Thứ hai 30/12/2024 21:20 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau “truy” vấn chủ đầu tư Dự án Bệnh viện Đa khoa vốn 3.300 tỷ

08:43 | 10/10/2024

(Xây dựng) – Sáng 9/10, tại Hội nghị Công tác kiểm điểm điều hành kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi khá bức xúc khi qua báo cáo, Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh là 1 trong 4 Ban giữ vốn nhiều nhất nhưng tỷ lệ giải ngân thấp nhất chỉ đạt 14,9%.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau “truy” vấn chủ đầu tư Dự án Bệnh viện Đa khoa vốn 3.300 tỷ
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi tại Hội nghị.

Tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi đề nghị Giám đốc Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh Nguyễn Minh Nhẫn giải trình về kế hạch giải ngân vốn đầu tư công của Ban.

Báo cáo tại Hội nghị, Giám đốc Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh Nguyễn Minh Nhẫn cho biết, Dự án Bệnh viện Đa khoa Cà Mau đang mời thầu, Dự án đầu tư xây dựng khu di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi – Cái Nước – Chà Là đang triển khai: “Nếu thuận lợi, từ đây đến cuối năm, Ban sẽ giải ngân 270 tỷ đồng”. Tuy nhiên, khi được hỏi lại nếu không thuận lợi thì kế hoạch giải ngân của Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh sẽ ra sao, thì lãnh đạo của Ban này không trả lời được.

Được biết, Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh Cà Mau là chủ đầu tư Dự án Bệnh viện Đa khoa 1.200 giường bệnh. Đây là 1 dự án, dư luận tốn nhiều giấy mực. Cán bộ hưu trí, người dân địa phương khẳng định, dự án sẽ không thể hoàn thành đúng tiến độ. Theo hồ sơ, thời gian thực hiện dự án từ năm 2020-2025 với vốn 3.300 tỷ đồng nhưng đến nay, chủ đầu tư hoàn thành san lấp mặt bằng và xây dựng hàng rào. Gói thầu số 60: Khối nhà tâm thần; khối nhà truyền nhiễm; nhà kỹ thuật; nhà lưu trú thân nhân; nhà đại thể; bãi xe hai bánh + bãi xe nhân viên; nhà xe cấp cứu + nhà trực bảo trì; phòng bơm, bể nước + phòng bảo trì; bể phóng xạ; bệ đỡ bồn oxy; nhà chứa lò đốt rác + phòng rác y tế; cấp thoát nước; thử tĩnh tải cọc và Gói thầu số 24: Giám sát thi công xây dựng công trình các gói thầu còn lại đã hủy.

Riêng Gói thầu số 27: Khối nhà chính, thử tĩnh tải cọc, cấp thoát nước là một trong các gói thầu chính của dự án sử dụng vốn ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh Cà Mau, với giá trị hơn 822 tỷ đồng được mời thầu online từ ngày 6/4/2024 và đóng thầu vào ngày 22/5/2024. Gói thầu có 4 nhà thầu tham dự, bao gồm: Nhà thầu số 1, thành viên đứng đầu là Công ty TNHH Thuận Phú, giá trị dự thầu là 778 tỷ đồng; Nhà thầu số 2 là Tổng Công ty 36 với giá trị dự thầu là 797 tỷ đồng; Nhà thầu số 3 là Trường Phát – DIC Holdings với giá trị dự thầu là 812 tỷ đồng; Nhà thầu số 4 Liên danh Tổng Công ty 319, Bộ Quốc phòng – Công ty Cổ phần Sản xuất công nghiệp xây lắp 3 với giá trị dự thầu là 814 tỷ đồng (các con số được làm tròn). Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh có quyết định Liên danh Tổng Công ty 319, Bộ Quốc phòng – Công ty Cổ phần Sản xuất công nghiệp xây lắp 3 trúng thầu với giá hơn 814 tỷ đồng, giá trúng thầu này có tỷ lệ chênh lệch thấp và tiếp kiệm cho ngân sách Nhà nước rất ít chỉ 1,002%. Trong khi các nhà thầu khác thấp hơn từ 36 đến 44 tỷ đồng và đáp ứng kỹ thuật vẫn bị loại nên 2 nhà thầu khiếu nại.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau “truy” vấn chủ đầu tư Dự án Bệnh viện Đa khoa vốn 3.300 tỷ
Dự án Bệnh viện Đa khoa Cà Mau sẽ phải hoàn thành năm 2025, nhưng nay mới thi công xong hàng rào, san lấp mặt bằng.

