Thứ hai 27/03/2023 04:22 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Quảng Ninh: Ngôi đình căn cứ cách mạng bị “bỏ quên”

21:23 | 29/01/2023

(Xây dựng) - Ngày Tết, bậc cao niên thường có thú vui khách đến nhà thì “ôn cố tri tân”. Xuân này, cụ Nguyễn Ngọc Đàm - nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh kể: Ở đảo Cái Chiên, huyện Hải Hà có một ngôi đình cổ mà các vị lãnh đạo cách mạng tiền bối của Đảng từng làm cơ sở hoạt động bí mật trong lòng địch thời chống Pháp. Khi còn công tác, cụ có nhiều kỷ niệm về ngôi đình và vùng đất này.

Quảng Ninh: Ngôi đình căn cứ cách mạng bị “bỏ quên”
Cụ Nguyễn Ngọc Đàm chia sẻ, từng đề nghị xã đảo coi nhà cách mạng cùng chuyến công tác với cụ Trần Danh Tuyên ngày ấy đã quyết hy sinh không rơi vào tay giặc, là thành hoàng thứ hai được thờ ở đình Cái Chiên.

Tôi và cụ Trần Quyền - nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh bị cuốn theo chuyện của cụ Nguyễn Ngọc Đàm. Cụ Nguyễn Ngọc Đàm năm nay 101 tuổi, nhắc lại tích cũ đã qua gần một thế kỷ thì có đoạn lúc nhớ lúc quên. Nhưng người nghe vẫn hào hứng và cảm động về kỷ niệm đã hằn sâu trong cuộc đời của người tướng lĩnh, từng làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh.

Vắn tắt chuyện cụ Nguyễn Ngọc Đàm kể, ngày trước đình Cái Chiên là công trình xây dựng lớn nhất trên quần đảo Quảng Hà là nơi diễn ra các nghi lễ tâm linh của ngư dân vùng biển Đông Bắc bộ. Khi ấy, các vị lãnh đạo Đảng đã lợi dụng địa điểm này để hoạt động cách mạng, trong đó có cụ Trần Danh Tuyên là người anh ruột của cụ Nguyễn Ngọc Đàm. Cụ Trần Danh Tuyên, tức Nguyễn Văn Luận sinh năm 1911 (năm 1945 làm Bí thư Thành ủy Hà Nội), năm 1935 ra mỏ làm thợ ở nhà máy kẽm Quảng Yên, năm 1937 được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam và được Đảng cử ra vùng biển Đông Bắc giác ngộ nhân dân, xây dựng cơ sở cách mạng của Đảng.

Một lần Lễ hội đình Cái Chiên vào dịp ngày 16 đến 20 tháng Giêng, nhà cách mạng Trần Danh Tuyên cùng một đảng viên từ khu mỏ Cẩm Phả đến vận động nhân dân đoàn kết chống địa chủ - cường hào sưu cao thuế nặng dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, tuyên truyền cương lĩnh của Đảng Cộng Sản tại Hội đình, không may bị địch phát hiện, hai người hai ngả rút lui tránh cường địch. Quân Pháp truy sát, Trần Danh Tuyên thoát hiểm theo hướng biển, lợi dụng rừng ngập mặt ẩn nấp và được ngư dân che chở đưa về đất liền. Còn người đồng chí chạy lên rừng quyết không sa vào tay giặc. Quân Pháp bao vây hòn đảo dài ngày khi chúng rút, dân làng tìm thấy xác nhà cách mạng ấy trên núi và bí mật mai táng trên vạt đồi sau đình. Khi cách mạng thành công, ở cương vị lãnh đạo cụ Trần Danh Tuyên còn đến mộ thắp hương cho người đồng đội đã hy sinh.

Cụ Nguyễn Ngọc Đàm từng làm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Quảng Yên; từng nhận quân hàm Thiếu tướng và có thời gian 10 năm làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh. Hồi còn làm việc, những lần ra huyện Quảng Hà công tác thường ghé thăm nơi anh mình từng hoạt động cách mạng. Sau năm 1960, đình Cái Chiên đã sử dụng tạm làm lớp học, nhưng công trình xây dựng vẫn còn hình dạng mái đình làng, với 3 gian 2 chái tiền đường và 3 gian hậu cung, kèo được làm bằng gỗ lim, tường xây gạch đỏ, đằng trước có 4 cột gạch gọi là cổng đình.

