Thứ bảy 27/04/2024 07:13 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Hạ tầng du lịch nghỉ dưỡng: Chưa kịp trụ vững lại lao đao

16:06 | 10/05/2021

(Xây dựng) - Bước sang năm 2021, Hạ tầng du lịch nghỉ dưỡng được dự báo có nhiều dấu hiệu phục hồi tích cực. Tuy nhiên, đối mặt với làn sóng Covid-19 lần thứ 4, lĩnh vực này chưa kịp trụ vững lại càng chao đảo thêm.

ha tang du lich nghi duong chua kip tru vung lai lao dao
Bất động sản nghỉ dưỡng sẽ còn gặp nhiều khó khăn khi bệnh dịch Covid-19 vẫn chưa kết thúc (Nguồn: Internet).

Du lịch là một trong những ngành bị ảnh hưởng lớn nhất bởi đại dịch Covid-19. Nhìn lại năm 2020, tác động của Covid-19 tới ngành Du lịch Việt Nam vô cùng nặng nề. Nhưng nhờ nỗ lực chủ động thích ứng cùng với các chương trình kích cầu nội địa từ nhà nước và chính quyền địa phương, du lịch Việt Nam đã khôi phục và đạt được những kết quả khả quan.

Du lịch quốc tế hầu như đóng băng, tuy nhiên du lịch nội địa vẫn có sự tăng trưởng tương đối ổn. Cả năm 2020, lượng khách nội địa đạt 56 triệu lượt, chiếm gần 66% lượng khách nội địa năm 2019. Công suất sử dụng phòng khách sạn ở nhiều địa phương như ở Đà Lạt, Sầm Sơn, SaPa, Hạ Long, Phú Quốc,...đã đạt tới 30-50%, thời kỳ cao điểm, cuối tuần lên tới 80-90%.

Cùng với khả năng phục hồi nhanh của ngành Du lịch, bất động sản nghỉ dưỡng cũng đã có những dấu hiệu hồi phục tích cực trong giai đoạn quý III, đặc biệt là Quý IV/2020. Tại các thị trường như: Quảng Ninh, Phú Quốc... ghi nhận dấu hiệu quan tâm trở lại của các nhà đầu tư trên cả nước, tỉ lệ hấp thụ các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng tăng cao so với quý I và II.

Bên cạnh những tiềm năng, thế mạnh của ngành Du lịch Việt Nam vốn được ví là “con gà đẻ trứng vàng” không còn phải bàn cãi thì một trong những điểm sáng trong bức tranh thị trường du lịch trước bối cảnh dịch bệnh diễn biến khó lường trên toàn cầu đó chính là dòng khách nội địa. Theo số liệu từ Tổng cục Du lịch, trong 10 tháng đầu năm 2020, khách du lịch nội địa đạt 42,5 triệu lượt. Cùng kỳ năm 2019, con số này chỉ ước đạt 52%. Để có được con số ấn tượng này, có lẽ xuất phát từ hiệu quả của công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của nước ta và chiến lược kinh doanh phù hợp của nhiều công ty du lịch.

Tuy nhiên, thời điểm hè năm nay, khi các điểm du lịch bắt đầu hoạt động mạnh mẽ và có dấu hiệu phục hồi thì dịch Covid-19 lại bùng phát, quy mô rộng, tốc độ lây lan nhanh và khó kiểm soát hơn. Hàng loạt các tour du lịch của khách hàng đã phải hủy bỏ vì nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. Các khách sạn tại các tỉnh thành ven biển đã và đang nhận được một lượng lớn yêu cầu hủy phòng trong vài tuần qua không chỉ từ các nhóm khách đoàn, khách công tác mà cả các đối tượng khách lẻ.

Không ngoại lệ, khách sạn tại các thành phố lớn cũng nhận được một lượng lớn yêu cầu hủy phòng, dẫn tới việc sụt giảm công suất giảm đáng kể. Công suất phòng tại Hà Nội dự kiến sẽ cao hơn một chút nhờ vào các hợp đồng từ các doanh nghiệp lớn, giúp cho một số khách sạn hưởng lợi từ nguồn khách lưu trú ổn định.

Dịch bệnh bùng phát lần này đang có diễn biến phức tạp, mức độ nguy hiểm cao và lan rộng ở nhiều địa phương trên cả nước. Chính vì thế, lượng khách lưu trú sẽ không thể tăng vào thời điểm này. Tuy nhiên, việc chủ động ứng phó với các kịch bản cũng như khả năng sẵn sàng đáp ứng khi dịch bệnh được khống chế sẽ là cơ hội để ngành Du lịch giảm bớt thiệt hại trong ngắn hạn.

Mộc Miên

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load