Thứ bảy 01/02/2025 18:42 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Kiến trúc giản dị, hòa hợp với thiên nhiên của mộ vua Lê Lợi

20:10 | 10/02/2019

Mộ vua Lê Thái Tổ (tức Lê Lợi) không xây thành lăng mộ giống như các lăng tẩm của vua chúa khác. Nơi vị anh hùng áo vải an nghỉ có kiến trúc rất đơn giản, tự nhiên.

Mộ vua Lê Thái Tổ (tức Lê Lợi, 1385-1433) nằm trong quần thể Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh. Lăng được xây cất ngay sau cung điện Lam Kinh, trên một vùng đất rộng và cao ráo giống như hình mai rùa, phía trước có núi Chúa, phía sau có núi Dầu, hai bên đều có núi, đối diện có sông.

 

Khuôn viên lăng hình vuông. Khu vực cổng vào có 4 trụ biểu. Ngược dòng lịch sử, các triều đại phong kiến trong bất cứ hoàn cảnh nào, khi đất nước thái bình thịnh trị hoặc chiến tranh xảy ra thì xây dựng lăng mộ của các vị vua luôn là việc cực kỳ quan trọng. Bởi, lăng mộ ngoài chức năng là nơi an nghỉ vĩnh hằng của các vị hoàng đế thì nó còn thể hiện sự tôn nghiêm của bậc quân vương và sự hưng thịnh của vương triều.

Các bậc vua chúa đều chú trọng xây dựng lăng mộ cho mình ngay khi vừa mới lên ngôi với quy mô rất tráng lệ, uy nghi, lộng lẫy. Tuy nhiên, với vua Lê Thái Tổ thì lăng mộ hết sức giản dị.

Về bố cục, điều đặc biệt nhất của Vĩnh Lăng là không xây thành lăng mộ giống như các lăng tẩm của vua chúa khác mà được xây dựng gần như là khối hình vuông. Kích thước các cạnh là 4,43 m x 4,46 m, cao 1,15 m. Lăng được xây bằng gạch vồn xếp khít mạch và không trát. Phía mặt trên lăng để cỏ mọc tự nhiên chứ không lợp thành mái.

 

Qua thời gian, lớp gạch bị sạt lở. Trong đợt trùng tu năm 1995, lăng được ốp thêm lớp đá bên ngoài.

 

Phía trước lăng, có quan hầu và bốn đôi tượng giống, nằm đối nhau ở hai bên. Theo thứ tự tính từ mộ ra, bên trái là quan văn, bên phải quan võ, đến tượng nghê, ngựa, tê giác và hổ.

Về hình thức, các bức tượng đều bằng đá và được chạm khắc mềm mại, đơn giản.

Đến năm 1933, nhân dân địa phương cung tiến thêm 4 voi chầu đắp bằng gạch và vôi vữa.

Xung quanh lăng mộ là những loại cây cổ thụ có hàng trăm năm tuổi như sưa, đa, lim, đại, bồ đề, ổi…

 

Về tổng quan, lăng mộ vua Lê Thái Tổ thể hiện sự khiêm nhường và hòa hợp với thiên nhiên. Dù rất đơn giản, không rộng lớn nhưng công trình này vẫn toát lên được sự tự nhiên, tôn nghiêm và trang trọng của nơi an nghỉ dành cho bậc đế vương.

 
Vị trí khu di tích Lam Kinh. Ảnh: Google Maps.

Lê Lợi (sinh ngày 6 tháng Tám năm Ất Sửu - 10/9/1385), xuất thân là hào trưởng, có uy tín và ảnh hưởng lớn trong vùng. Năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người bạn thân tín mở lễ hội thề Lũng Nhai. Năm 1418, ông dựng cờ khởi nghĩa, xưng là Bình Định Vương, được nhân dân và hào kiệt khắp nơi hưởng ứng.

Trong 10 năm chiến đấu, Lê Lợi đã chỉ huy đánh hàng trăm trận, giải phóng đất nước. Khởi nghĩa Lam Sơn và chiến tranh giải phóng chống Minh (1418 -1427). Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi vua, đặt lại tên nước là Đại Việt (đóng đô ở Thăng Long, Hà Nội) mở ra thời kỳ độc lập tự chủ thịnh trị cho đất nước kéo dài gần 360 năm.

Nhà vua cũng cho xây dựng ở quê hương đất tổ Lam Sơn một kinh thành gọi là Lam Kinh. Năm 1962, quần thể Di tích Lam Kinh, trong đó có lăng vua Lê Thái Tổ được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Năm 2012, khu di tích này tiếp tục được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.

 

Theo Nguyễn Dương/Zing.vn

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Tết và triết lý Phật giáo Kinh Bắc

    (Xây dựng) - Tết Nguyên đán là thời điểm linh thiêng để con cháu tỏ lòng biết ơn tổ tiên và cầu mong một năm mới bình an, hạnh phúc. Tại vùng đất Bắc Ninh - Kinh Bắc giàu truyền thống văn hóa, Tết là dịp để sum vầy bên gia đình, là cơ hội để người dân thực hành những giá trị đạo đức, nhân văn trong giáo lý Phật giáo.

    16:13 | 29/01/2025
  • Xuân về Khu dự trữ sinh quyển thế giới

    (Xây dựng) - Mùa Xuân đến, cũng là lúc Khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai, nơi lưu giữ những giá trị lịch sử và sinh thái đặc biệt, tròn 20 năm thành lập. Con đường dẫn vào khu bảo tồn ngập tràn hoa lá khoe sắc cùng những đợt gió mát lành từ lòng hồ Trị An… tạo nên một bức tranh thiên nhiên sống động. Nơi đây còn có tên “Rừng Chiến khu Đ”, biểu tượng của sự kiên cường trong chiến tranh, giờ đây gợi nhắc về những tháng năm đấu tranh đầy hào hùng của dân tộc.

