Thứ bảy 27/07/2024 18:51 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Nền tảng cho thành phố cảng Hải Phòng phát triển bền vững và thịnh vượng

13:34 | 22/09/2018

(Xây dựng) - Trong chuỗi “Ngày Hà Lan” kỉ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hà Lan được tổ chức tại Hải Phòng trong hai ngày 21- 22/9, phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã có cuộc phỏng vấn bà Elsbeth Akkerman - Đại sứ Hà Lan tại Việt Nam về quan điểm của bà trong việc xây dựng và phát triển Hải Phòng một cách bền vững và thịnh vượng.

Bà Elsbeth Akkerman - Đại sứ Hà Lan tại Việt Nam trả lời phỏng vấn báo chí.

PV: Xin bà chia sẻ một vài nét cơ bản về đất nước, nền kinh tế của Vương quốc Hà Lan và ấn tượng của bà như thế nào về TP Hải Phòng nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung?

Bà Elsbeth Akkerman - Đại sứ Hà Lan tại Việt Nam: Theo tôi, những điểm nổi bật để nói về Hà Lan đó là sự cởi mở, tính sáng tạo và bền vững. Sự cởi mở thể hiện ở chỗ chúng tôi sẵn sằng đón nhận những ý tưởng mới. Hệ thống chính trị và xã hội của chúng tôi được xây dựng dựa trên nền tảng trao đổi cởi mở, hợp tác và tìm kiếm thỏa hiệp.

Tính sáng tạo thể hiện ở việc chúng tôi luôn muốn đổi mới và thúc đẩy sự đột phá. Chúng tôi trân trọng những phát kiến mới và những góc nhìn khác biệt – kể cả trong hoạt động kinh tế và các hoạt động khác.

Chúng tôi mang sự cởi mở và sáng tạo đó vào những mối quan hệ hợp tác với các quốc gia khác, khi cùng đối mặt với những thách thức. Bởi vì chúng ta cùng sống trên 1 hành tinh nên tất cả chúng ta đều cần đảm bảo sự phát triển bền vững cho tương lai.

Ấn tượng đầu tiên của tôi về Việt Nam là những con người Việt Nam đầy tham vọng và lòng tự hào. Tất cả đều làm việc rất cần cù, chăm chỉ để đưa đất nước lên một tầm cao mới. Và tất cả đều sẵn sàng cùng đối mặt với những thách thức phía trước. Những điểm này cũng thể hiện vô cùng rõ rệt ở con người Hải Phòng. Tôi đặc biệt ấn tượng về hệ thống cảng biển của Hải Phòng. Là một đất nước nằm sát biển, Hà Lan mong muốn được tăng cường hợp tác và phát triển cảng biển một cách bền vững để thế hệ tương lai được sống trong một đất nước Việt Nam thịnh vượng.

PV: Vậy bà có nhận xét như thế nào về sự phát triển kinh tế và đô thị Hải Phòng hiện nay?

Bà Elsbeth Akkerman - Đại sứ Hà Lan tại Việt Nam: Hải Phòng có những dự án vô cùng ấn tượng đang được thực hiện và còn nhiều dự án nữa đang trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, Hải Phòng cần lên kế hoạch lâu dài để đảm bảo người dân và môi trường sống ngày càng được cải thiện trong tương lai. Và để làm điều đó, thông qua hội thảo “Hoạch định trong tương lai cho Hải Phòng – Quy hoạch đô thị thông minh và nền kinh tế tuần hoàn – Nền tảng cho thành phố cảng phát triển bền vững và thịnh vượng – Hướng tiếp cận của Hà Lan” chúng tôi tập trung vào chủ đề phát triển bền vững – làm thế nào để xây dựng một thành phố thông minh, thúc đẩy nển kinh tế tuần hoàn và làm thế nào để có thể nhiều lần tái sử dụng các nguồn nhiên liệu.

PV: Theo bà, Hải Phòng đã có gì và cần phải làm gì để trở thành một đô thị thông minh, thành phố cảng phát triển bền vững và thịnh vượng?

