Thứ tư 15/01/2025 16:23 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Quảng Ninh: Văn hóa là nền tảng tinh thần, nguồn lực nội sinh, động lực cho phát triển nhanh, bền vững

Bài 4: Văn học nghệ thuật khơi nguồn động lực phát triển

09:51 | 21/08/2024

(Xây dựng) - Một chủ chương lớn của Tỉnh ủy Quảng Ninh về văn hóa được các cấp, các ngành sôi nổi thực hiện; đã và đang đi vào văn học nghệ thuật. Hoạt động văn học nghệ thuật làm sinh động thêm, sâu sắc thêm bản thể con người; khai thác tiềm năng con người, trở thành động lực để phát triển bền vững.

Bài 4: Văn học nghệ thuật khơi nguồn động lực phát triển
Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đào Huy Toàn cho biết, Hội sẽ tham mưu đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó chú trọng xây dựng và thực hiện cơ chế chính sách khuyến khích phát triển văn học nghệ thuật; thực hiện ươm mầm, bồi dưỡng năng khiếu về văn học nghệ thuật.

Đó là Nghị quyết số 17-NQ/TU, ngày 30/10/2023 của Tỉnh ủy Quảng Ninh "Về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Quảng Ninh trở thành nguồn lực nội sinh, động lực cho phát triển nhanh, bền vững”, mà Hội Văn học nghệ thuật tỉnh đang triển khai trong các hoạt động văn học nghệ thuật, được các văn nghệ sĩ hưởng ứng.

Bài 4: Văn học nghệ thuật khơi nguồn động lực phát triển
Nhà thơ Trần Nhuận Minh nêu, phát huy giá trị văn hóa cần chấn chỉnh lại những sai sót ở một số di tích lịch sử văn hóa và công tác bảo tồn - bảo tàng; chấn chỉnh tình trạng thương mại tín ngưỡng tôn giáo, làm mất đi giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh có 584 hội viên, ở 9 loại hình nghệ thuật; đồng thời với 13 Hội cấp dưới tỉnh gọi chung là cấp huyện; và các Chi hội chuyên ngành của các loại hình nghệ thuật thuộc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam.

Bài 4: Văn học nghệ thuật khơi nguồn động lực phát triển
Nhà văn Dương Hướng - Chủ tịch Hội đồng Văn xuôi Hội Nhà văn Việt Nam nêu, cán Bộ làm công tác văn hóa sơ sở phải có tư duy văn hóa; văn hóa ứng xử phải được gieo mầm tính cách từ môi trường gia đình, nhà trường và xã hội để người Quảng Ninh “nói lời hay, cử chỉ đẹp”.

Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh xây dựng kế hoạch công tác phát triển văn học nghệ thuật theo tinh thần Nghị quyết số 17-NQ/TU của Tỉnh ủy theo 11 nội dung lớn. Theo Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Đào Huy Toàn, ông trăn trở nhiều đến nội dung về đề xuất, tham mưu cho địa phương có cơ chế chính sách khuyến khích sáng tác văn học nghệ thuật; nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ nghiệp vụ, kỹ năng sáng tạo nghệ cho đội ngũ hội viên trẻ.

Bài 4: Văn học nghệ thuật khơi nguồn động lực phát triển
NSND Nguyễn Thanh Chắc nêu, sân khấu chèo đang có hai vấn đề tồn tại. Một là thiếu vắng kịch bản mang hơi thở thời đại; hai là cơ chế quản lý hoạt động nghệ thuật nhiều bất cập, không thu hút được lao động trẻ có tài năng nghệ thuật, thiếu nhạc công của nhạc cụ dân tộc; dẫn đến sân khấu chèo truyền thống thưa vắng khán giả.

Hội phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, các Sở, ngành liên quan rà soát, đề xuất cơ chế chính sách phát triển văn hóa nghệ thuật, bao gồm đề xuất xây dựng Nghị quyết hỗ trợ nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú, nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, văn nghệ sĩ tham gia, đoạt giải và thành tích xuất sắc tại các Cuộc thi, Liên hoan, Hội diễn quốc gia, quốc tế; đề xuất cơ chế đặt hàng các tác giả sáng tác những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao ở các thể loại như: Sân khấu, âm nhạc, điện ảnh, văn học, nghệ thuật...

Bài 4: Văn học nghệ thuật khơi nguồn động lực phát triển
Nhạc sĩ Lê Nguyên Thêm (tác giả bài hát cây cầu Bãi Cháy - cây đàn Hạ Long) nêu, đặt tên đường, tên phố và các công trình xây dựng vĩnh cửu cần tôn trọng lịch sử đã kết tinh thành giá trị văn hóa, không nên tùy tiện áp đặt ý chí chính trị đè lên trầm tích văn hóa.

Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh nghiên cứu, đề xuất xây dựng mô hình tổ chức Hội phù hợp với đặc thù của địa phương, đúng với quy định của pháp luật. Mô hình tổ chức Hội Văn học nghệ thuật địa phương trên tinh thần tinh gọn, tránh sự cồng kềnh, phô trương hình thức không cần thiết. Các hoạt động của Hội bám sát thực, chất lượng nghệ thuật có tính chuyên môn, tính sáng tạo, tính chuyên nghiệp cao. Các cấp Hội Văn học nghệ thuật của địa phương có mối quan hệ mật thiết với các Chi hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành của Trung ương tại địa phương. Văn học nghệ thuật bán sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, theo định hướng tư tưởng văn nghệ vị nhân sinh.

Bài 4: Văn học nghệ thuật khơi nguồn động lực phát triển
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Cấn Đình Loan nêu, tư chất người nghệ sĩ của mình là viết sử bằng ảnh. Sự chuyển mình của đô thị, làng bản; sự đổi mới quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất… đòi hỏi sự nhạy bén trong sáng tác nghệ thuật của người làm nghệ thuật.

Coi trọng nghệ thuật chất lượng cao, tổ chức các cuộc thi, triển lãm, trưng bày, trại sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật. Nội dung sáng tác trọng tâm về văn hóa, con người Quảng Ninh với giá trị đặc trưng con người Quảng Ninh “Bản lĩnh, tự cường, kỷ cương, đoàn kết, nghĩa tình, hào sảng, sáng tạo, văn minh”; các giá trị đặc trưng của tỉnh "Thiên nhiên tươi đẹp, văn hóa đặc sắc, xã hội văn minh, hành chính minh bạch, kinh tế phát triển, nhân dân hạnh phúc”.

Bài 4: Văn học nghệ thuật khơi nguồn động lực phát triển
Chi hội trưởng Chi hội Điện ảnh - Truyền hình Quảng Ninh Vũ Thị Bích Hạnh nêu, Văn học nghệ thuật “lấy cái đẹp, dẹp cái xấu”. Mỗi tác phẩm là một bức tranh mỹ thuật, cái xấu chỉ là vết nhọ nhỏ trong vầng sáng lớn hướng đến “chân - thiện - mỹ” xây dựng con người mới.

Chú trọng khai thác và ứng dụng các giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống để đưa vào các tác phẩm hiện đại. Hội Văn học nghệ thuật tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức 4 cuộc thi sáng tác âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, văn học về chủ đề về văn hóa, con người Quảng Ninh. Hội phối hợp với các Sở, ngành, địa phương liên quan trong việc xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ Vùng mỏ” và các cuộc thi sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật theo chủ đề gắn với sự phát triển của tỉnh và hướng đến kỷ niệm 70 năm Giải phóng khu Mỏ (25/4/1955-25/4/2025), 80 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2025), 100 năm Ngày thành lập Đảng (3/2/1930- 3/2/2030). Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động hàng tháng công bố tác phẩm văn học nghệ thuật mới, đã nhận được giải thưởng hoặc được công bố rộng rãi trong nước và quốc tế tại Trung tâm tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố.

Bài 4: Văn học nghệ thuật khơi nguồn động lực phát triển
Nghệ sĩ Vùng mỏ, đạo diễn Vũ Phong Cầm nêu, Nghị quyết 17-NQ/TU của Tỉnh ủy Quảng Ninh đi vào nghệ thuật Điện ảnh - Truyền hình. Hội Văn học nghệ thuật và Trung tâm Truyền thông của tỉnh cần có phương thức phối hợp giữa sáng tác với sản xuất phim và công bố tác phẩm.

Hội phối hợp với các hội chuyên ngành Văn học nghệ thuật Trung ương đăng cai tổ chức một số liên hoan văn học nghệ thuật quốc gia, quốc tế tại Quảng Ninh theo định kỳ, gắn với xúc tiến du lịch Quảng Ninh (Dự kiến năm 2024 tổ chức Liên hoan Nhiếp ảnh quốc tế “Tôi yêu Quảng Ninh”; năm 2025 tổ chức Liên hoan thơ quốc tế; năm 2026 tổ chức Liên hoan Âm nhạc quốc tế; năm 2027 tổ chức Liên hoan Nhiếp ảnh quốc tế; năm 2028 tổ chức Liên hoan thơ quốc tế; năm 2029 tổ chức Liên hoan Âm nhạc quốc tế; năm 2030 Liên hoan Nhiếp ảnh quốc tế…).

