Thứ ba 23/04/2024 16:18 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Khánh Hoà triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và định hướng phát triển Khu kinh tế Vân Phong

22:47 | 12/05/2021

(Xây dựng) - Sáng ngày 11/5 tại Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, đoàn công tác của Ban Kinh tế Trung ương do đồng chí Trần Tuấn Anh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương làm Trưởng đoàn đã làm việc với tỉnh Khánh Hoà về triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và định hướng phát triển Khu kinh tế Vân Phong theo Kết luận số 53-KL/TW của Bộ Chính trị.

khanh hoa trien khai thuc hien nghi quyet dai hoi dang toan quoc lan thu xiii va dinh huong phat trien khu kinh te van phong
Toàn cảnh buổi làm việc.

Theo Kết luận số 53-KL/TW ngày 24/12/2012 của Bộ Chính trị (Kết luận 53-KL/TW) về xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định mục tiêu phấn đấu xây dựng tỉnh Khánh Hòa trở thành đô thị trực thuộc Trung ương, trong đó thành phố Nha Trang là hạt nhân; là trung tâm kinh tế - du lịch, khoa học và công nghệ, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển, kinh tế du lịch và chăm sóc sức khỏe nhân dân của vùng duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên và của cả nước. Trong đó, việc phát triển Khu kinh tế Vân Phong được xác định không chỉ là trung tâm kinh tế của tỉnh Khánh Hòa có vai trò đầu tàu thu hút đầu tư mà còn là động lực phát triển kinh tế cho các vùng lân cận và cho cả nước.

Qua gần 10 năm thực hiện Kết luận số 53-KL/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó định hướng phát triển Khu kinh tế Vân Phong, đặc biệt là trong hai năm gần đây, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là đại dịch Covid-19, nhưng với sự nỗ lực cố gắng, tinh thần đoàn kết, thống nhất, chủ động, đổi mới, sáng tạo, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Khánh Hòa đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị. Mục tiêu xây dựng tỉnh Khánh Hòa trở thành đô thị trực thuộc Trung ương; là trung tâm kinh tế - du lịch, khoa học và công nghệ, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển, kinh tế du lịch và chăm sóc sức khỏe nhân dân của vùng duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên và của cả nước, đặc biệt xây dựng Khu kinh tế Vân Phong thành trung tâm kinh tế của tỉnh Khánh Hòa có vai trò đầu tàu thu hút đầu tư và động lực phát triển kinh tế cho các vùng lân cận và cả nước đã có được những kết quả ban đầu.

Tuy nhiên, bên cạnh các thành tựu đạt được trong việc thực hiện Kết luận số 53-KL/TW và việc xây dựng Khu kinh tế Vân Phong, Khánh Hòa vẫn còn những tồn tại, khó khăn cần khắc phục. Khánh Hoà vẫn chưa phát huy được ở mức cao nhất các tiềm năng, lợi thế về vị trí địa chiến lược, địa kinh tế; về tài nguyên nguyên biển, đảo; tài nguyên văn hoá, con người… cho phát triển, nhất là phát triển kinh tế biển và để đạt được mục tiêu mà Kết luận 53-KL/TW đã đề ra; Đặc biệt, việc phát triển Khu kinh tế Vân Phong, với tư cách là một động lực quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực chưa đạt được như kỳ vọng.

Triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 và Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Khánh Hòa đã xác định các phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cho giai đoạn phát triển cho 5 năm tiếp theo (đến 2025) và định hướng đến năm 2030 và 2045, trong đó xác định: Đến năm 2025, Khánh Hòa trở thành trung tâm kinh tế biển, trung tâm du lịch, dịch vụ lớn của cả nước; Đến năm 2030, Khánh Hòa phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, trở thành đô thị trực thuộc Trung ương; Đến năm 2045, Khánh Hòa trở thành địa phương phát triển hiện đại; thu nhập bình quân của người dân Khánh Hòa thuộc nhóm các tỉnh, thành phố cao nhất cả nước.

