Thứ ba 07/05/2024 01:30 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Ninh Bình: Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024

20:14 | 26/04/2024

(Xây dựng) – Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.

Ninh Bình: Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Với chủ đề “Về miền di sản Tràng An 2024”, Lễ hội Tràng An năm 2024 được tổ chức với nhiều sắc màu văn hóa ý nghĩa.

Hàng năm, vào ngày 18 tháng 3 âm lịch, Lễ hội Tràng An - một nét văn hóa đặc sắc, gắn liền với các giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản Thế giới Quần thể danh thắng Tràng An, chính là Lễ mở cửa rừng (phát lát) với ý nghĩa khi mùa đông đến cây cối khô cằn, ông cha ta đã cho đóng cửa rừng để bảo vệ muôn loài động thực vật. Khi mùa xuân sang, hè đến cây cối đơm hoa, trổ lộc ông cha ta tổ chức lễ mở cửa rừng để cầu cho núi rừng luôn xanh tốt, tạo nguồn sinh dưỡng cho con người.

Lễ mở cửa rừng (phát lát) với thông điệp giáo dục con người chúng ta phải luôn ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường; thân thiện, hòa đồng với môi trường: Núi rừng, thảm cỏ, rừng cây, hồ nước, nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng và các loại hệ sinh thái trong đó.

Bằng cách mở cửa cho công chúng, Lễ hội Tràng An (lễ phát lát) còn tạo ra cơ hội để mọi người tương tác và kết nối với thiên nhiên, từ đó tăng cường nhận thức về giá trị của rừng và môi trường tự nhiên, giáo dục truyền thống yêu nước và tinh thần đại đoàn kết dân tộc; thể hiện lòng thành kính, sự tri ân và tính nhân văn sâu sắc trong cội nguồn văn hóa Việt Nam.

Ninh Bình: Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Lễ hội Tràng An năm 2024 đã thu hút được rất đông nhân dân và du khách.

Với chủ đề “Về miền di sản Tràng An 2024”, Lễ hội Tràng An năm 2024 được tổ chức với nhiều sắc màu văn hóa ý nghĩa. Trong đó, nét mới của Lễ hội Tràng An năm 2024 đó là lễ rước rồng từ cổng Tam Quan vào đến bến thuyền Tràng An và xuyên suốt hành trình lễ hội trên sông Sào Khê.

Lễ hội Tràng An là lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm nhằm tri ân tưởng nhớ Đức Thánh Quý Minh Đại Vương, các vị tiên đế, các bậc tiền nhân có công trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Lễ hội cũng là dịp để cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, dịch bệnh tiêu tan, mùa màng tốt tươi, người người hạnh phúc.

Anh Tú

Theo

Cùng chuyên mục
  • Về với Điện Biên

    (Xây dựng) - Những ngày này, cả nước đang cùng hoà chung không khí nô nức Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ “chấn động năm châu, lừng lẫy địa cầu” của quân - dân ta (7/5/1954 - 7/5/2024). Nhạc sĩ - nhà báo Tào Khánh Hưng, Phó tổng biên tập Báo Xây dựng đã sáng tác ca khúc “Về với Điện Biên”. Đây là bài hát hưởng ứng cuộc vận động của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam “Ủng hộ làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên” (lễ phát động ngày 14/5/2023); cùng “Tháng âm nhạc Bài ca Điện Biên - Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ” của Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật Việt Nam và UBND tỉnh Điện Biên phát động (19/3/2024).

  • Tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” đến với người dân Hà Nội bằng công nghệ 3D mapping

    (Xây dựng) - Từ tối 3/5 đến hết ngày 7/5/2024, người dân Hà Nội có thể chiêm ngưỡng bức tranh panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ” tại khu vực tượng đài Cảm tử (41 Hàng Dầu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đây là bức tranh tròn quy mô lớn nhất Đông Nam Á và là một trong những bức tranh đề tài chiến tranh lớn nhất thế giới.

  • Khánh thành bức Phù điêu Bài ca chiến thắng ở Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ

    Bức Phù điêu “Bài ca Chiến thắng” của tác giả Nguyễn Đức Luận, cao 2,7m, rộng 3,7m, có điểm nhấn là hình ảnh đoàn quân chiến thắng, nhân dân các dân tộc Tây Bắc cầm cờ, hoa chào đón bộ đội Cụ Hồ.

  • Những Thủy tổ vùng đất thiêng Kinh Bắc

    (Xây dựng) – Vùng đất Bắc Ninh – Kinh Bắc, không chỉ được biết đến là cái nôi của Thủy tổ Quan họ (nơi có đền thờ Đức Vua Bà, người khai sinh ra làn điệu Dân ca Quan họ nổi danh năm Châu) mà ở vùng đất thiêng này, còn là nơi khởi nguồn của rất nhiều Thủy tổ khác.

  • Hạ Long (Quảng Ninh): Khai hội đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn năm 2024

    (Xây dựng) - Sáng 1/5, tại Cụm Di tích lịch sử Quốc gia Núi Bài Thơ, thành phố Hạ Long, đã diễn ra khai mạc Lễ hội đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn năm 2024. Lễ hội nằm trong chuỗi sự kiện thuộc Tuần Du lịch Hạ Long 2024, nhằm góp phần gìn giữ văn hóa tín ngưỡng và quảng bá, kích cầu du lịch địa phương.

  • Hải Phòng công bố quyết định và đón nhận bằng xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia đền thờ Lê Khắc Cẩn

    (Xây dựng) - Tối 01/5, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện An Lão tổ chức lễ công bố quyết định và đón nhận bằng xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia đền thờ Lê Khắc Cẩn.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load