Bài 4: Văn học nghệ thuật khơi nguồn động lực phát triển
Nghệ sĩ Vùng mỏ Nguyễn Thị Hoàng Hoà nêu, Nghị quyết 17-NQ/TU của Tỉnh ủy Quảng Ninh đi vào văn học nghệ thuật cần được cụ thể hóa bằng chế độ đãi ngộ văn nghệ sĩ, như mở trại sáng tác thường niên dày hơn; và đổi mới cơ chế hỗ trợ sáng tác, hỗ trợ ngay khi xây dựng đề cương kịch bản của loại hình nghệ thuật cần đầu tư lớn.

Hội Văn học nghệ thuật Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch tiến hành khảo sát, cấp phát sách Văn học nghệ thuật cho tủ sách các nhà văn hóa xã, phường, thị trấn và nhà văn hóa khu dân cư (dự kiến 500.000đ/1 nhà văn hóa/năm, với 7- 10 cuốn sách văn học nghệ thuật); xây dựng các thư viện cộng đồng. Tổ chức dịch, giới thiệu, xuất bản các tác phẩm văn học, nghệ thuật của tỉnh Quảng Ninh có giá trị về tư tưởng nghệ thuật với bạn bè quốc tế. Dịch thuật, xuất bản sách văn học, văn nghệ dân gian của các tác giả Quảng Ninh ra nước ngoài (mỗi năm từ 2-3 cuốn sách); dịch từ 2-3 ca khúc, 3-4 bài thơ về Quảng Ninh ra tiếng nước ngoài, trước mắt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.

Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, Hội Văn học nghệ thuật huyện, thị, thành phố và các Chi hội Nghệ thuật chuyên ngành thực hiện chuyển đổi số, từng bước đầu tư thiết bị và các phần mềm: Đổi mới hoạt động cơ quan Hội; quản lý đội ngũ tác giả, tác phẩm; số hóa tác phẩm văn học nghệ thuật để quản lý và quảng bá. Sử dụng không gian mạng để kết nối, cập nhật các thông tin chính trị, xã hội tới văn nghệ sĩ; tổ chức hoạt động trực tuyến.

Theo đó là thực hiện tốt các nhiệm vụ thường xuyên, phát huy giá trị, sức mạnh văn hóa nghệ thuật trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Bám sát nhiệm vụ chính trị của tỉnh, thực tiễn của đất nước, gắn bó với cuộc sống của Nhân dân để tổ chức các hoạt động, tập trung vào các chủ đề như: Phát triển văn hóa, con người Quảng Ninh; phát huy truyền thống “Kỷ luật, đồng tâm” của công nhân mỏ; phát triển dịch vụ, du lịch; phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; xây dựng nông thôn mới; xây dựng đô thị thông minh, đô thị xanh; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh. Sáng tác nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị cao, cổ vũ kịp thời các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp đổi mới của địa phương, đất nước.

Hội Văn học nghệ thuật tỉnh phối hợp với các chuyên ngành Trung ương tổ chức các cuộc thi sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật về vùng đất, con người Quảng Ninh. Tranh thủ sự giúp đỡ của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, các Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương; phối hợp các Hội Văn học nghệ thuật các địa phương vùng Đồng bằng sông Hồng, Việt Bắc và các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các Sở, ban, ngành, địa phương của tỉnh.... nâng cao chất lượng tham mưu, tổ chức các hoạt động của tỉnh; tổ chức mở các trại sáng tác, công bố tác phẩm; tổ chức các cuộc thi, hội thảo chuyên đề. Quan hệ chặt chẽ với các Hội Văn học nghệ thuật cấp huyện trong tỉnh, các Chi hội chuyên ngành Trung ương trên địa bàn để hướng dẫn, phối hợp hỗ trợ tổ chức các hoạt động văn học nghệ thuật, phát triển hội viên mới.

Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Giáo dục và Đào tạo, trường Đại học Hạ Long, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh... trong tổ chức các sự kiện lớn về văn học nghệ thuật, phát hiện và bồi dưỡng các năng khiếu về văn học nghệ thuật trong học sinh, sinh viên; tiếp tục đưa văn học nghệ thuật phát triển trong trường học. Chú trọng chăm lo xây dựng văn hóa trong cơ quan Hội, cán bộ, viên chức, lao động thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ, góp phần tạo sự chuyển biến rõ nét và nâng cao tính chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả của đội ngũ cán bộ, viên chức, lao động trong thực thi nhiệm vụ.