Bà Elsbeth Akkerman - Đại sứ Hà Lan tại Việt Nam: Hải Phòng là một thành phố đang phát triển mạnh mẽ, có vị trí chiến lược với cảng nước sâu Lạch Huyện, sân bay quốc tế Cát Bi và hệ thống đường thủy nội bộ. Để trở thành một đô thị thông minh, thành phố cảng phát triển bền vững và thịnh vượng, chúng ta càng cần tập trung nhiều hơn nữa vào tăng trưởng xanh.

Hà Lan là một đối tác về bảo vệ thiên nhiên, với kinh nghiệm lâu đời trong quản lý nước, xây dựng cảng biển và quy hoạch đô thị. Chúng tôi đã có nhiều phát kiến và các Cty Hà Lan nổi tiếng toàn thế giới với những giải pháp sáng tạo.Các Cty và các viện nghiên cứ Hà Lan luôn sẵn sàng chia sẻ chuyên môn trong lĩnh vực xây dựng cảng và thành phố thông minh, bền vững cũng như phát triển nền kinh tế tuần hoàn.

Để chuẩn bị cho Hải Phòng của tương lai, Hải Phòng cần kết nối cảng và các hoạt động hậu cần một cách hiệu quả, giống như những thành phố cảng danh tiếng được xếp hạng thứ 2 trong bảng đánh giá về hoạt động hậu cần (Đánh giá của ngân hàng thế giới 2012 – 2018) như Rotterdam và Amsterdam của Hà Lan.    

Để đảm bảo tương lai bền vững, Hải Phòng cần quan tâm xây dựng nền kinh tế tuần hoàn. Chúng ta cần phải cân bằng giữa lợi ích công nghiệp, thương mại và tiêu dùng với những tác động tới môi trường.

Kinh tế tuần hoàn đối mặt với thách thức bằng cách chú trọng giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế trong sản xuất và chuyển đổi các sản phẩm thành dịch vụ. Hà Lan có thể cung cấp những giải pháp biến chất thải thành năng lượng, các sản phẩm tiết kiệm nhiên liệu và công nghệ sạch, bền vững.

Hà Lan mong đợi tăng cường hợp tác và phát triển thành phố cảng Hải Phòng một cách bền vững. Để các thế hệ sau được sống trong một đất nước Việt Nam thịnh vượng!

Cảng công-te-nơ quốc tế Hải Phòng là cơ sở để Hải Phòng phát triển cảng biển thông minh.

PV: Sắp tới Hà Lan có chọn Hải Phòng là nơi triển khai các dự án chiến lược không, thưa bà?

Bà Elsbeth Akkerman - Đại sứ Hà Lan tại Việt Nam: Hà Lan có những chương trình hợp tác đã và đang được thực hiện mặc dù không phải ở Hải Phòng nhưng có thể triển khai ở Hải Phòng như chương trình hợp tác hàng không hiện đang đóng vai trò tích cực trong quá trình phát triển sân bay Vân Đồn. “Thành phố sân bay và khu vực cạnh tranh” là ý tưởng có thể triển khai ở Hà Nội – Hải Phòng.

Một chương trình hợp tác nữa đang sẵn sàng cất cánh đó là chương trình liên quan đến đường thủy nội địa. Chúng tôi đang bắt đầu một hành lang đường thủy ở Đồng bằng sông Cửu Long, kênh Chợ Gạo, nối Cần Thơ với TP Hồ Chí Minh. Chương trình này cũng có thể áp dụng ở Đồng bằng sông Hồng nối Hà Nội với Hải Phòng.

Dự án thử nghiệm thành phố thông minh hợp tác với Bộ Xây dựng với những hợp phần như hệ thống chiếu sáng thông minh (Signicy) cũng có thể được ứng dụng ở Hải Phòng.

