Thứ ba 05/11/2024 07:21 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Giáo dục

Quảng Ninh: Văn hóa là nền tảng tinh thần, nguồn lực nội sinh, động lực cho phát triển nhanh, bền vững

Bài 3: Xây dựng văn hóa học đường trong sinh viên

17:35 | 26/07/2024

(Xây dựng) - Đảng ủy Trường Đại học Hạ Long (Quảng Ninh) vừa ban hành Nghị quyết số 866-NQ/ĐU về xây dựng văn hóa học đường trong sinh viên, học sinh theo Nghị quyết số 17-KH/TU của Tỉnh ủy. Theo đó Ban Giám hiệu nhà trường có chương trình hành động thiết thực, phù hợp với nhiệm vụ đào đạo của nhà trường, tạo ra nét đẹp mới trong giảng dạy học tập.

Bài 3: Xây dựng văn hóa học đường trong sinh viên
Hiệu trưởng, TS. Nguyễn Đức Tiệp nêu, Trường Đại học Hạ Long nghiên cứu đưa Nghị quyết số 17-KH/TU của Tỉnh ủy Quảng Ninh vào học đường tạo ra không gian sư phạm mới, đào tạo cho đất nước nguồn nhân lực có đức - có tài.

Hiệu trưởng, TS. Nguyễn Đức Tiệp cho biết, để triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 17-KH/TU ngày 30/10/2023 của Tỉnh ủy Quảng Ninh về “xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Quảng Ninh trở thành nguồn lực nội sinh, động lực cho sự phát triển nhanh, bền vững”; Trường Đại học Hạ Long đã cụ thể hóa Nghị quyết của Tỉnh ủy bằng Nghị quyết chuyên đề của Đảng bộ Nhà trường, xây dựng văn hóa học đường là cần thiết, góp phần định hướng trong giáo dục nhân cách, tri thức, kỹ năng sống trong sinh viên, học sinh.

Bài 3: Xây dựng văn hóa học đường trong sinh viên
Lễ ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giữa Trường Đại học Hạ Long và tổ chức công ích pháp nhân TOA Soken (Nhật Bản).

Với quan điểm xây dựng văn hóa học đường trong sinh viên, học sinh Trường Đại học Hạ Long là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường. Sinh viên, học sinh nhà trường là một trong những nhân tố tích cực trong việc xây dựng, phát huy truyền thống giàu bản sắc của Quảng Ninh, lan tỏa vị thế của Trường Đại học Hạ Long góp phần cho sự phát triển nhanh, bền vững của tỉnh Quảng Ninh và của Trường Đại học Hạ Long.

Bài 3: Xây dựng văn hóa học đường trong sinh viên
Trường Đại học Hạ Long ký kết thỏa thuận hợp tác đào tạo chuyển giao nhân tài với Cảng Hàng không quốc tế Vân Đồn giai đoạn 2024-2029.

Mục tiêu trọng tâm, đẩy mạnh công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, văn hóa, đạo đức, lối sống, lòng yêu nước, tự hào dân tộc và tuân thủ pháp luật cho thế hệ trẻ, tạo niềm tin cho xã hội về chất lượng giáo dục, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài góp phần tạo nên những thế hệ công dân tốt, có phẩm chất, năng lực, đạo đức, văn hóa đáp ứng yêu cầu của xã hội, góp phần xây dựng con người Quảng Ninh phát triển toàn diện, năng động, sáng tạo, hào sảng, lành mạnh, văn minh, thân thiện. Xây dựng mô hình kiểu mẫu trong sinh viên, học sinh về thực hiện văn hóa học đường.

Bài 3: Xây dựng văn hóa học đường trong sinh viên
Một giờ học của sinh viên năm thứ nhất của Trường Đại học Hạ Long.

Cụ thể, tiếp tục thực hiện có hiệu quả quy định về văn hóa học đường của sinh viên, học sinh Trường Đại học Hạ Long. Hoàn thành kế hoạch phát triển đảng trong sinh viên, học sinh hằng năm. Xây dựng ít nhất một mô hình tiêu biểu trong thực hiện văn hóa học đường với các tiêu chí cụ thể. Không có trường hợp sinh viên mắc các tệ nạn xã hội về ma túy, cờ bạc, mại dâm.

Bài 3: Xây dựng văn hóa học đường trong sinh viên
Sinh viên Trường Đại học Hạ Long trao đổi với các nhà tuyển dụng tại Diễn đàn hợp tác Nhà trường - Nhà tuyển dụng và Ngày hội việc làm sinh viên.