Riêng đối với việc phát triển Khu kinh tế Vân Phong, tỉnh xác định đặt mục tiêu phát triển khu vực Bắc Vân Phong trở thành một trong những trung tâm kinh tế biển hiện đại, tạo đột phá cho tỉnh và phát triển khu vực Nam Vân Phong trở thanh trung tâm công nghiệp gắn với cảng biển với các ngành chủ lực về năng lượng, đóng tàu, dịch vụ vận tải biển,... của khu vực và cả nước.

khanh hoa trien khai thuc hien nghi quyet dai hoi dang toan quoc lan thu xiii va dinh huong phat trien khu kinh te van phong
Đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương phát biểu chỉ đạo Hội Nghị.

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đánh giá cao những thành tựu và nỗ lực của tỉnh Khánh Hòa trong việc triển khai thực hiện Kết luận số 53-KL/TW của Bộ Chính trị nói chung và việc định hướng phát triển Khu kinh tế Vân Phong nói riêng. Đồng chí cho rằng, Khánh Hòa là một trong những tỉnh luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước.

Đặc biệt là với Kết luận số 53-KL/TW ngày 24/12/2012 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó có định hướng phát triển Khu kinh tế Vân Phong. Đồng chí đề nghị, Khánh Hòa cần tập trung đánh giá toàn diện, sâu sắc việc thực hiện Kết luận số 53-KL/TW. Đặc biệt đối với 4 khâu đột phá mà tỉnh đã xác định, cần phải có những chương trình hết sức cụ thể đặt trong bối cảnh tình hình biến động lớn của thế giới (đại dịch, kinh tế số, xã hội số, chiến tranh thương mại...) và những yêu cầu phát triển mới của đất nước...

Chỉ ra những yếu tố cho phát triển của Khánh Hòa, đồng chí trần Tuấn Anh chỉ rõ: “Thế mạnh, tiềm năng phát triển của Khánh Hòa còn rất lớn, là tỉnh có đường bờ biển dài nhất Việt Nam với 385 km bờ biển; là tỉnh nằm trên trục giao thông Bắc Nam, thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không; là cửa ngõ lên Tây Nguyên và là tỉnh có nhiều vịnh, cảng gần tuyến hàng hải quốc tế nhất ở Việt Nam, thuận lợi giao thông hàng hải và phát triển logistics; là tỉnh có các vịnh thuận lợi để khai thác cảng biển nước sâu, quy mô lớn như Vân Phong, Cam Ranh, Nha Trang; là một trong 10 tỉnh của cả nước có số lượng trí thức lớn có trình độ cao đẳng, đại học,... đặc biệt là Khu kinh tế Vân Phong với những ưu thế vượt trội nếu có cách làm đúng sẽ hoàn toàn có thể tạo được bước đột phá trong phát triển của tỉnh thời gian tới”.

Đồng chí Trần Tuấn Anh nhấn mạnh: “Khánh Hoà cần phải trở thành một tỉnh mạnh về biển và giàu, đẹp từ biển. Đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu các ngành Kinh tế của tỉnh theo hướng đẳng cấp, chất lượng, đa dạng, kết nối với kinh tế biển; phục vụ phát triển kinh tế biển, lấy kinh tế biển làm trọng tâm”.

Đối với Khu kinh tế Vân Phong: Đây là khu vực có vị trí địa lý thuận lợi, hội tụ nhiều yếu tố để phát triển đa ngành, đa lĩnh vực trong đó có cảng trung chuyển container quốc tế, công nghiệp lọc hóa dầu, trung chuyển dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kết hợp phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ, công nghiệp, nuôi trồng hải sản và các ngành kinh tế khác. Đồng chí nhấn mạnh, “Khu kinh tế Vân Phong không chỉ là trung tâm kinh tế của tỉnh Khánh Hòa có vai trò đầu tàu thu hút đầu tư mà còn là động lực phát triển kinh tế cho các vùng lân cận và cho cả nước.

