Thứ tư 05/02/2025 11:39 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Giáo dục

Quảng Ninh: Trường Đoàn Thị Điểm Hạ Long ứng dụng công nghệ số chấm điểm tự động

11:36 | 28/12/2024

(Xây dựng) - Chi bộ Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Đoàn Thị Điểm được Đảng ủy các đơn vị kinh tế tư nhân thành phố Hạ Long chọn làm điểm chỉ đạo Đại hội đại biểu Đảng cơ sở, bởi có nhiều đổi mới trong công tác xây dựng Đảng, trong đầu tư vào nghề sư phạm; tiêu biểu là chuyển đổi số trong quản lý, giảng dạy và học tập, đã ứng dụng công nghệ số chấm điểm tự động.

Quảng Ninh: Trường Đoàn Thị Điểm Hạ Long ứng dụng công nghệ số chấm điểm tự động
Trường Đoàn Thị Điểm Hạ Long ở phường Cao Xanh, thành phố Hạ Long.

Trường Đoàn Thị Điểm Hạ Long là nòng cốt của Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Đoàn Thị Điểm. Nhà trường quy mô giáo dục liên cấp từ Tiểu học, THCS đến THPT với trên 1.000 học sinh và gần 160 cán bộ giáo viên.

Chi bộ Nhà trường thường xuyên quán triệt, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết, Kết luận Trung ương 4 (khóa XII, khóa XIII); Chỉ thị số 05 CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị và Quy định 144-QĐ/TW, ngày 09/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới. Định hướng cho cán bộ, đảng viên, giáo viên Nhà trường “phủ xanh thông tin tích cực”; tạo sự đồng thuận trong thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Quảng Ninh: Trường Đoàn Thị Điểm Hạ Long ứng dụng công nghệ số chấm điểm tự động
Trường Đoàn Thị Điểm Hạ Long quy mô trường liên cấp từ Tiểu học, THCS, THPT.

Ngay từ đầu năm học, Chi bộ triển khai nghiêm túc việc ký cam kết, đăng ký thực hiện làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và viết bài thu hoạch học tập các nghị quyết của Đảng, xây dựng kế hoạch cá nhân (cam kết) tu dưỡng, rèn luyện, tổ chức các buổi sinh hoạt chi bộ lồng ghép sinh hoạt chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng văn hóa, con người Việt Nam nhất là về văn hóa trong Đảng và đạo đức cách mạng trong tình hình mới”.

Qua các buổi họp, Chi bộ đã định hướng cụ thể cho giáo viên trong việc phát triển phương pháp giảng dạy, lấy học sinh làm trung tâm và triển khai các sáng kiến trong quản lý thời gian và công việc. Nhờ đó, các phong trào như “Giáo viên sáng tạo - Học sinh tích cực” đã được phát động và nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ, đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của tinh thần tự học, sáng tạo và lắng nghe của học sinh.

Nhà trường thường xuyên tăng cường tuyên truyền qua các kênh truyền thông nội bộ, bảng tin, website nhà trường và hệ thống đa phương tiện tại các phòng học, phòng sinh hoạt chung. Phát động phong trào “Học tập sáng tạo” gắn với những gương điển hình trong nhà trường. Một số gương điển hình tiêu biểu như: Cô Nguyễn Thị Lan với sáng kiến giảng dạy tích hợp công nghệ AI trong môn Toán, thầy Phạm Văn Thủy với phương pháp xây dựng bài giảng tương tác trên nền tảng số và cô Phạm Thị Cẩm Nhung với các dự án khuyến khích học sinh sáng tạo nội dung số qua video giáo dục.

Tổ chức các buổi thi đổi mới giảng dạy làm theo phong cách Hồ Chí Minh (ngắn gọn, hiệu quả, dễ hiểu) gắn liền với việc chuyển đổi số trong giáo dục, đây là ứng dụng công nghệ kỹ thuật số và hệ thống thông tin internet vào lĩnh vực giáo dục để nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục. Bao gồm cải tiến phương pháp giảng dạy, cải tiến các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ học tập, nâng cao trải nghiệm của học sinh và người tham gia đào tạo.

Quảng Ninh: Trường Đoàn Thị Điểm Hạ Long ứng dụng công nghệ số chấm điểm tự động
Trường sớm chuyển đổi số trong quản lý, giảng dạy và học tập.