Đình xây dựng trên thổ đất đắc địa “tựa sơn - đạp thủy, tả thanh long - hữu bạch hổ”. Cụ Trần Quyền nguyên là Phó Chủ tịch UBND tỉnh, năm nay bước vào tuổi 90, từng phụ trách về khối xây dựng nghe đình Cái Chiên phong thủy thì tỏ ra tâm đắc. Cụ Nguyễn Ngọc Đàm bảo, mình vốn có chút kiến thức về kinh dịch nhân một lần đến thăm đình Cái Chiên ngắm hồ nước phía trước thấy bất ổn, hồ bị bục, nước xiết khoét thành huyệt sâu chính mặt tiền cửa đình, thì sang tai với già làng - trưởng thôn nên vận động dân đắp lại và mở đường thoát lũ sang sườn núi bên hông hồ vừa an toàn trữ nước, vừa thuận hướng đình; bãi biển phía trước trồng thêm cây đâng cây sú, mở rộng diện tích rừng ngập mặn tạo “án sơn”.

Và lạ thay, tâm linh thực hư không rõ, từ khi được coi là hàn “long mạch” thì bầy đàn cá lóc độc bao năm ám đảo Cái Chiên tự dã đám, thay vào đó là tôm Núi Miều về làm tổ. Cá chim, thu, nhụ, đé ngư dân thả lưới ven bờ cũng bắt được. Đồng ruộng thì tốt tươi bởi hồ Giếng Đình đắp lại nước cả, chủ động tưới cho lúa màu. Nhờ thủy lợi dân ba thôn không ở co cụm nữa, mà tự bung ra khẩn khai đất hoang ăn ra làm nên, dân đảo Cái Chiên ngày một khấm khá.

Quảng Ninh: Ngôi đình căn cứ cách mạng bị “bỏ quên”
Cái Chiên có bãi biển đẹp, lặng sóng, phong cảnh còn sơ khai hấp dẫn du khách.

Vốn làm báo giàu tính tò mò, tôi quyết một phen thực tế đình Cái Chiên. Chuyến đi chuẩn bị công phu, như: gặp gỡ Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin Nguyễn Mạnh Hà để tiếp cận hồ sơ di tích; nhờ giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Mạnh Cường nguyên là Bí thư Huyện ủy Hải Hà (người đã quan tâm trùng tu quần thể Di tích trên đảo Cái Chiên) chắp mối với Chủ tịch UBND xã đảo Cái Chiên là Nguyễn Văn Đông, đã cử cán bộ Văn hóa giúp “thực mục, sở thị” ngôi đình cổ này.

Qua bến Ghềnh Võ vượt biển khoảng 8km đến đảo. Đảo Cái Chiên rộng khoảng 2.500ha, cảnh quan đẹp, ngày Tết lễ du khách đến rất đông. Hôm chúng tôi đến, Chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Đông hiếu khách, nhưng đãi ăn thì được, đãi chỗ nghỉ thì không bởi 20 khách sạn lưu trú kể cả phòng nghỉ bình dân trên đảo gồm trên 200 phòng đã kín khách, cho thấy mỗi một năm đảo Cái Chiên lại thêm thịnh vượng. Xuân này hòn đảo trù mật hơn trong ý tưởng tượng của cụ Nguyễn Ngọc Đàm.

Còn ý kiến của cụ Nguyễn Ngọc Đàm về đình Cái Chiên trên thổ đất thiêng, thì “danh bất hư truyền”. Ngôi đình tựa lưng vào dãy núi ba đỉnh, người địa phương gọi là núi ba ngọn. Mặt tiền là hồ nước rộng trong xanh gọi là hồ Giếng Đình, án phong là Gồ Đình (nay trên đỉnh địa phương xây đài lưu niệm chứng tích nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của huyện). Lưỡng bên bài rồng chầu hổ phục, hai cánh hồi đình là hai dòng suối rừng quan năm nước cả, bên tả gọi là khe Giếng Đụn, bên hữu là Khe Đình.

