Thứ năm 22/08/2024 02:17 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Hướng về nguồn cội nhân mùa Vu Lan hiếu hạnh

16:46 | 18/08/2024

(Xây dựng) – Đã thành một nếp văn hóa đi sâu vào tiềm thức mỗi người dân Việt Nam, cứ đến dịp tháng 7 âm lịch hàng năm, mùa Vu Lan hiếu hạnh lại về, nhiều gia đình nói chung và triệu triệu trái tim người con Phật nói riêng đều hướng tâm thành kính tri ân và báo ân lên hai đấng sinh thành. Đại lễ Vu Lan báo hiếu chính vì thế mà trở nên thiêng liêng, trọng đại và thương yêu đong đầy hơn.

Hướng về nguồn cội nhân mùa Vu Lan hiếu hạnh
Lễ Vu Lan là dịp con cháu được tỏ bày lòng biết ơn đến gia tiên, nguồn cội.

Nguồn gốc, ý nghĩa của lễ Vu Lan

Theo quan niệm của Phật giáo, Rằm tháng 7 gắn với lễ Vu Lan, xuất phát từ sự tích về Đức Mục Kiền Liên cứu mẹ thoát khỏi kiếp ngạ quỷ.

Kinh Vu Lan chép rằng, bà Thanh Đề (mẹ của Mục Kiền Liên) là một người sống xa hoa, tham lam, độc ác và không tin vào Tam Bảo. Thường ngày, bà nấu rất nhiều thức ăn và làm vương vãi khắp nơi trên mặt đất.

Mục Kiền Liên hiền lành, chịu khó, trái ngược hoàn toàn với mẹ. Ngài được mọi người xung quanh yêu mến, khen ngợi hết lời. Sau khi bà Thanh Đề qua đời, Mục Kiền Liên xin xuất gia và trở thành đệ tử của Đức Phật. Qua tu luyện thành công, Mục Kiền Liên biết nhiều phép thần thông, có thể dùng mắt thần nhìn khắp trời đất.

Ngài thấy mẹ mình đang ở cõi địa ngục, bị đọa đày và đói khát khổ sở. Với lòng hiếu thảo của mình, Mục Kiền Liên đem cơm xuống địa ngục để dâng cho mẹ. Tuy nhiên, do đói lâu ngày nên khi ăn, mẹ ông đã dùng một tay che bát cơm của mình, không cho các cô hồn khác đến tranh cướp. Vì vậy, thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành lửa đỏ.

Thấy vậy, Mục Kiền Liên tìm Đức Phật để hỏi cách cứu mẹ. Đức Phật dạy, dù Mục Kiền Liên thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ, chỉ có cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong việc giải cứu thành công. Rằm tháng 7 thích hợp để cung thỉnh chư tăng, nên sắm sửa lễ cúng vào ngày đó.

Làm theo lời Phật dạy, Mục Kiền Liên đã giải thoát được cho mẹ. Phật dạy chúng sinh ai muốn báo hiếu cha mẹ cũng nên làm theo. Từ đó, ngày lễ Vu Lan ra đời.

Hướng về nguồn cội nhân mùa Vu Lan hiếu hạnh
Lễ Vu Lan tại chùa Giác Ngộ (Thành phố Hồ Chí Minh) thu hút sự tham gia của đông đảo chư tôn đức Tăng, Ni cùng các thiện hữu tri thức, nam nữ Phật tử, đồng bào các giới trong và ngoài Thành phố.

Làm sao để gìn giữ đạo hiếu vuông tròn?

Ngày nay, lễ Vu Lan đã được hiểu với ý nghĩa rộng hơn, kêu gọi ý thức xã hội về tinh thần đền ơn đáp nghĩa của Đức Phật, khuyến khích con người tri ân, đền ơn bốn nguồn ân đức, đó là: Tri ân và đền ơn cha mẹ sinh thành; thầy cô giáo những người dạy dỗ, truyền đạt tri thức cho con người; tri ân các bậc tiền bối đã dựng xây đất nước, các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh mang lại độc lập, chủ quyền thiêng liêng cho toàn đất nước và cuối cùng là tri ân chính đồng loại con người.