Tóm lại, chúng tôi chưa có những chương trình hợp tác chiến lược ở Hải Phòng nhưng có rất nhiều cơ hội chúng ta có thể hợp tác. Sự kiện “Ngày Hà Lan” được tổ chức tại Hải Phòng chính là dịp để Hà Lan và Hải Phòng có thể bắt đầu thảo luận và tìm hiểu cơ hội hợp tác chiến lược.

Xin cảm ơn bà!

Mỹ Hạnh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Bình Định: Hơn 3.200 tỷ đồng giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) – 6 tháng đầu năm, giá trị giải ngân vốn đầu tư công do tỉnh Bình Định quản lý đạt hơn 3.263,8 tỷ đồng, đạt 44,31% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao và đạt 36,4% kế hoạch HĐND tỉnh giao.

    09:29 | 27/07/2024
  • Gia Lai: Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2024

    (Xây dựng) - Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Nghị quyết số 382/NQ-HĐND về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2024 từ nguồn ngân sách địa phương.

    09:27 | 27/07/2024
  • Đơn giản hóa trình tự thủ tục khi lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

    Việc lắp đặt điện mặt trời mái nhà tại khu, cụm công nghiệp, ngoài quy định doanh nghiệp tự đầu tư lắp đặt như trong dự thảo, cần cho phép thuê đơn vị khác lắp đặt để sử dụng.

    08:52 | 27/07/2024
  • Triển khai các dự án thí điểm phát triển dự án điện gió ngoài khơi

    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh: việc triển khai thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi là quá trình 'vừa làm, vừa hoàn thiện' nhằm hình thành đầy đủ cơ chế, chính sách pháp luật đi kèm.

    08:40 | 27/07/2024
  • Loạt chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 8 năm 2024

    Một loạt các chính sách liên quan đến kinh tế gồm các Luật Đất đai; Luật Nhà ở; Luật Kinh doanh bất động sản; cùng nhiều Thông tư của của các bộ, ngành sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 8/2024.

    08:35 | 27/07/2024
  • Long An: Thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, bền vững

    (Xây dựng) - Phát triển xanh, bền vững là một trong những trọng tâm trong định hướng kinh tế - xã hội của tỉnh Long An. Thời gian qua, địa phương triển khai nhiều giải pháp với mục tiêu cải thiện các điểm số thành phần nằm trong Bộ chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI).

    22:41 | 26/07/2024
  • Hà Tĩnh: Có 56 danh mục dự án chưa giải ngân với tổng số vốn hơn 365.000 triệu đồng

    (Xây dựng) - Theo số liệu báo cáo của Kho bạc Nhà nước tỉnh và số liệu cập nhật trên hệ thống TABMIS đến ngày 20/7, tổng giá trị giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh đạt 2.744.377 triệu đồng. Đặc biệt, có 56 danh mục dự án chưa giải ngân vốn Bộ, ngành và cấp tỉnh quản lý với tổng số vốn 365.451 triệu đồng.

    22:35 | 26/07/2024
  • Tân Hồng (Đồng Tháp): Đầu mối các tuyến giao thương kinh tế trọng tâm trong vùng kinh tế biên giới

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành Quyết định số 50/QĐ-UBND-HC phê duyệt đồ án và quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Tân Hồng gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo Quyết định này, huyện Tân Hồng sẽ là huyện kinh tế cửa khẩu quan trọng của tỉnh; phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, đảm bảo quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; khai thác hiệu quả mối quan hệ nội ngoại vùng, quan hệ trong nước; khai thác các thế mạnh về vị trí địa lý, giao thông, nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, du lịch…

    19:32 | 26/07/2024
  • Sửa quy định thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Nhà nước

    (Xây dựng) - Ngày 25/7, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2019/NĐ-CP ngày 30/01/2019 của Chính phủ về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Nhà nước.

    16:02 | 26/07/2024
  • Hà Tĩnh: 9/39 địa phương, đơn vị chưa giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) - Sở Tài chính Hà Tĩnh vừa có văn bản đề nghị các cấp, các ngành cần tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh, đồng thời tập trung triển khai thực hiện các giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công.

    11:16 | 26/07/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load