Vân Phong phải hướng tới việc trở thành hình mẫu về phát triển kinh tế biển, nơi có sự gắn kết chặt chẽ, có tác động thúc đẩy, hỗ trợ lẫn nhau phát triển giữa các ngành công nghiệp, nông nghiệp (thuỷ, hải sản) và dịch vụ; về thể chế và mô hình phát triển; về kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với đảm bảo vững chắc quốc phòng, an ninh; về sự kết nối và thúc đẩy nhau cùng phát triển”. Đồng chí đề nghị tỉnh tích cực phối hợp với các Bộ ngành liên quan nghiên cứu xây dựng, đề xuất một số cơ chế đặc thù, đảm bảo môi trường đầu tư ổn định để thu hút các nhà đầu tư chiến lược có quy mô lớn đến đầu tư lâu dài tại đây.

Đồng chí Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cũng lưu ý một số vấn đề đối với việc phát triển Khu Kinh tế Vân Phong. Đối với công tác quy hoạch, đồng chí đề nghị nghiên cứu bổ sung phát triển trung tâm logistics các hub kết nối giao thương, phát triển dịch vụ thương mại (kho bãi, dịch vụ cảng biển) để tận dụng vị trí địa lý thuận lợi và kết hợp phát triển thúc đẩy Cảng trung chuyển. Đồng thời, để đảm bảo vận hành có hiệu quả Khu kinh tế Vân Phong, tỉnh cần phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để đảm bảo tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý Khu kinh tế được vận hành hiệu quả, giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư được nhanh gọn, thực hiện cơ chế một cửa, tại chỗ triệt để trong việc giải quyết thủ tục cho nhà đầu tư, tăng tính hấp dẫn môi trường đầu tư tại Khu kinh tế. Về việc phát triển hạ tầng, đề nghị tập trung cho phát triển hạ tầng giao thông, tăng cường khả năng kết nối các đường bộ, đường hàng không và đường biển.

Hiện nay, Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư, các Nghị định hướng dẫn thi hành đã có hiệu lực. Theo đó, đề nghị tỉnh có kế hoạch thu hút, đa dạng hóa các hình thức đầu tư, trong đó xác định vốn ngân sách là vốn mồi để đầu tư hệ thống giao thông đồng bộ, kết nối Khu kinh tế Vân Phong với các hạ tầng giao thông hiện hữu của Khánh Hòa và các tỉnh trong vùng và cả nước.

khanh hoa trien khai thuc hien nghi quyet dai hoi dang toan quoc lan thu xiii va dinh huong phat trien khu kinh te van phong
Khu kinh tế Vân Phong không chỉ là trung tâm kinh tế của tỉnh Khánh Hòa có vai trò đầu tàu thu hút đầu tư mà còn là động lực phát triển kinh tế cho các vùng lân cận và cho cả nước.

Về hạ tầng an sinh xã hội, đề nghị xây dựng và đề xuất các chính sách ưu đãi cụ thể về đầu tư xây dựng nhà ở, nhà thu nhập thấp, các công trình an sinh xã hội (y tế, giáo dục…) đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho người lao động. Về một số dự án lớn, về nguyên tắc, ủng hộ việc Khánh Hòa đề nghị Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, bổ sung quy hoạch các dự án Nhà máy điện khí, kho cảng đầu mối LNG có quy mô lớn tại khu vực phía Nam Khu kinh tế Vân Phong nhằm tạo động lực phát triển cho Khu kinh tế Vân Phong nói riêng và tỉnh Khánh Hoà nói chung phát triển đúng định hướng quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Cuối cùng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương lưu ý, việc xây dựng phát triển tỉnh Khánh Hòa nói chung và Khu kinh tế Vân Phong nói riêng cần một tinh thần bứt phá, cần tập trung phát triển có chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm, tạo dựng nền tảng vững chắc để phát triển bền vững, lâu dài; đưa Khánh Hòa trở thành một điểm sáng phát triển, Vân Phong trở thành trung tâm kinh tế của tỉnh, khu vực và của cả nước như Kết luận số 53-KL/TW và tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra.

Phát biểu tiếp thu ý kiến chỉ đạo của đồng chí Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy Khánh Hòa bày tỏ lời cảm ơn chân thành đối với đoàn công tác và cá nhân đồng chí Trưởng Ban Kinh tế Trung ương về sự quan tâm và những ý kiến chỉ đạo sâu sắc.