Quảng Ninh: Ngôi đình căn cứ cách mạng bị “bỏ quên”
Đình Cái Chiên - di tích lịch sử, căn cứ cách mạng ảm đạm như một miếu hoang.

Tháng 5/2018, đình Cái Chiên được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh cùng với di tích Miếu Ông - Miếu Bà - Miếu Quan Lớn. Nhưng ngôi đình chứng tích lịch sử cách mạng ở Hải Hà bị bỏ hoang trông như túp miếu hoang ẩn khuất trong vạt rừng rậm, vắng dấu chân người. Trái ngược với Miếu Ông - Miếu Bà cách đó không xa, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thương mại Lâm Ngọc Dương đầu tư 578 tỷ đồng xây dựng công trình đồ sộ gấp 20 lần di tích trước, chuyển đổi 20,1ha đất rừng đất tôn giáo thành khu du lịch dịch vụ nghỉ dưỡng tiêu chuẩn 4-5 sao.

Quảng Ninh: Ngôi đình căn cứ cách mạng bị “bỏ quên”
Trên đỉnh Gồ Đình đã xây đài lưu niệm, chứng tích nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Hải Hà.

Một bác cựu chiến binh ái ngại bảo, Miếu Ông - Miếu Bà ở sát bãi biển Đầu Rồng đất hái ra tiền thì được doanh nghiệp quan tâm, huyện hưởng ứng, đình Cái Chiên di tích được xếp hạng, có giá trị lịch sử cách mạng nhưng lại không sinh lời ngay thì bị bỏ quên. Lớp hậu sinh nay thực dụng còn “biến chùa thành chợ”. Sự trùng tu, xây dựng di tích thiếu ý thức giáo dục truyền thống cách mạng, ăn xổi, thiếu đồng bộ. Một vấn đề đáng quan tâm ở huyện Hải Hà.

Vũ Phong Cầm

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Đắk Lắk: Chính quyền nói gì về “cánh đồng chết” ở Krông Ana?

    (Xây dựng) - Trước thực trạng lợi dụng “sáng kiến” hạ điền để khai thác đất sét trái phép diễn ra hàng chục năm qua trên địa bàn xã Ea Bông, thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk. Các cơ quan chức năng có thẩm quyền địa phương dường như đã cố tình “làm ngơ” trước vấn nạn này, khiến hàng triệu m3 đất sét đã biến mất, hiện trạng là những “cánh đồng chết”, bụi bặm, ô nhiễm môi trường và các hệ hụy…

    12:08 | 23/03/2023
  • Đắk Lắk: Thấy gì ở “Cánh đồng chết” Krông Ana?

    (Xây dựng) - Tình trạng khai thác đất sét trái phép diễn ra hàng chục năm nay ở địa bàn xã Ea Bông, thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk, nhưng chính quyền địa phương dường như “bất lực” trước vấn nạn này. Đến nay, hoạt động khai thác đất sét làm gạch vẫn diễn ra ngang nhiên, gây thất thoát tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường và các hệ lụy khác…

    12:01 | 23/03/2023
  • Yên Dũng (Bắc Giang): Con đường tiền tỷ mới sử dụng đã nứt dài cả trăm mét!

    Con đường bê tông từ thôn Long Sơn đi thôn Tân Phượng, xã Trí Yên do Ban quản lý dự án ĐTXD huyện Yên Dũng (thuộc UBND huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) làm chủ đầu tư, trị giá hơn 5 tỷ đồng, vừa đưa vào sử dụng chưa lâu đã xuất hiện nhiều vết nứt.

    15:18 | 22/03/2023
  • Hà Nội: Cần làm rõ việc 2 Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm ký 2 văn bản trái ngược nhau

    (Xây dựng) – Liên quan đến việc cưỡng chế, thu hồi đất, dự án cải tạo thoát nước sông Pheo, Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm Nguyễn Thị Nắng Mai ký Văn bản số 3088/UBND-TNMT ngày 19/7/2018 khẳng định, 05 hộ gia đình đủ điều kiện mua căn hộ tái định cư và đề nghị Thành phố Hà Nội chấp thuận, sau đó Thành phố Hà Nội đã chấp thuận tại Văn bản số 6743/VP-ĐT ngày 28/8/2018. Tuy nhiên, UBND quận Bắc Từ Liêm không thực hiện theo văn bản chỉ đạo này. Ngược lại, Phó Chủ tịch UBND quận Nguyễn Thường Sơn lại ký Văn bản số 46/UBND-TNMT ngày 06/01/2023 khẳng định 01 trong 05 trường hợp nói trên là hộ ông Lê Văn Thanh không đủ điều kiện mua căn hộ tái định cư.