Theo kết quả kiểm tra của Hội đồng tư vấn giải quyết khiếu nại, tất cả kiến nghị của nhà thầu đều đúng. Nhà thầu cho rằng, bản thân bị “soi” hồ sơ không hợp lý. Từ đó, Hội đồng đề nghị hủy kết quả trúng thầu và tổ chức xét lại. UBND tỉnh không công nhận kết quả trúng thầu trên. Trong khi đó, bên mời thầu là Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư xây dựng Hợp Nhất được ban giao mời các Gói thầu 27, 60 và 24 đã có đơn đề nghị chấm dứt hợp đồng tư vấn. Hiện Công ty TNHH Tư vấn công nghệ xây dựng Quang Minh đang tổ chức mời thầu.

Ngoài chủ đầu tư dự án Bệnh viện Đa khoa Cà Mau vốn khủng, Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh đang là chủ đầu tư của nhiều “siêu” dự án nhưng chung kết cục, thực hiện trầm ê. Điển hình, năm 2020, UBND tỉnh Cà Mau đồng ý về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình trụ sở làm việc của Tỉnh ủy Cà Mau. Dự án được xây dựng có diện tích 3,29ha, tổng mức đầu tư hơn 362 tỷ đồng, thời gian thực hiện năm 2021-2024. Chỉ còn 3 tháng nữa, công trình phải hoàn thành và đưa vào sử dụng nhưng thực tế đến nay, chủ đầu tư mới chỉ giải ngân được 118 tỷ đồng. Năm 2024, tỉnh bố trí vốn 125 tỷ đồng nhưng đến ngày 20/8/2024, Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh giải ngân được 12,9 tỷ đồng. Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã ký ban hành 3 văn bản đôn đốc tiến độ công trình.

Dự án Đầu tư xây dựng khu di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi – Cái Nước – Chà Là, tổng mức đầu tư hơn 106 tỷ đồng, thời gian thực hiện năm 2023-2025. Tuy nhiên, đến tháng 8/2024, dự án hơn 100 tỷ vẫn đang trong giai đoạn khảo sát địa hình, hoàn thành báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, ký hợp đồng tư vấn phần xây dựng tượng đài và chưa giải ngân được đồng nào…

Đào Văn

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đà Nẵng: Sẽ thay đổi giá nước sạch từ ngày 01/01/2025

    (Xây dựng) - Từ đầu năm 2025, thành phố Đà Nẵng sẽ điều chỉnh tăng giá nước sạch nhằm bù đắp chi phí cho công tác vận hành và duy trì hoạt động cấp nước.

  • Quản lý vận hành hiệu quả dự án xanh: Từ thiết kế đến sử dụng năng lượng

    (Xây dựng) - Để được công nhận là công trình xanh, ngoài đáp ứng các tiêu chí bền vững về xây dựng thiết kế, vật liệu thi công, các dự án cần phải đáp ứng hiệu suất môi trường, vận hành tiết kiệm năng lượng. Việc quản lý vận hành dự án xanh cũng cần tập trung một cách toàn diện vào nhiều yếu tố từ khâu thiết kế, xây dựng hướng tới hiệu quả sử dụng tối đa nguồn năng lượng điện, nước, chất lượng không khí, các phương pháp quản lý tối ưu.

  • Hà Tĩnh: Tốc độ tăng trưởng ngành Xây dựng vượt 306% so với kế hoạch

    (Xây dựng) - Năm 2024, ngành Xây dựng Hà Tĩnh triển khai nhiệm vụ dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, điều hành của UBND tỉnh, Sở Xây dựng đã chủ động triển khai thực hiện nhiệm vụ bám sát các nghị quyết, chương trình, kế hoạch của tỉnh, vận dụng vào từng nhiệm vụ cụ thể với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Sở và nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên chức nên đã đạt được những kết quả quan trọng.

  • Thị xã Việt Yên: Vươn tầm trước kỷ nguyên vươn mình

    (Xây dựng) – Xác định là điểm đến hạnh phúc của người dân và doanh nghiệp, thị xã Việt Yên đặt mục tiêu lên thành phố trực thuộc tỉnh vào năm 2027. Đứng trước kỷ nguyên vươn mình, thị xã Việt Yên mang sứ mệnh là địa bàn kinh tế trọng điểm không ngừng nỗ lực, phấn đấu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội, góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh Bắc Giang. Phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đại Lượng, Chủ tịch UBND thị xã Việt Yên về những mục tiêu quan trọng này.

  • Bổ sung, cập nhật Danh mục các loại hình nguồn điện, lưới điện vận hành giai đoạn tới năm 2030

    (Xây dựng) - Ngày 28/12, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã ký Quyết định số 1682/QĐ-TTg phê duyệt bổ sung, cập nhật Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

  • Bộ Xây dựng: Rà soát, loại bỏ thủ tục hành chính cản hoạt động sản xuất, kinh doanh

    (Xây dựng) - Bộ Xây dựng yêu cầu các đơn vị chuyên môn thuộc Bộ rà soát, đề xuất loại bỏ ngay các thủ tục hành chính đang là rào cản cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load