Khi tham dự các khóa lễ mùa Vu Lan, ngoài thực hiện các nghi thức dâng hương, dâng hoa, nghe thuyết giảng về truyền thống văn hóa, giá trị nhân văn và ý nghĩa cao quý của lễ Vu Lan báo hiếu, mỗi Phật tử còn thực hiện những hoạt động cầu nguyện quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa; nhà nhà được ấm no hạnh phúc.

Lễ Vu Lan thường được diễn ra tại các chùa chiền lớn, tổ chức rất long trọng. Khi đến chùa các Phật tử sẽ được cài lên áo một bông hoa hồng: Màu đỏ tượng trưng cho người còn cha mẹ và màu trắng cho ai đã mất cha mẹ. Với những ai may mắn được cài bông hồng đỏ trên ngực áo thì được nhắc nhở hãy cố gắng hết lòng vâng lời, hiếu kính, lễ phép với cha mẹ. Còn người cài hoa trắng sẽ thấy như một sự nhắc nhở không bao giờ quên ơn cha mẹ, đồng thời giữ nền nếp gia phong, anh em hòa thuận.

Cũng vào dịp này, mỗi người con đều có những hoạt động thể hiện sự hiếu thảo bố mẹ, ông bà, tổ tiên. Dù có đi xa nhưng họ đều cố gắng thu xếp thời gian để về tụ họp với gia đình. Những dòng cảm xúc biết ơn về bậc sinh thành, gia tiên, nguồn cội cũng được hàng triệu người bày tỏ nhân dịp này.

Chị Bùi Phương Thảo (Phú Thọ) chia sẻ: Khi tham dự lễ Vu Lan, chúng mình hiểu hơn về đạo hiếu và ơn nghĩa sinh thành của cha mẹ. Mình thấy thật hạnh phúc vì trong mình đang hiện hữu cả cha và mẹ bởi những hạt giống đẹp mà cha mẹ, gia đình huyết thống của mình đang trao truyền. Đó là sự vững chãi chịu đựng của cha; là sự thương yêu, từ bi của mẹ. Bên cạnh đó, mình cũng nhận diện rất rõ những đức tính chưa tốt cũng được trao truyền trong mình. Để từ đó, mình ý thức hơn về việc thực tập một nếp sống đạo hạnh hàng ngày, giúp cho bản thân luôn hài hòa trong ứng xử và tích cực trong suy nghĩ để vun bồi cuộc sống gia đình yên ấm, hạnh phúc; cống hiến nhiệt thành cho công việc.

Hướng về nguồn cội nhân mùa Vu Lan hiếu hạnh
Mùa Vu Lan hiếu hạnh được tổ chức rộng khắp tại các chùa, tu viện… trên khắp cả nước.

Theo phong tục Á Đông, lễ Vu Lan trùng hợp với ngày Rằm tháng 7 Xá tội vong nhân. Với tín ngưỡng dân gian này, đây là ngày mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân nên có lễ cúng Cô Hồn cho các vong linh không nhà cửa, không nơi nương tựa, không có thân nhân trên dương thế; cũng là ngày mọi tù nhân ở địa ngục có cơ hội được xá tội, thoát sanh. Vì thế, ngoài mâm cúng ông bà, tổ tiên trong nhà thì vào lễ Vu Lan mọi người còn cúng thêm mâm ngoài trời gọi là cúng chúng sinh dành cho những cô hồn, ma đói không nơi nương tựa.

Đối với Phật giáo, trong dịp lễ Vu Lan, phật tử thường cầu siêu cho người đã khuất, làm phúc bố thí, phóng sinh để tích phước cầu an, cầu mong cho cha mẹ được tăng phúc tăng thọ, hóa giải nghiệp chướng...

Tuy nhiên, tục đốt vàng mã không có trong đạo Phật. Vấn đề đốt vàng mã này, nhiều bậc Tôn Túc trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã góp ý, phê bình, khuyên bảo. Và các nhà môi trường cũng khuyên ta đừng đốt vàng mã, rất lãng phí, vừa làm cho Trái đất nóng lên, vừa mất đi nguồn rừng để chế tạo vàng mã. Cho nên làm phước và hồi hướng cho người đã mất mới là việc làm đúng với nhân quả mà chúng ta nên thay đổi cho phù hợp.

Yên Thư

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Quảng Ngãi đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia Đền thờ Trương Định

    Ngày 18/8, Quảng Ngãi tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm 160 năm ngày Anh hùng dân tộc Trương Định tuẫn tiết và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia Đền thờ Trương Định.

