Thứ sáu 09/06/2023 04:51 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Hiện trường sạt lở nghiêm trọng ven sông Vàm Cỏ Tây

10:39 | 26/05/2023

Một đoạn đường bê tông ven sông Vàm Cỏ Tây bị sạt lở khiến hơn 500 hộ dân của xã Thủy Đông, H.Thạnh Hóa (Long An) bị chia cắt giao thông. Hiện tại, các công nhân đang khoan lấy mẫu đất để phân tích.

Hiện trường sạt lở nghiêm trọng ven sông Vàm Cỏ Tây

Vụ sạt lở thuộc khu vực bờ sông Vàm Cỏ Tây - ấp Bến Kè, xã Thuỷ Đông, huyện Thạnh Hoá vào rạng sáng ngày 9/5 vừa qua đã làm sụp hoàn toàn một đoạn đường bê tông với chiều dài khoảng 15m và một hàng rào (tường gạch, khung sắt) của hộ dân Lê Thị Thuỷ xuống sông. Tổng chiều dài sạt lở khoảng 45m, sạt hố sâu từ 5-6m, chiều rộng sạt khoảng 8m tính từ mép bờ sông hiện trạng vào trong bờ. Ngoài ra, trong khu vực sạt lở còn xuất hiện nhiều vết nứt rộng từ 2-10cm, phạm vi xuất hiện vết nứt có chiều dài khoảng 150m. Ước thiệt hại khoảng 200m3 đất bị nước cuốn trôi hoàn toàn, sập đổ 15m đường bê tông và 45 mét hàng rào, kinh phí thiệt hại khoảng 500 triệu đồng.

Hiện trường sạt lở nghiêm trọng ven sông Vàm Cỏ Tây

Đến khoảng 0h20 đêm ngày 18/5, tại khu vực trên tiếp tục xảy ra sạt lở làm sập đổ hoàn toàn 20m tường và cổng rào của nhà dân xuống sông Vàm Cỏ Tây; hiện có một phần tường rào khoảng 20m có dấu hiệu sụp lún của hộ dân Lê Thị Thuỷ.

Hiện trường sạt lở nghiêm trọng ven sông Vàm Cỏ Tây

Chiều dài sạt lở thêm (đoạn đường bê tông mặt 2,5m) khoảng 5m, đất lún sâu từ mặt đất hiện trạng xuống đáy sông 4m (dạng hàm ếch), lấn sâu vào đất liền thêm 3 m so với vết sạt lở ngày 09/5; phạm vi xuất hiện thêm vết nứt có chiều dài khoảng 10m. Ước thiệt hại thêm khoảng 50m3 đất bị cuốn trôi và kinh phí khoảng 600 triệu đồng. Hiện nay người dân đang xử lý gia cố tạm thời bằng cừ tràm với chiều dài khoảng 100m để ngăn sạt lở tiếp tục xảy ra làm mất phần đất và nhà ở bên trong.Trong ảnh, ông Dương Văn Luận đang chỉ về phần sạt lở trước cửa nhà mình.

Hiện trường sạt lở nghiêm trọng ven sông Vàm Cỏ Tây

Ông Luận chui qua phần rào cảnh báo phía bên kia đoạn sạt lở để chỉ nơi người dân bị cô lập, phải đi nhờ lối tắt.

Hiện trường sạt lở nghiêm trọng ven sông Vàm Cỏ Tây

Mấy ngày qua, người dân trong khu vực phải đi nhờ lối tắt qua một khu mộ để ra đường lớn.

Hiện trường sạt lở nghiêm trọng ven sông Vàm Cỏ Tây

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện Thạnh Hoá, UBND xã Thuỷ Đông đã cắm biển cảnh báo sạt lở, căng dây và chiếu sáng 2 đầu điểm sạt lở để cảnh báo người dân không đi vào khu vực đang xảy ra sạt lở và có nguy cơ xảy ra sạt lở.

Hiện trường sạt lở nghiêm trọng ven sông Vàm Cỏ Tây

Cuộc sống nhà chị Thái Thị Lan, bán tạp hoá và vé số bị ảnh hưởng sau vụ sạt lở. "Trước thì ngày kiếm được vài trăm ngàn, giờ thì tôi chỉ có thể kiếm vài chục ngàn từ tiệm tạp hoá, nhờ may mắn còn có thể bán thêm vé số. Giờ đi giao đồ ăn hay bia, nước ngọt phải đi vòng xa hơn. Rất mong chính quyền nhanh chóng làm lại con đường chắc chắn để người dân bớt khổ. Mấy hôm nay thấy công nhân tới khoan thăm dò, lấy mẫu đất tôi vui lắm, hy vọng sớm hoàn thiện lại con đường", chị Lan chia sẻ.

Hiện trường sạt lở nghiêm trọng ven sông Vàm Cỏ Tây

Đây là phần còn lại của hàng rào bờ kè trước nhà bà Lê Thị Thuỷ. Hai phần hàng rào của nhà bà Thuỷ đầu tư gần 1 tỷ đồng, mới hoàn thiện hơn một năm thì xảy ra sự cố.