Xây dựng cơ quan văn hóa gắn với phát triển văn hóa, con người giàu bản sắc Quảng Ninh. Phát động và tổ chức tốt phong trào thi đua trong cơ quan thực hiện tốt việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thực hiện kỳ luật, kỷ cương hành chính, hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn.

Thực hiện tốt quy hoạch, đào tạo cán bộ công tác Hội, hàng năm có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, phẩm chất chính trị cho đội ngũ văn nghệ sĩ, trong đó quan tâm bồi dưỡng lực lượng trẻ. Đẩy mạnh công tác ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý và văn nghệ sĩ phù hợp với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Kịp thời phát hiện, phát triển năng khiếu về văn học, nghệ thuật cho thế hệ trẻ, thực hiện ươm mầm phát triển tài năng văn học nghệ thuật. Mời các văn nghệ sĩ ngoài tỉnh có kinh nghiệm và thành tích sáng tác cao về Quảng Ninh thâm nhập sáng tác và trao đổi nghiệp vụ. Quan tâm bồi dưỡng, phát hiện các năng khiếu văn học nghệ thuật từ phong trào cơ sở, từ các câu lạc bộ văn học nghệ thuật, các trường học trên địa bàn tỉnh... để văn học nghệ thuật khơi nguồn động lực phát triển bền vững.

Một số hình ảnh văn học nghệ thuật khơi nguồn động lực phát triển:

Bài 4: Văn học nghệ thuật khơi nguồn động lực phát triển
Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho con người, con người làm nguồn lực bền vững.
Bài 4: Văn học nghệ thuật khơi nguồn động lực phát triển
Văn hóa là cánh cửa lớn của ngành Kinh tế du lịch.
Bài 4: Văn học nghệ thuật khơi nguồn động lực phát triển
Khu Bảo tồn văn hoá người Dao Thanh Y (xã Bằng Cả, thành phố Hạ Long) là một trong những công trình văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số được xây dựng sớm nhất ở Quảng Ninh.
Bài 4: Văn học nghệ thuật khơi nguồn động lực phát triển
Chợ phiên vùng cao không chỉ là thị trường mua bán, đã trở thành nét đẹp văn hóa và sản phẩm du lịch ở vùng cao hẻo lánh.
Bài 4: Văn học nghệ thuật khơi nguồn động lực phát triển
Văn nghệ nâng cao đời sống văn hóa trong các khu dân cư, là nòng cốt sự thành công xây dựng phố đi bộ trong đô thị.
Bài 4: Văn học nghệ thuật khơi nguồn động lực phát triển
Chùa Ba Vàng công trình tôn giáo quy mô lớn, xây dựng theo kiến trúc chùa chiền cổ Việt Nam. Hình ảnh, nghi thức rước đèn hoa đăng trong Đại lễ Phật Đản (Phật lịch 2568) năm 2024, nét văn hoá tâm linh của người Việt thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách thập phương.
Bài 4: Văn học nghệ thuật khơi nguồn động lực phát triển
Lễ Hội đền Cửa Ông thờ Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng, Di tích cấp Quốc gia đặc biệt ở thành phố Cẩm Phả.
Bài 4: Văn học nghệ thuật khơi nguồn động lực phát triển
Lễ Hội Miếu Ông - Miếu Bà của người Dao huyện Ba Chẽ.
Bài 4: Văn học nghệ thuật khơi nguồn động lực phát triển
Lễ Hội Vân Đồn tưởng nhớ quân dân nhà Trần dưới sự chỉ huy của Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư đã đánh tan đoàn thuyền quân lương của giặc Nguyên Mông năm 1288.
Bài 4: Văn học nghệ thuật khơi nguồn động lực phát triển
Lễ Hội Tiên Công (rước người sống riêng có ở Quảng Ninh) di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Vũ Phong Cầm

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Quảng Ninh: Hội tụ nhiều thuận lợi để phát triển công nghiệp văn hóa

    (Xây dựng) - Công nghiệp văn hóa được Việt Nam xác định là các ngành công nghiệp sản xuất ra các sản phẩm mang tính nghệ thuật và sáng tạo, thông qua khai thác những giá trị văn hóa để thu về những nguồn lợi kinh tế. Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra nhiệm vụ: “Khẩn trương triển khai phát triển có trọng tâm, trọng điểm ngành công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa trên cơ sở xác định và phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam”. Thực hiện “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ, bên cạnh tài nguyên văn hóa giàu có, Quảng Ninh còn hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển.

