Chủ nhật 22/12/2024 00:13 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Hạ tầng

Làm gì để kiểm soát chất lượng nước sinh hoạt

16:12 | 07/11/2019

(Xây dựng) – Sự cố nhà máy nước sông Đà thời gian qua tại Hà Nội đã làm dấy lên lo ngại về chất lượng nguồn nước sinh hoạt của người dân. Do đó làm thế nào để kiểm soát chất lượng nước đã được các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo “Nâng cao năng lực giám sát và kiểm soát chất lượng nước” do Hội cấp thoát nước tổ chức vừa qua.

lam gi de kiem soat chat luong nuoc sinh hoat
Toàn cảnh Hội thảo “Nâng cao năng lực giám sát và kiểm soát chất lượng nước”.

Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến – Tổng thư ký Hội cấp thoát nước Việt Nam thì nước sạch là một loại sản phẩm hàng hóa đặc biệt phục vụ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống và phát triển kinh tế xã hội. Mục tiêu của ngành Nước hiện nay là thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn nhằm quản lý rủi ro và khắc phục sự cố có thể xảy ra từ nguồn; cơ sở xử lý và hệ thống truyền dẫn phân phối đến khách hàng sử dụng; đảm bảo cấp nước liên tục, đủ lượng nước, duy trì đủ áp lực, chất lượng nước đạt quy chuẩn quy định.

“Bảo vệ nguồn nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng, chúng ta đã có những những quy định khá cụ thể về trách nhiệm song trong thực tế triển khai còn quá nhiều bất cập từ các Bộ, ngành; Chính quyền các cấp đến đơn vị cấp nước... (thông qua vụ nhà máy nước sông Đà bộc lộ khá rõ). Bên cạnh đó, công tác giám sát, kiểm soát chất lượng nước (cả nước thô và nước sạch) nhiều địa phương và đơn vị cấp nước thực hiện khá tốt; các thiết bị giám sát, kiểm soát hoạt động thường xuyên liên tục xử lý thông tin nhanh hơn và cung cấp thông tin khá kịp thời và chính xác, tuy nhiên cũng còn nhiều đơn vị cấp nước chưa quan tâm hoặc đầu tư chưa đầy đủ. Công tác nội kiểm, ngoại kiểm cũng còn chưa chặt chẽ ở một vài nơi. Công tác bảo đảm cấp nước an toàn đã được các Bộ, ngành và cơ quan quản lý tập huấn, hướng dẫn, nhiều đơn vị cấp nước ban hành kế hoạch cấp nước an toàn, nhiều địa phương thành lập Ban chỉ đạo, song khi sự cố xảy ra thì bị động và cực kỳ lúng túng trong xử lý, giải quyết đồng thời chưa nhận thức được hậu quả xảy ra”, ông Tiến nhấn mạnh.

Nói về công tác giám sát chất lượng nguồn nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Bác sỹ Ngô Cao Lẫm – Trưởng khoa Sức khỏe môi trường và y tế trường học - Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Căn cứ theo các quy định pháp luật mà Trung tâm thực hiện kiểm tra đột xuất, ngẫu nhiên, định kỳ và lấy mẫu nước tại nhà máy, mạng lưới, hộ dân, trạm cấp để đo nhanh Clo dư hoặc PH, xét nghiệm để kịp thời phản ánh với cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn. Tổng điểm giám sát trên địa bàn thành phố là trên 15.300 điểm, bình quân 4 ngày giám sát 1 phường xã.

Từ những bất cập liên quan tới cấp nước an toàn mà mới đây UBND thành phố Hồ Chí Minh đã giao cho Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn phối hợp cùng các đơn vị liên quan khẩn trương xây dựng kế hoạch cấp nước an toàn và an ninh nguồn nước cho thành phố. Theo đó, phải tổ chức quan trắc, kiểm soát ô nhiễm chất lượng nguồn nước sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, Kênh Đông, qua đó đề ra giải pháp ngăn chặn xả thải gây ô nhiễm nguồn nước từ các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu dân cư. Đồng thời, có giải pháp hạn chế thấp nhất rủi ro xảy ra sự cố trên hệ thống mạng lưới đường ống.