Thực hiện hiệu quả văn hóa học đường để Trường Đại học Hạ Long là nơi rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ phát triển toàn diện, hài hòa giáo dục giữa kỹ năng sống và thể chất. Xây dựng “Bộ quy tắc ứng xử Trường Đại học Hạ Long” trên cơ sở bám sát thực hiện các tiêu chí tại “Bộ quy tắc ứng xử trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” cập nhật, bổ sung theo hướng thực hiện thường xuyên các chuẩn mực ứng xử văn minh, lịch sự, mang bản sắc riêng.

Bài 3: Xây dựng văn hóa học đường trong sinh viên
Trường Đại học Hạ Long ứng dụng chuyển đổi số, số hóa trong giảng dậy học tập.

Xây dựng mô hình tiêu biểu trong thực hiện văn hóa học đường gắn với môi trường sống sáng-xanh - sạch - đẹp. Tạo điều kiện để sinh viên người dân tộc thiểu số gìn giữ, sử dụng trang phục truyền thống, ngôn ngữ của dân tộc mình trong nhà trường. Tăng cường tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, hoạt động vì cộng đồng gắn với hoạt động giáo dục tri thức, lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn minh, truyền thống văn hóa dân tộc, ý thức tuân thủ pháp luật, tôn trọng đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn, đáp nghĩa”, “tương thân, tương ái”, kỹ năng xã hội cho thế hệ trẻ thông qua hoạt động giáo dục của nhà trường, các hoạt động xã hội và trên phương tiện truyền thông.

Bài 3: Xây dựng văn hóa học đường trong sinh viên
Giảng viên người nước ngoài hướng dẫn sinh viên Trường Đại học Hạ Long học tập theo chuẩn đào tạo quốc tế.

Đẩy mạnh chất lượng đào tạo khối ngành nghệ thuật nhằm phát huy, bảo tồn các giá trị văn hóa của Quảng Ninh. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động sinh viên trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, tham gia không gian mạng; vận động sinh viên tham gia phê phán và đấu tranh, ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, mê tín dị đoan. Nghiên cứu đổi mới nội dung, hình thức rèn luyện sinh viên về lý tưởng cách mạng, nhận thức chính trị, về đạo đức, lối sống, tác phong; gắn nội dung rèn luyện với việc khắc phục biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.

Bài 3: Xây dựng văn hóa học đường trong sinh viên
Trưởng phòng Công tác chính trị, Quản lý và Hỗ trợ sinh viên Trường Đại học Hạ Long, ThS. Nguyễn Quốc Tuấn nêu, xây dựng văn hóa học đường trong sinh viên, tạo ra động lực mới nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.

Kế hoạch đồng thời với các giải pháp thực hiện, tập trung triển khai thực hiện các khâu đột phá: chăm lo xây dựng văn hóa trong Đảng, đơn vị và các tổ chức đoàn thể; phát triển công nghiệp dịch vụ, công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí dựa trên nền tảng công nghiệp sáng tạo được tổ chức sản xuất ở trình độ cao.

Bài 3: Xây dựng văn hóa học đường trong sinh viên
Thầy trò nhà trường thực tế tìm hiểu các di tích văn hóa lịch sử, chương trình học tập ngoại khóa sinh động bổ ích.

Tăng cường năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hóa gồm: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật trong lĩnh vực văn hóa. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật. Tăng cường hợp tác, hội nhập quốc tế nhằm quảng bá bản sắc văn hoá, con người Quảng Ninh. Thực hiện chuyển đổi số nhằm tăng cường kết nối, trao đổi thông tin về quản lý, phát triển văn hóa, con người.

Bài 3: Xây dựng văn hóa học đường trong sinh viên
Toàn cảnh Trường Đại học Hạ Long tại thành phố Uông Bí, Quảng Ninh.

Chú trọng xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa phát triển lành mạnh, năng động, sáng tạo, nhân văn, tiến bộ, là nền tảng tinh thần vững chắc của một xã hội phồn vinh, văn minh, hạnh phúc. Phát triển con người Quảng Ninh toàn diện, thực sự là trung tâm, chủ thể, nguồn lực, động lực quan trọng nhất và là mục tiêu của sự phát triển. Xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật; chăm lo xây dựng, phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ Quảng Ninh vững mạnh toàn diện.