Thay mặt cho Thường vụ tỉnh ủy, đồng chí hứa toàn thể cán Đảng bộ, nhân dân tỉnh Khánh Hòa sẽ nỗ lực phấn đấu thực hiện các ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các chỉ đạo tại buổi làm việc hôm nay, đưa Khánh Hòa trở thành một điểm sáng phát triển của khu vực và cả nước, Vân Phong trở thành trung tâm kinh tế của tỉnh, khu vực và của cả nước như Kết luận số 53-KL/TW và tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra.

Thanh Thanh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Hà Nội phải giải ngân 39.986 tỷ đồng trong năm 2024 và 2025

    (Xây dựng) – Từ nay đến hết năm 2025, Thành phố Hà Nội sẽ phải giải ngân 39.986 tỷ đồng thuộc kế hoạch vốn trung hạn 5 năm giai đoạn 2021 – 2025.

    21:23 | 22/04/2024
  • Đưa Nghị định phát triển và quản lý Cụm công nghiệp vào cuộc sống

    (Xây dựng) – Nhằm tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lý, phát triển cụm công nghiệp; đảm bảo quy hoạch, phát triển cụm công nghiệp bền vững, trật tự, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và kịp thời tháo gỡ những bất cập phát sinh trong thực tiễn, mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 32/2024/NĐ-CP, kỳ vọng sẽ tháo gỡ những chồng chéo, tạo sự thông thoáng cho công tác quản lý, phát triển.

    21:16 | 22/04/2024
  • Lào Cai có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao nhất cả nước

    (Xây dựng) - Trong 4 tháng đầu năm 2024, tỉnh Lào Cai đã giải ngân đạt 1.504 tỷ đồng, bằng 25% kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024.

    18:18 | 22/04/2024
  • Công bố đơn giá nhân công, ca máy và thiết bị thi công xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

    (Xây dựng) – Đơn giá nhân công xây dựng, ca máy và thiết bị thi công vừa được tỉnh Quảng Ngãi công bố để các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan áp dụng, tham khảo xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng các dự án sử dụng vốn đầu tư công; vốn Nhà nước ngoài đầu tư công, dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) theo quy định tại khoản 1 Điều 1, Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

    15:22 | 22/04/2024
  • Thủ tục chuyển nhượng vốn góp giữa các nhà đầu tư nước ngoài

    (Xây dựng) - Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng 100% vốn góp trong tổ chức kinh tế cho nhà đầu tư nước ngoài (có quốc tịch khác) thì phải đáp ứng các điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định.

    14:29 | 22/04/2024
  • Tiết kiệm năng lượng khi sử dụng điều hoà thông minh

    (Xây dựng) - Với mức chênh lệch chỉ 1°C so với nhiệt độ quen dùng, bạn sẽ không thấy khác biệt nhiều. Nhưng với toàn xã hội thì khác. Theo các chuyên gia năng lượng thì chỉ với mức chênh lệch 1°C nhưng là ý thức của toàn xã hội thì mức tiết kiệm năng lượng là vô cùng to lớn.

    12:02 | 22/04/2024
  • Thủ tướng chỉ thị các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) - Ngày 21/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Chỉ thị số 12/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

    09:14 | 22/04/2024
  • Thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh): Phê duyệt quyết toán 15 công trình hoàn thành đưa vào sử dụng trong quý I/2024

    (Xây dựng) - Trong quý I/2024, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) tiếp tục được duy trì ổn định và có bước phát triển so với cùng kỳ. Trong lĩnh vực đầu tư - xây dựng, thị xã phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu 18 công trình; phê duyệt quyết toán 15 công trình hoàn thành đưa vào sử dụng…

    08:11 | 22/04/2024
  • Kon Tum: Đẩy nhanh tiến độ phân bổ, giải ngân kế hoạch đầu tư công

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Kon Tum vừa ban hành Công văn số 1250/UBND-KTTH yêu cầu các đơn vị, địa phương và các chủ đầu tư đề cao trách nhiệm, tập trung chỉ đạo, lãnh đạo, điều hành triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, kịp thời, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, trong đó tập trung một số nội dung trọng tâm dưới đây.

    17:59 | 21/04/2024
  • Nghệ An: Triển khai Đề án tổng kiểm kê tài sản công

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành văn bản về việc triển khai Đề án tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý.

    14:33 | 21/04/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load