    15:15 | 29/01/2025
  • Nhớ Tết quê chồng

    (Xây dựng) - “… Làm duyên bên mái nhà cha/ Nghe đời khép mở, làng xa trở mình/ Nghe bao nhiêu kiếp phù sinh/ Về trong câu hát tâm tình yêu thương”…

    10:00 | 29/01/2025
  • Bánh chưng vị của Mẹ

    (Xây dựng) - Với tôi, hương vị của ngày Tết thật sự rất đặc biệt và không thể nào quên, khi cả nhà cùng quây quần gói và luộc bánh chưng. Đây là một trong những kỷ niệm vui nhất trong hơn 20 năm tôi được ở bên mẹ.

    21:25 | 28/01/2025
  • Kinh Bắc: Nơi hội tụ tinh hoa

    (Xây dựng) - Bắc Ninh - Kinh Bắc, miền đất địa linh nhân kiệt, cái nôi của nền văn minh Việt cổ, nơi phát tích vương triều Lý oai hùng. Hành trình về miền di sản sẽ đưa du khách đến những di tích lịch sử văn hóa lừng danh, làng nghề truyền thống tinh xảo, được nghe những làn điệu Quan họ mượt mà, say đắm lòng người.

    20:30 | 28/01/2025
  • Làng Nủ vào Xuân

    (Xây dựng) - Bỏ lại sau lưng đau đớn, mất mát sau cơn bão số 3 (bão Yagi) gây ra, ngày cuối năm, người dân Khu tái thiết Làng Nủ, xã Phúc Khánh (huyện Bảo Yên, Lào Cai) hân hoan nhận nhà mới. Giữa không gian tĩnh lặng của núi rừng Tây Bắc, tiếng cười nói, nô đùa của trẻ thơ trong những ngôi nhà mới như nốt nhạc vui, thổi bừng sức sống, hướng đến tương lai.

    16:30 | 28/01/2025
  • Dự thảo Nghị định về bảo vệ và quản lý Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam

    (Xây dựng) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Nghị định quy định về bảo vệ và quản lý Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam.

    10:51 | 28/01/2025
  • Tết rồi về nhà thôi con!

    (Xây dựng) - Kiev mùa này tuyết rơi nhiều, cả thành phố chìm vào một màu trắng xóa, thoảng một đôi lần trong tháng mới thấy le lói ánh mặt trời, tiếng UAV vẫn gầm rú, tiếng còi báo động giục giã, bỗng tiếng chuông điện thoại reo lên, bố gọi “Tết này, về nhà con nhé!”.

    10:15 | 28/01/2025
  • Tết nhớ gà kho măng

    (Xây dựng) - Tầm giáp Tết, ba tôi lại ra sau vườn, lựa những con gà quá lứa để nấu món gà nấu măng khô. Măng được ba vào rừng lấy từ mùa mưa, mẹ tôi mang về sơ chế, cắt từng lát mỏng rồi đem phơi khô để dành Tết đến. Mỗi lần ăn gà kho măng, tôi lại luyến lưu bởi vị béo ngậy của thịt gà, vị thơm mềm của măng hòa quyện với hành tỏi ớt cay nồng. Để làm món ăn này, ngay từ sáng sớm ngày Ba mươi Âm lịch, mẹ tôi đã lui cui sau bếp, nhặt củi vào rồi bắt đầu nhóm lửa. Khi những tiếng tí tách vang lên, báo hiệu lửa đã bén đều nhau, mẹ đặt lên bếp chiếc nồi to chứa đầy nước đun sôi. Trong lúc này, ba rọi đèn pin vào chuồng gà rồi lựa cặp gà già nhất bầy đem ra sơ chế sạch sẽ với gừng và nước muối rồi để lên rổ tre cho ráo nước. Mẹ bắc thêm nồi nước sôi, rưới đều lên chiếc thau đã chứa sẵn lượng măng khô vừa đủ để ngâm cho măng mềm. Mẹ liên tay dùng đũa lớn đảo trộn cho măng thấm nước nóng. Mẹ đảo đến đâu, nước trong thau chuyển thành màu nâu đến đó. Chờ cho đến khi nước nguội, mẹ bỏ hết nước ra rồi bắt đầu xả măng nhiều lần dưới vòi nước sạch. Sau đó, mẹ cho măng vào nồi, luộc thêm hai lần nữa. Đến lần luộc cuối cùng, mẹ cho thêm ít dầu phộng. Mẹ bảo luộc nhiều lần như vậy để loại bỏ hết độc tố trong măng, còn cho dầu vào giúp măng thơm, mềm, dễ ăn. Cuối công đoạn này, ba sẽ dùng đôi tay lực lưỡng vắt cho măng sạch hẳn nước. Chỉ chờ vậy, mẹ và tôi trải tấm bao lớn ra, ngồi lên chiếc ghế con rồi tỉ mẩn xé măng thành từng sợi nhỏ vừa ăn.

    10:15 | 28/01/2025
  • Thái Bình: Sẵn sàng khai mạc Lễ hội đền Trần 2025

    (Xây dựng) - Lễ hội đền Trần năm 2025 tổ chức tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua Trần (xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà) sẽ diễn ra từ ngày 10 - 14/2 (tức ngày 13 - 17 tháng Giêng năm Ất Tỵ) theo quy mô cấp tỉnh.

    08:05 | 28/01/2025
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load