Hiện trường sạt lở nghiêm trọng ven sông Vàm Cỏ Tây

Hai hàng rào trước thời điểm xảy ra vụ sạt lở. (Ảnh: Hộ bà Thuỷ cung cấp)

Hiện trường sạt lở nghiêm trọng ven sông Vàm Cỏ Tây

Giờ đây, các hộ dân phải để sẵn đèn pin như thế này trước cửa nhà vì vẫn còn hoang mang sau vụ sạt lở.

Hiện trường sạt lở nghiêm trọng ven sông Vàm Cỏ Tây

Phần hàng rào bờ kè trước nhà bà Thuỷ được đầu tư gần 500 triệu đồng giờ chỉ còn lại thế này.

Hiện trường sạt lở nghiêm trọng ven sông Vàm Cỏ Tây

Hộ nhà bà Thuỷ đã gia cố tạm thời bằng cừ tràm cao 5m cắm xuống bờ kè đã bị sạt, chiều dài khoảng 100m để hạn chế sạt lở tiếp tục xảy ra làm mất phần đất và ảnh hưởng nhà ở bên trong. Ước tính, nhà bà Thuỷ đã bỏ ra hơn 50 triệu đồng để xử lý tạm.

Hiện trường sạt lở nghiêm trọng ven sông Vàm Cỏ Tây

Hiện đội thi công đang khoan thăm dò mẫu đất.

Hiện trường sạt lở nghiêm trọng ven sông Vàm Cỏ Tây

Cứ mỗi 2m chiều sâu công nhân sẽ lấy một mẫu đất đóng gói chuyển đi xét nghiệm.

Hiện trường sạt lở nghiêm trọng ven sông Vàm Cỏ Tây

Nguyên nhân xảy ra sạt lở được xác định do khu vực này chịu ảnh hưởng bởi tác động của dòng chảy. Lưu lượng tàu, thuyền, xà lan tải trọng lớn lưu thông qua lại ngày, đêm, chạy với vận tốc lớn, tác động phần đất dưới lòng kênh bị xói mòn, cuốn trôi, tạo thành hố sâu, hở hàm ếch gây sạt lở nghiêm trọng và ngày càng có chiều hướng gia tăng.

Theo Phạm Nguyễn/Tienphong.vn

Cùng chuyên mục
  • Hội Cấp thoát nước Việt Nam đóng góp quan trọng vào sự phát triển của ngành Nước

    (Xây dựng) - Ngày 08/6, tại thành phố Hạ Long (Quang Ninh), Hội Cấp thoát nước Việt Nam (VWSA) tổ chức Lễ kỷ niệm 35 năm thành lập. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn tham dự và phát biểu tại buổi lễ.

  • Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận:  Hoàn thành lời hứa với hơn 20 triệu dân

    (Xây dựng) – Theo Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận được khánh thành giữa năm 2022, là công trình có ý nghĩa quan trọng, hoàn thành trọn vẹn lời hứa với hơn 20 triệu người dân ĐBSCL.

  • Loạt cao tốc kết nối TP.HCM - miền Tây: Xích lại gần hơn với trung tâm kinh tế lớn

    (Xây dựng) – 1.234 km đường cao tốc từ TP.HCM đi các tỉnh phía Đông, phía Tây và các đường cao tốc ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Hiện có 3 tuyến đã đưa vào khai thác, 3 tuyến sắp hoàn thành và nhiều tuyến khác đang triển khai; giúp các tỉnh khu vực phía Nam xích lại gần hơn với trung tâm kinh tế lớn TP.HCM.

  • Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vùng: Tháo gỡ “điểm nghẽn”

    (Xây dựng) – Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia, chiếm 18% GDP toàn quốc, với hơn 19,6 triệu người. Toàn vùng có 1 đô thị loại đặc biệt trực thuộc Trung ương là TP Cần Thơ, 1 đô thị loại I trực thuộc tỉnh, là TP Mỹ Tho (Tiền Giang), 7 đô thị loại II và 6 đô thị loại III.

  • An Giang: Tập trung phát triển kết cấu hạ tầng

    (Xây dựng) – Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đặt ra: “Đầu tư hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông phục vụ phát triển công nghiệp và du lịch” là một trong ba khâu đột phá. Triển khai nghị quyết, UBND tỉnh An Giang đã phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch giao thông đường bộ và đường thủy đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo hướng hiện đại, đồng bộ với mạng lưới giao thông cấp vùng và khu vực.

  • Nâng cao chất lượng nhân lực ngành Xây dựng

    (Xây dựng) – Là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của đất nước nhưng chất lượng nguồn nhân lực tại khu vực ĐBSCL còn thấp, gây khó khăn cho thu hút đầu tư của các địa phương trong vùng. Trường Đại học Xây dựng Miền Tây đã đánh giá thực trạng đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học trong ngành Xây dựng tại khu vực và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực này.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load