Thứ ba 15/10/2024 15:46 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Thế giới /

Tăng khả năng tiếp cận bền vững với nguồn nước uống an toàn

15:40 | 10/02/2020

(Xây dựng) - Đó là mục tiêu chính của Chiến lược nước toàn cầu của Chính phủ Hoa Kỳ và Kế hoạch phát triển nước của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID). Cùng với các hoạt động hưởng ứng Ngày nước thế giới năm 2020 với chủ đề “Nước và biến đổi khí hậu”, USAID hỗ trợ, tìm cách cung cấp thêm khoảng 15 triệu người được tiếp cận với nguồn nước an toàn, bền vững cũng như các dịch vụ và vệ sinh môi trường đến năm 2022.

tang kha nang tiep can ben vung voi nguon nuoc uong an toan
Việc tiếp cận nguồn nước uống an toàn và đáng tin cậy là rất quan trọng đối với sức khỏe và sinh kế con người.

Theo số liệu thống kê từ USAID, trên toàn cầu, hiện có khoảng 663 triệu người vẫn chưa được tiếp cận với nguồn nước uống an toàn, đảm bảo về sức khỏe và vệ sinh môi trường. Ngay cả đối với những người có khả năng tiếp cận thì các dịch vụ về nước thường không đủ để đáp ứng các nhu cầu cơ bản.

Đơn cử như các vùng cận sa mạc Sahara của Châu Phi, có khoảng 30% - 50% hệ thống cấp nước nông thôn không hoạt động sau 5 năm xây dựng, trong khi đó, các tiện ích trong khu vực đô thị thì chỉ thường bao gồm các đường cấp nước. Dẫn đến nước thường bị ô nhiễm từ các chất ô nhiễm đô thị, công nghiệp và nông nghiệp, gây ảnh hưởng ô nhiễm đến các hệ thống nước không bị ô nhiễm, ngay cả những nước được phân loại là nguồn an toàn.

Các chuyên gia của USAID cũng cho biết, nhiều người trong số những người thiếu tiếp cận với các dịch vụ nước cơ bản cũng sống trong các quốc gia bị xung đột với quản trị nước kém, an ninh nguồn nước thấp, tỷ lệ nghèo đói cao và các thể chế yếu kém. Ở các quốc gia có lịch sử xung đột và bất ổn dân sự, tác động của người tị nạn đã làm xấu thêm tình trạng của các dịch vụ cung cấp nước.

Trước thực trạng trên, USAID đưa ra phương pháp tiếp cận đó là tìm cách giúp các quốc gia đối tác đối phó tốt hơn với áp lực gia tăng các nguồn nước ngọt, bao gồm cả nguồn cung cấp nước uống, nước cho sinh hoạt, thông qua các khoản đầu tư về quản trị và phân bổ công bằng nguồn nước, mở rộng bảo vệ và phục hồi lưu vực sông, tăng khả năng phục hồi của cộng đồng trước các căng thẳng, thiên tai liên quan đến nước.

Đặc biệt, việc tiếp cận nguồn nước uống an toàn và đáng tin cậy là rất quan trọng đối với sức khỏe và sinh kế con người, quan trọng hơn là đảm bảo sức khỏe và các cơ hội được giáo dục, làm kinh tế cho phụ nữ và trẻ em gái. Việc cung cấp và quản lý nước uống đáng tin cậy cũng tạo dựng niềm tin vào chính quyền địa phương và quốc gia, và có thể đóng góp cho sự ổn định của địa phương và quốc gia. Tăng mức độ được tiếp cận nguồn nước an toàn ở khu vực nông thôn là mục tiêu trọng tâm các khoản đầu tư của USAID. Trong khi đầu tư vào cấp nước nông thôn vẫn sẽ được tiếp tục trong tương lai thì với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng cũng đòi hỏi sự chú ý ngày càng tăng đối với các dịch vụ và tiện ích đô thị, đặc biệt là ở các khu định cư ven đô dày đặc và các thành phố, thị trấn thứ cấp, thường được cấp nước bởi các nhà cung cấp không chính thức.

Nhờ tác động của các chương trình USAID, các cộng đồng trên khắp thế giới đã và đang được hưởng lợi từ việc tiếp cận với các dịch vụ vệ sinh và nước được cải thiện và tiến bộ hơn trong việc ứng phó với khí hậu thay đổi.

Đứng trước thách thức lớn về bảo đảm an ninh nguồn nước cho phát triển và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững, các chuyên gia trong lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường cho rằng, việc cần triển khai ngay chính là lập quy hoạch phát triển bền vững tài nguyên nước các lưu vực sông, các vùng trên cơ sở gắn kết với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Trước tiên rà soát, xây dựng các hồ thủy lợi, thủy điện; hệ thống đê điều… có tính đến biến đổi khí hậu.

Đồng thời củng cố, nâng cấp, hoàn thiện và xây dựng bổ sung các hệ thống công trình khai thác, sử dụng các nguồn nước như: Đập dâng, hồ chứa thủy lợi và thủy điện, hệ thống kênh mương tưới tiêu, giếng lấy nước ngầm, bể chứa… nhằm nâng cao hiệu quả khai thác tài nguyên nước của các công trình và bảo đảm vận hành an toàn.

Linh Đan

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load