    14:50 | 22/03/2023
  • Bài 2: Cơ quan nào chịu trách nhiệm và sẽ xử lý sai phạm như thế nào?

    (Xây dựng) – Như Báo điện tử Xây dựng đã thông tin trong bài “Vĩnh Long: Khu công nghiệp Bình Minh nhiều sai phạm thực hiện quy hoạch sử dụng đất xây dựng xí nghiệp công nghiệp”, Khu công nghiệp Bình Minh đã lấy đất quy hoạch kho, bãi, phòng cháy chữa cháy cho nhà đầu tư thuê xây dựng xí nghiệp công nghiệp. Thậm chí lấy cả đất đang thế chấp ngân hàng cho nhà đầu tư thuê đất xây dựng nhà máy. Như vậy, ai sẽ chịu trách nhiệm vi phạm này và Thanh tra kiến nghị xử lý những sai phạm này như thế nào?

    11:01 | 22/03/2023
  • Quảng Trị: Hàng loạt điểm du lịch nghỉ dưỡng xây dựng trái phép

    (Xây dựng) – Thời gian gần đây, hàng loạt điểm du lịch nghỉ dưỡng “mọc” lên tự phát với nhiều công trình xây dựng trái phép trên vùng núi rừng huyện miền núi Hướng Hóa (Quảng Trị), nhưng các cơ quan chức năng huyện Hương Hoá vẫn ngoài cuộc?

    23:06 | 21/03/2023
  • Hoằng Hóa (Thanh Hóa): Cán bộ xã “bưng bít”, lãnh đạo huyện né tránh trả lời về các công trình xây dựng trái phép?

    (Xây dựng) - Công trình xây dựng trái phép tại huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) không được xử lý nghiêm, khi phóng viên phản ánh và đề nghị được tiếp cận thông tin thì cán bộ xã lại “bưng bít” thông tin, còn lãnh đạo huyện đùn đẩy, né tránh trả lời.

    22:59 | 21/03/2023
  • Công ty Cổ phần sản xuất VLXD gạch tuynel công nghệ cao Điện Biên mắc hàng loạt sai phạm vẫn "ung dung" hoạt động

    (Xây dựng) - Hoạt động không phép, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chưa được cấp phép khai thác khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất nhưng Nhà máy sản xuất gạch theo công nghệ lò xoay tuynel di động của Công ty Cổ phần sản xuất vật liệu xây dựng gạch tuynel công nghệ cao Điện Biên vẫn vô tư hoạt động bất chấp yêu cầu dừng sản xuất của UBND huyện Điện Biên, (tỉnh Điện Biên).

    22:51 | 21/03/2023
  • Bình Định: Kiểm điểm trách nhiệm vì dùng đất san lấp không đảm bảo tại dự án Khu dân cư vị trí số 7

    (Xây dựng) - Sau khi Báo điện tử Xây dựng có bài phản ánh về việc sử dụng đất san lấp nền dự án Khu dân cư vị trí số 7 tại khu phố Công Chánh, thị trấn Tuy Phước, huyện Tuy Phước không đảm bảo chất lượng. Chủ đầu tư và nhà thầu thi công phải bốc bỏ khối lượng đất san lấp kém chất lượng và kiểm điểm trách nhiệm các đơn vị liên quan.

    17:29 | 21/03/2023
  • Yên Khánh (Ninh Bình): Dân tố Nhà máy gạch Xuân Tế gây ô nhiễm

    (Xây dựng) – Nhiều hộ dân ở xóm 9, xã Khánh Hồng, huyện Yên Khánh (Ninh Bình) phản ánh về việc nhà máy gạch không nung của Công ty TNHH Xây dựng Xuân Tế xây dựng trái quy hoạch, sản xuất gây tiếng ồn, ô nhiễm môi trường và gây nứt công trình nhà cửa của bà con.

    20:12 | 20/03/2023
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load