Nhà trường triển khai làm mới toàn bộ hệ thống mạng của trường nhằm đảm bảo tất cả các phòng làm việc, lớp học, phòng chức năng và các không gian chung đều được kết nối internet ổn định, phục vụ tốt cho công tác giảng dạy và học tập. Đầu tư cho dự án này gần 300 triệu đồng, góp phần nâng cao chất lượng công tác giảng dạy và hỗ trợ công tác chuyển đổi số trong giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động học tập và nghiên cứu. Triển khai hệ thống quản trị hành chính, lịch công tác trên nền tảng số, đảm bảo tính minh bạch và tiết kiệm thời gian. Triển khai các hệ thống quản trị nhà, quản lý học sinh Smas, nền tảng học tập trực tuyến (LMS) của OLM, đặc biệt nhà trường còn đang xây dựng hệ thống máy chủ riêng của nhà trường nhằm chủ động khai thác, quản trị và lưu trữ dữ liệu một cách an toàn và bảo mật, đảm bảo tính ổn định và lâu dài của hệ thống công nghệ thông tin phục vụ lộ trình chuyển đổi số.

Năm học 2024-2025, là năm đầu tiên nhà trường áp dụng hình thức chấm điểm tất cả các bài kiểm tra trắc nghiệm bằng hệ thống máy chấm điểm tự động. Việc chấm kiểm tra trắc nghiệm tự động giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho giáo viên, đồng thời tăng tính chính xác và công bằng trong quá trình đánh giá. Hệ thống tự động không chỉ giúp giảm thiểu sai sót do yếu tố con người mà còn cung cấp phản hồi nhanh chóng, giúp học sinh hiểu rõ kết quả học tập của mình ngay sau khi hoàn thành bài thi. Đây là bước tiến quan trọng trong công tác chuyển đổi số, hướng đến một môi trường học tập hiệu quả, minh bạch và hiện đại. Triển khai cho toàn bộ cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường ký cam kết “công dân số văn minh” kêu gọi cam kết ứng xử tích cực, không phát tán tin giả, không tham gia vào các hành vi tiêu cực trên mạng.

Việc triển khai chuyển đổi số đã giúp củng cố sự đồng thuận trong nhận thức và hành động của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Từ đó, tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả, đồng bộ, thúc đẩy tinh thần đổi mới sáng tạo và cải tiến công tác giảng dạy, quản lý. Nâng cao tính chuyên nghiệp trong quản lý, giảng dạy và học tập: Việc ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số vào các hoạt động quản lý, giảng dạy và học tập đã tạo ra một môi trường học tập hiện đại, minh bạch, giúp nâng cao chất lượng giáo dục. Giáo viên và học sinh đã có thể tiếp cận thông tin và công cụ giảng dạy nhanh chóng và hiệu quả hơn, từ đó nâng cao tính chuyên nghiệp trong công tác giảng dạy.

Hình thành các đề án đổi mới sáng tạo trong nhà trường với sự tham gia đồng bộ của toàn thể giáo viên và học sinh: Các hoạt động đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ trong giảng dạy đã tạo ra nhiều đề án, dự án học tập sáng tạo, thu hút sự tham gia của toàn thể giáo viên và học sinh. Điều này không chỉ giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo mà còn tạo cơ hội cho giáo viên cải tiến phương pháp giảng dạy, đáp ứng nhu cầu học tập trong thời đại số. Tăng cường sự minh bạch và hiệu quả trong quản lý: Hệ thống quản lý số giúp cải thiện công tác hành chính, giảm thiểu sai sót trong việc chấm điểm, quản lý học sinh và lưu trữ dữ liệu. Sự minh bạch trong việc đánh giá kết quả học tập và quản lý các hoạt động của trường đã giúp xây dựng lòng tin trong cộng đồng giáo dục, đồng thời giúp cán bộ quản lý nhà trường có thể theo dõi và đánh giá hiệu quả công việc một cách chính xác và kịp thời.

Quảng Ninh: Trường Đoàn Thị Điểm Hạ Long ứng dụng công nghệ số chấm điểm tự động
Nhà trường ứng dụng công nghệ số, chấm điểm các bài kiểm tra trắc nghiệm bằng hệ thống máy chấm điểm tự động được phụ huynh học sinh quan tâm.

Khả năng tự học và làm việc của học sinh được nâng cao: Chuyển đổi số đã giúp học sinh phát triển khả năng tự học thông qua các công cụ học tập trực tuyến và các nền tảng số. Để đảm bảo việc chuyển đổi số thành công, nhà trường thường xuyên duy trì và mở rộng hợp tác với các đối tác trong lĩnh vực công nghệ, giáo dục, cũng như các chuyên gia về chuyển đổi số. Việc này sẽ giúp nhà trường tiếp cận được các giải pháp công nghệ tiên tiến và duy trì sự đổi mới trong công tác giảng dạy.

Vũ Phong Cầm

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load