Thứ ba 07/01/2025 05:51 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Kế hoạch triển khai xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam

08:17 | 05/01/2025

(Xây dựng) - Chính phủ ban hành Nghị quyết số 259/NQ-CP Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Thông báo số 47-TB/TW ngày 15/11/2024 của Bộ Chính trị về xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam.

Kế hoạch triển khai xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam
Ảnh minh họa.

Thành lập và vận hành Trung tâm tài chính tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng trong năm 2025

Quan điểm, mục đích yêu cầu của Kế hoạch là quán triệt và đảm bảo triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả, đồng bộ, toàn diện, nhất quán quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nội dung của Đề án xây dựng Trung tâm tài chính (TTTC) khu vực và quốc tế tại Việt Nam đã được Bộ Chính trị đồng ý về chủ trương tại Thông báo số 47-TB/TW, trên tinh thần đổi mới mạnh mẽ để bứt phá.

Đồng thời, xác định rõ các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp, hoạt động trọng tâm, cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp, cấp trình, dự kiến sản phẩm đầu ra và thời gian hoàn thành cụ thể để các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, các cơ quan có liên quan tập trung chỉ đạo, xây dựng kế hoạch hành động, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch hành động; trong đó tập trung thể chế hóa các giải pháp, mô hình, chính sách áp dụng để xây dựng TTTC khu vực và quốc tế tại Việt Nam của Đề án theo Thông báo số 47-TB/TW.

Bảo đảm hài hòa, đồng bộ với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong các ngành, lĩnh vực của từng Bộ, ngành và địa phương nhằm tối ưu hóa tính khả thi trong triển khai Kế hoạch hành động.

Các cơ quan từ Trung ương đến địa phương phải phối hợp đồng bộ, chặt chẽ; triển khai theo tiến độ, lộ trình theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị, quyết tâm xây dựng các văn bản quy định cụ thể về TTTC khu vực và quốc tế tại Việt Nam; thành lập và vận hành TTTC tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng trong năm 2025.

6 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của Kế hoạch

Kế hoạch đề ra các nhiệm vụ, giải pháp, hoạt động trọng tâm để các bộ ngành, địa phương thực hiện triển khai. Cụ thể:

Chỉ đạo, điều phối liên ngành trong phạm vi quốc gia và từng địa phương: Thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành về TTTC khu vực và quốc tế để tổ chức phối hợp liên ngành, giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo định hướng, chiến lược, điều phối bảo đảm vận hành thông suốt, nhất quán theo đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị, đặc biệt là giai đoạn xây dựng cơ chế, chính sách; đề nghị Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng thành lập Ban Chỉ đạo/Tổ công tác của hai thành phố về xây dựng TTTC do Bí thư Thành ủy các thành phố làm Trưởng ban để lãnh đạo, chỉ đạo việc thành lập và vận hành TTTC Thành phố Hồ Chí Minh, TTTC Đà Nẵng.

Xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về TTTC: Xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về TTTC; xây dựng văn bản quy định và hướng dẫn thi hành Nghị quyết của Quốc hội về TTTC; xử lý các vướng mắc pháp lý phát sinh, hướng dẫn (hoặc đề xuất hướng dẫn) áp dụng Nghị quyết về TTTC và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan hoặc rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật liên quan (theo Kế hoạch cụ thể sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết).

Bố trí, huy động nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển TTTC: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng TTTC tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng; chuẩn bị, đào tạo nguồn nhân lực trong bộ máy Nhà nước phục vụ cho quản lý, vận hành TTTC; thuê các đơn vị tư vấn và chuyên gia trong nước và quốc tế trong quá trình xây dựng và vận hành TTTC.

Thành lập TTTC: Chuẩn bị địa điểm để sẵn sàng cho việc phát triển TTTC; xây dựng bộ máy quản lý và vận hành TTTC (thành lập Tổ công tác về xây dựng tổ chức bộ máy quản lý, điều hành TTTC (do Bộ trưởng Bộ Nội vụ là Tổ trưởng, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng là Phó Tổ trưởng và các thành viên là lãnh đạo các cơ quan liên quan) để triển khai việc thành lập các cơ quan trong TTTC); thiết lập và vận hành bộ máy quản lý TTTC.

Truyền thông và xúc tiến đầu tư: Chủ động làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền nhằm tạo đồng thuận xã hội, các ngành, các cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị về thành lập TTTC khu vực và quốc tế tại Việt Nam; xây dựng kế hoạch và thực hiện truyền thông trong nước và nước ngoài về TTTC Thành phố Hồ Chí Minh và TTTC Đà Nẵng; xúc tiến đầu tư, mời gọi đầu tư vào TTTC Thành phố Hồ Chí Minh và TTTC Đà Nẵng.

Tổ chức sơ kết, tổng kết Đề án.

Ngọc Linh

Theo

Cùng chuyên mục
  • VICEM: Nỗ lực vượt khó, tiết giảm chi phí sản xuất

    (Xây dựng) - Ngày 6/1, tại thành phố Hải Phòng, Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024 và kỷ niệm 95 năm Ngày truyền thống ngành Xi măng Việt Nam.

  • Quảng Nam: Đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số trong năm 2025

    (Xây dựng) – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng cho rằng năm 2025 đánh dấu năm cuối cùng trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 của tỉnh, vì vậy việc tăng tốc và đạt được mức tăng trưởng kinh tế 9,5 - 10% là yêu cầu cấp thiết.

  • Hậu Giang: Hơn 3,5 tỷ đồng lập Đề án định hướng phát triển chung cho 3 địa phương

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Hậu Giang vừa ban hành Quyết định số 1894/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề cương và dự toán lập Đề án định hướng phát triển chung cho thành phố Vị Thanh, thành phố Ngã Bảy và thị xã Long Mỹ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo Quyết định này, dự toán kinh phí thực hiện là 3.560.919.000 đồng.

  • Kinh tế - xã hội năm 2024: Nhiều tín hiệu phục hồi rõ rệt

    (Xây dựng) – Ngày 6/1, Tổng cục Thống kê tổ chức Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý IV và năm 2024.

  • Thái Nguyên: Dấu ấn trong nhóm thu hút đầu tư FDI hàng đầu Việt Nam

    (Xây dựng) – Năm 2024, trong điều kiện nền kinh tế thế giới và trong nước đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức, nhưng với những lợi thế về vị trí địa lý, hạ tầng giao thông, đô thị cùng với những chính sách thông thoáng và triển khai chuyển đổi số, cải cách hành chính mạnh mẽ đã giúp Thái Nguyên liên tục là một trong những địa phương hấp dẫn các nhà đầu tư nhất cả nước, đặc biệt là đầu tư FDI.

  • Nam Định: Triển khai đồng bộ các nhiệm vụ và giải pháp từ những ngày đầu năm

    (Xây dựng) – Ông Phạm Đình Nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định nhấn mạnh tại Hội nghị rà soát kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024: Năm 2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tỉnh, không chỉ là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 mà còn là năm chuẩn bị cho Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Vì vậy, các cấp, ngành, đơn vị cần triển khai đồng bộ và quyết liệt các nhiệm vụ và giải pháp ngay từ những ngày đầu, tháng đầu năm, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load