Chia sẽ kinh nghiệm của mình, đại diện Công ty Biwase cho biết phải giám sát từ nguồn nước đầu vào như quan trắc kiểm tra theo dõi thường xuyên diễn biến chất lượng nước môi trường nước tại lưu vực sông và khu vực thu nước. Đồng thời kiểm soát các khâu xử lý nước, nước sau xử lý và mạng lưới phân phối. Làm được điều này phải ứng dụng công nghệ thông tin, tự động hóa vận hành thiết bị và chậm hóa chất tự động; kiểm soát chất lượng trong từng khâu xử lý như lắng lọc, bể chứa, mạng lưới phân phối; công tác duy tu, sữa chữa thay thế đường ống cũ để bảo đảm chất lượng nước được xuyên suốt…

Đồng quan điểm, Công ty Cổ phần nước Thừa Thiên - Huế cho rằng, cần quy định trách nhiệm của các thành viên đảm bảo cấp nước an toàn như: Sở Tài nguyên và Môi trường (tài nguyên nước, nguồn thải), trung tâm kiểm soát bệnh tật - Sở Y tế (ngoại kiểm, kiểm soát dịch bệnh), Sở Tài chính (tham mưu kinh phí), Công ty cấp nước (tổ chức sản xuất và cấp nước an toàn)… Đồng thời phải ban hành sổ tay cấp nước an toàn với các quy trình cụ thể từ lưu vực đến mạng cấp và đề ra các quy trình để tuân thủ cách xác định mức độ xử lý nước cần thiết khi có sự cố.

Trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay, các chuyên gia cho rằng cần sử dụng phầm mềm giám sát online cho hệ thống giám sát chất lượng nguồn nước. Bởi các thiết bị liên tục ghi nhận và truyền dữ liệu và phân tích chất lượng nguồn nước để sớm có cảnh báo để chuẩn bị các phương án xử lý sự cố nhằm mang đến nguồn nước an toàn cho người dân.

Cao Cường 

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đồng Nai: Khởi công đường Vành đai 1 thành phố Long Khánh hơn 1.300 tỷ đồng

    (Xây dựng) - Dự án đường Vành đai 1 thành phố Long Khánh có tổng mức đầu tư 1.300 tỷ đồng vừa được khởi công. Đây là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh Đồng Nai và thành phố Long Khánh nhằm kết nối hạ tầng giao thông, giải quyết áp lực về giao thông cho tuyến Quốc lộ 1.

  • Thái Bình sẽ sớm khắc phục bất cập việc cấp nước sạch nông thôn

    (Xây dựng) – Đây là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lại Văn Hoàn tại cuộc họp ngày 20/12, do UBND tỉnh tổ chức về tình hình khắc phục các vướng mắc trong vấn đề nước sạch nông thôn tại trạm cấp nước xã Hồng Minh (huyện Hưng Hà) và xã Thượng Hiền (huyện Kiến Xương).

  • Quyết tâm cao, nỗ lực lớn, quyết liệt thi công hoàn thành 3.000km đường cao tốc vào cuối năm 2025

    (Xây dựng) - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Văn bản số 564/TB-VPCP ngày 19/12/2024 thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo tại Phiên họp lần thứ 15 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải.

  • Quảng Bình: Khắc phục hư hỏng cầu bản Cồn Cùng

    (Xây dựng) - Cầu bản Cồn Cùng, xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy hư hỏng nghiêm trọng sau bão số 6. Do vậy, UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành Quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai để khắc phục hư hỏng của cây cầu này.

  • Khánh thành công trình đường kiểm tra cột mốc 1244 Cửa khẩu Chi Ma

    (Xây dựng) - Vừa qua, tại xã Tú Mịch (huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn), Đồn Biên phòng Cửa khẩu Chi Ma đã phối hợp với Trung tâm sát hạch lái xe Đông Đô (huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh) tổ chức lễ khánh thành công trình đường kiểm tra cột mốc, bảo vệ biên giới số 1244, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2024).

  • Lào Cai: Công bố mở Cảng cạn Đông Phố Mới

    (Xây dựng) – Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành Quyết định số 1549/QĐ-BGTVT công bố mở Cảng cạn Đông Phố Mới (Lào Cai). Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load