Trường Đại học Hạ Long đã đề ra 10 chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2030 và nhiều nhiệm vụ thiết thực trong Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TU; và Kế hoạch số 383-KH/TU của Tỉnh ủy. Các chỉ tiêu bao gồm: Xây dựng, ban hành, thực hiện bộ quy tắc ứng xử và chuẩn mực đạo đức công vụ Trường Đại học Hạ Long. 100% các đơn vị, nhất là các khoa đào tạo thực hiện có hiệu quả tiêu chí văn hoá trong trường học. Các đơn vị, cá nhân tham gia HTX Sinh viên, kinh doanh trong nhà trường xây dựng và thực hiện chuẩn mực đạo đức, văn hóa trong kinh doanh. Hằng năm Nhà trường đạt danh hiệu “Cơ quan, đơn vị văn hóa”.

Phấn đấu 100% đoàn viên Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, HS, SV, HV nhà trường không mắc các tệ nạn xã hội về ma túy, cờ bạc, mại dâm, vi phạm an toàn giao thông ... 100% VC, LĐ, SV, HV được tuyên truyền về hệ giá trị tỉnh Quảng Ninh, hệ giá trị con người Quảng Ninh, hệ giá trị quốc gia, văn hóa, gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam. 100% SV ngành du lịch, văn hóa, sư phạm, ngoại ngữ được đào tạo kiến thức về lịch sử, danh lam thắng cảnh, văn hóa địa phương; 100% HV học tập các chứng chỉ hành nghề về du lịch tại trường được bồi dưỡng kiến thức về lịch sử, danh lam thắng cảnh, văn hóa địa phương.

100% học sinh bậc phổ thông của Trường THSP được tiếp cận giáo dục nghệ thuật, giáo dục di sản văn hóa, được tham quan các di tích quốc gia đặc biệt, Bảo tàng tỉnh, Thư viện tỉnh... (theo chương trình triển khai của Sở Giáo dục và Đào tạo). Nhà trường xây dựng được các khu thể thao; các Hội trường phục vụ hoạt động văn hóa hiện đại, đồng bộ, đảm bảo các hoạt động của nhà trường. Nhà trường có phòng học cho các môn học âm nhạc, mỹ thuật, nghệ thuật bảo đảm các hoạt động dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông cho HS trường THSP.

Vắn tắt các nhiệm vụ trọng tâm gồm 6 nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền; 12 nhiệm vụ Tăng cường năng lực quản lý trong lĩnh vực văn hóa; 3 nhiệm vụ trong Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật trong lĩnh vực văn hóa; 4 nhiệm vụ Nâng cao chất lượng đội ngũ lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật; 4 nhiệm vụ về Tăng cường hợp tác, hội nhập quốc tế; 1 nhiệm vụ Thực hiện chuyển đổi số; 3 nhiệm vụ về xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa của Trường ĐHHL, tỉnh Quảng Ninh phát triển lành mạnh, năng động, sáng tạo, nhân văn, tiến bộ, là nền tảng tinh thần vững chắc của một xã hội phồn vinh, văn minh, hạnh phúc; 1 nhiệm vụ về Phát triển con người Quảng Ninh toàn diện, thực sự là trung tâm, chủ thể, nguồn lực, động lực quan trọng nhất và là mục tiêu của sự phát triền; 12 nhiệm vụ về Phát huy mọi nguồn lực phát triển văn hóa, con người Quảng Ninh; 2 nhiệm vụ về đầu tư và khai thác hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao và không gian công cộng phục vụ phát triền văn hóa chất lượng cao, hướng đến đẳng cấp quốc tế; 2 nhiệm vụ Bảo tồn, phục hồi và phát huy giá trị các di sản văn hóa Quảng Ninh, các công trình kiến trúc, cảnh quan mang bản sắc văn hóa truyền thống, đặc trưng; 2 nhiệm vụ về Xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật; chăm lo xây dựng, phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ Quảng Ninh vững mạnh toàn diện; 3 nhiệm vụ về tăng cường đầu tư, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao; 3 nhiệm vụ về phát triển công nghiệp văn hóa, sáng tạo và dịch vụ văn hóa trở thành một mũi đột phá chiến lược thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; 2 nhiệm vụ về công tác thanh kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết; công tác thi đua, khen thưởng việc thực hiện triển khai Nghị quyết và Kế hoạch.

Tiêu biểu là nhiệm vụ nghiên cứu, chuẩn bị điều kiện để xây dựng Đề án mở ngành đào tạo trình độ đại học lĩnh vực Nghệ thuật (theo quy định tại Thông tư 09/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) tại Trường Đại học Hạ Long, đảm bảo đủ điều kiện mở ngành giai đoạn sau năm 2030; Triển khai Dự án Âm nhạc số - VIETMUS do quỹ Eramus+ của Liên minh châu Âu tài trợ giai đoạn 2023-2024 (có sự tham gia của 05 trường đại học giảng dạy khối ngành nghệ thuật tại Việt Nam).

Vũ Phong Cầm

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load