó Thủ tướng Chính phủ cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế và khó khăn, thách thức.

Đó là, sức ép chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô còn cao, nhất là trong kiểm soát lạm phát, điều hành lãi suất, tỉ giá; tăng trưởng tín dụng còn thấp. Giá vàng thế giới và trong nước biến động mạnh.

Tăng trưởng kinh tế mặc dù đạt kết quả khá nhưng còn đối mặt với nhiều thách thức. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, người dân gặp nhiều khó khăn. Trong 4 tháng đầu năm 2024, cả nước có gần 86.400 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 12,2% so với cùng kỳ.

Thị trường bất động sản phục hồi chậm, tiến độ triển khai gói cho vay nhà ở xã hội 120.000 tỷ đồng chưa đạt yêu cầu. Tiến độ một số dự án cao tốc, giao thông trọng điểm, giải phóng mặt bằng còn chậm…

Về xử lý các vấn đề, dự án tồn đọng kéo dài, Chính phủ cho biết đã chuẩn bị hồ sơ, điều kiện để xem xét phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc các ngân hàng yếu kém, bảo đảm an toàn hệ thống. Hoàn thành việc định giá 3 ngân hàng mua bắt buộc và dự kiến trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc trong tháng 5/2024, hoàn thành chuyển giao bắt buộc trong năm 2024.

Trong thời gian tới, Chính phủ ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, hài hòa các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô.

Cùng với đó, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới; tiếp tục thực hiện chính sách miễn, giảm lãi suất, giãn, hoãn, cơ cấu lại nợ và miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.

Chính phủ đồng thời đẩy nhanh tiến độ các công trình hạ tầng giao thông quan trọng quốc gia, liên vùng, nhất là thi công 1.000km đường bộ cao tốc để phấn đấu đến năm 2025 đưa vào khai thác khoảng 3.000km, mở ra không gian, động lực phát triển mới, làm tăng giá trị gia tăng quỹ đất, giảm chi phí logistics.

Bên cạnh đó, tiếp tục hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước trong sạch, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; triển khai chính sách tiền lương mới từ ngày 1/7/2024; hoàn thành sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 trong tháng 9/2024…

Đan Linh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Vĩnh Phúc: Nhiều dự án điện hoàn thành nhằm đảm bảo cung cấp điện mùa nắng nóng

    (Xây dựng) – Việc đóng điện thành công trạm biến áp đường dây và Trạm biến áp (TBA) 110kV Yên Lạc bao gồm cả 2 Máy biến áp (MBA) cùng 7 xuất tuyến trung áp thuộc dự án xây dựng TBA 110kV Yên Lạc và các dự án xây dựng xuất tuyến trung áp đồng bộ với Trạm 110kV Yên Lạc góp phần đảm bảo cung cấp điện mùa nắng nóng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

  • Nam Định: Tổ chức Hội nghị lần thứ 32 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024

    (Xây dựng) - Trong 6 tháng đầu năm 2024, tỉnh Nam Định đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, Ban chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy đã đoàn kết, chung sức, đồng lòng, quyết tâm cao, chủ động, sáng tạo, chỉ đạo quyết liệt nhiều giải pháp để triển khai, thực hiện toàn diện các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả quan trọng. Các chỉ tiêu kinh tế đạt mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ; một số chỉ tiêu cao hơn bình quân chung của cả nước.

  • Hà Nội: Phấn đấu nâng cao thứ bậc Chỉ số PCI và Chỉ số PGI năm 2024

    (Xây dựng) - Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 190/KH-UBND về việc nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI) năm 2024.

  • Khi nào nhà thầu được xác định là độc lập với chủ đầu tư?

    (Xây dựng) - Nhà thầu được coi là độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với chủ đầu tư, bên mời thầu khi nhà thầu với chủ đầu tư, bên mời thầu không có cổ phần hoặc phần vốn góp trên 30% của nhau.

  • Hà Nội: Xây dựng Kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2026 - 2030

    (Xây dựng) - Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa có Chỉ thị số 08/CT-UBND về việc xây dựng Kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2026-2030 Thành phố Hà Nội.

  • Quảng Bình: Công ty Phát triển nguồn lực Dohwa kiến nghị gia hạn thời gian thi công nhà máy viên nén

    (Xây dựng) - Dự án Nhà máy sản xuất viên nén năng lượng Dohwa của Công ty Phát triển nguồn lực Dohwa được Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Bình cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư năm 2016 với tổng mức đầu tư 11 triệu USD nhưng đến nay mới chỉ hoàn thành một số hạng mục. Mới đây, chủ đầu tư có đơn kiến nghị gửi Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Bình xin gia hạn thời gian thi công và cam kết trong trường hợp không thực hiện được các mốc tiến độ, nghĩa vụ tài chính thì đồng ý chấm dứt dự án vô điều kiện.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load