    08:55 | 09/01/2025
  • Đà Nẵng: DIFF 2025 hứa hẹn nhiều đột phá trong trình diễn

    (Xây dựng) – Tiếp nối thành công của DIFF 2024, Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFF) 2025 sẽ có nhiều đổi mới và sáng tạo đột phá hứa hẹn mở ra một kỷ nguyên mới của pháo hoa Đà Nẵng, đánh dấu một giai đoạn phát triển thăng hoa mạnh mẽ hơn nữa của thành phố Đà Nẵng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

    10:42 | 08/01/2025
  • Bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể võ cổ truyền Bình Định

    (Xây dựng) - Võ cổ truyền Bình Định không chỉ là một môn võ thuật, mà còn là kết tinh của tinh thần thượng võ, ý chí tự cường và văn hóa ứng xử cao đẹp của người Việt. Với chiều sâu lịch sử, văn hóa và triết lý sống, võ cổ truyền Bình Định chính là một trong những di sản phi vật thể cần được nhận diện, bảo vệ và phát huy.

    16:55 | 05/01/2025
  • Lạng Sơn: Chi hơn 14 tỷ đồng tổ chức Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Quyết định số 2374/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự toán kinh phí tổ chức Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng và các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025.

    20:27 | 03/01/2025
  • Công nhận 33 bảo vật quốc gia

    (Xây dựng) - Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 bảo vật quốc gia (đợt 13, năm 2024).

    08:14 | 03/01/2025
  • Phát triển đô thị di sản trong kỷ nguyên mới: Bước ngoặt của vùng đất cố đô

    (Xây dựng) - Việt Nam đang chuyển mình trong kỷ nguyên đổi mới và hội nhập quốc tế, phát triển các đô thị di sản đã trở thành một yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của đất nước. Nhiều đô thị hiện nay đang sở hữu một hệ thống di sản văn hóa phong phú được công nhận ở cấp quốc gia và quốc tế, với hàng chục di sản vật thể, phi vật thể và thiên nhiên được UNESCO vinh danh. Việc gìn giữ và phát triển các đô thị di sản không chỉ khơi dậy niềm tự hào dân tộc mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy du lịch, phát triển kinh tế địa phương.

    20:57 | 01/01/2025
  • Kỷ lục mới: Gần 1 triệu người đổ bộ các tọa độ ăn chơi “họ Vin” trong đại tiệc chào năm mới 2025

    (Xây dựng) - Với không gian trải nghiệm đa dạng, từ mua sắm đến vui chơi giải trí, cùng âm nhạc đỉnh cao quy tụ dàn nghệ sĩ đình đám và vũ điệu pháo hoa rực sáng bầu trời… chuỗi “tọa độ Vin” từ Bắc vào Nam thực sự đã sáng nhất trong đêm 31/12 khi là nơi chào đón năm mới 2025 của gần 1 triệu du khách trong nước và quốc tế.

    15:16 | 01/01/2025
  • Bình Định: Tưng bừng đại tiệc âm nhạc tại đêm Countdown “Quy nhơn - Thiên đường biển - Vươn tầm khởi sắc"

    (Xây dựng) – Chương trình Countdown Tết Dương lịch 2025 "Quy nhơn - Thiên đường biển - Vươn tầm khởi sắc" đã đem đến cho khán giả một không gian bùng nổ trong âm thanh, ánh sáng bên bờ biển thơ mộng cùng hiệu ứng hỏa thuật đặc sắc.

    09:37 | 01/01/2025
  • Chào năm mới với niềm tin và hy vọng

    Ðêm 31/12/2024, các tỉnh, thành phố trong cả nước tổ chức nhiều chương trình, sự kiện văn hóa, thu hút rất đông người dân, nhất là giới trẻ, chào đón thời khắc chuyển sang năm mới. Năm 2024 với nhiều biến động vừa trôi qua. Vượt qua nhiều khó khăn, kinh tế đất nước tăng trưởng cao, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện. Mọi người hy vọng sang năm 2025 - năm hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm kỳ 2020-2025, với thời cơ vận hội mới, đất nước sẽ có nhiều chuyển biến mới.

    09:31 | 01/01/2025
  • Nâng tầm di sản văn hóa xứ Kinh Bắc

    (Xây dựng) - Bắc Ninh tiếp tục khẳng định vị thế là vùng đất giàu truyền thống lịch sử và văn hóa khi 11 di tích tiêu biểu vừa được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.

    18:15 | 30/12/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load