    14:26 | 18/08/2024
  • Cúng rằm tháng Bảy và tục “pây tái” của đồng bào dân tộc ở Cao Bằng

    (Xây dựng) - Từ ngoài mùng tháng Bảy âm lịch, không khí làm việc và sinh sống hàng ngày của các tỉnh miền núi phía Bắc trong đó có Cao Bằng đã thấy hối hả khác biệt. Năm nay, rằm tháng Bảy mùa Vu lan báo hiếu rơi vào ngày nghỉ cuối tuần. Từ sáng sớm thứ 6 ngày 13/7 âm lịch dù vẫn đang ngày làm việc nhưng ghi nhận chung của người dân là cuộc sống sinh hoạt đời thường thay đổi đáng kể.

    19:26 | 17/08/2024
  • Nữ sinh Đại học Y Hà Nội đoạt vương miện “Hoa hậu Du lịch Bản sắc Việt Nam 2024”

    Nữ sinh của trường Đại học Y Hà Nội Nguyễn Phương Anh vượt qua 29 thí sinh để đoạt vương miện "Hoa hậu Du lịch Bản sắc Việt Nam" vừa diễn ra tại TP Quảng Ngãi.

    15:46 | 16/08/2024
  • Ơn nghĩa sinh thành 2024 - Thăng hoa nghệ thuật, lan tỏa nhân nghĩa

    (Xây dựng) - Tối 15/8, chương trình nghệ thuật đặc biệt mùa Vu lan báo hiếu “Ơn nghĩa sinh thành 2024” đã diễn ra tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô. Với miền xúc cảm đầy lắng đọng, nghệ thuật thăng hoa đã chắp cánh cho đạo hiếu, lòng nhân nghĩa tỏa lan và khắc ghi sâu đậm trong tâm hồn mỗi người.

    10:18 | 16/08/2024
  • Quảng Nam: Hàng trăm người dân, du khách thích thú tham gia Lễ hội ớt A Riêu

    (Xây dựng) – Sáng 15/8, tại Quảng trường sông Ngân, thuộc Khu du lịch sinh thái Cổng Trời Đông Giang (huyện Đông Giang, Quảng Nam) đã khai mạc Lễ hội ớt A Riêu lần thứ nhất năm 2024 với chủ đề “Sản phẩm nông nghiệp Đông Giang phát triển và hội nhập”. Lễ hội thu hút hàng trăm người dân, du khách địa phương và nhiều nơi tham dự.

    11:38 | 15/08/2024
  • Mỳ Quảng được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

    (Xây dựng) – Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ký Quyết định đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia "Tri thức dân gian Mỳ Quảng" tỉnh Quảng Nam.

    22:07 | 12/08/2024
  • Phú Yên: Phấn đấu được công nhận mới từ 1 đến 2 làng nghề truyền thống trong năm 2024

    (Xây dựng) – Trong năm 2024, tỉnh Phú Yên phấn đấu được công nhận mới từ 1 đến 2 làng nghề; có ít nhất 6 sản phẩm của các làng nghề đăng ký tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP và xây dựng, thực hiện các dự án, mô hình phát triển làng nghề gắn với liên kết theo chuỗi giá trị, nhằm tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập và góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

    20:22 | 12/08/2024
  • Phở Nam Định được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

    (Xây dựng) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ban hành Quyết định số 2326/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với "Phở Nam Định".

    19:05 | 12/08/2024
  • Khai mạc Lễ hội trái cây Khánh Sơn lần thứ III năm 2024

    (Xây dựng) - Tối 10/8, tại Quảng trường 20-11 thị trấn Tô Hạp, UBND huyện Khánh Sơn (tỉnh Khánh Hòa) tổ chức chương trình khai mạc Lễ hội trái cây Khánh Sơn lần thứ III năm 2024 với chủ đề “Khánh Sơn hội tụ - Tinh hoa đất trời”.

    18:12 | 11/08/2024
  • Phát huy giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long

    Trong kỳ họp thứ 46 diễn ra vào cuối tháng 7 vừa qua, UNESCO đã chính thức thông qua đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Ðây là minh chứng khẳng định hướng đi đúng đắn của Hà Nội nói riêng, của Việt Nam nói chung trong bảo tồn, phát huy giá trị khu di sản quý báu này.

    08:38 | 10/08/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load