Thứ bảy 27/04/2024 06:47 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Gỡ khó cho các dự án khu đô thị, nhà ở thương mại

14:59 | 29/09/2022

(Xây dựng) - Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, nếu thực hiện cơ chế Nhà nước thu hồi đất đối với các dự án khác được trên 80% người dân có đất thu hồi đồng ý thì sẽ dẫn đến hệ quả phát sinh và xung đột lợi ích.

go kho cho cac du an khu do thi nha o thuong mai
Ảnh minh họa: Internet.

Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản góp ý hoàn thiện Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) gửi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Trong đó, có nêu đề xuất không quy định Nhà nước thu hồi đất đối với các dự án khác được trên 80% người dân có đất thu hồi đồng ý.

Theo HoREA, nếu thực hiện cơ chế Nhà nước đề nghị không quy định Nhà nước thu hồi đất đối với các dự án khác được trên 80% người dân có đất thu hồi đồng ý tại khoản 5 Điều 70 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) để giao lại phần đất 20% này cho nhà đầu tư thì không thống nhất và không phù hợp với mục đích của Điều 70 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) là thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.

Trong đó, có quy định thực hiện phương thức thu hồi đất để đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư. Bởi lẽ, Luật Đất đai qua các thời kỳ đều không quy định Nhà nước thu hồi đất để giao đất cho nhà đầu tư mà không thông qua đấu giá, đấu thầu.

HoREA cho rằng, nếu thực hiện cơ chế Nhà nước thu hồi đất đối với các dự án khác được trên 80% người dân có đất thu hồi đồng ý thì sẽ dẫn đến hệ quả phát sinh xung đột lợi ích giữa Nhà nước với người sử dụng đất 20% trong quá trình bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Do đó, HoREA đề nghị không quy định Nhà nước thu hồi đất đối với các dự án khác được trên 80% người dân có đất thu hồi đồng ý.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư có trách nhiệm tiếp tục thực hiện phương thức tự thỏa thuận với người dân để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với phần diện tích đất còn lại để tạo lập quỹ đất đầu tư, do nhà đầu tư đã tự nguyện lựa chọn phương thức này.

Để tháo gỡ khó khăn cho các dự án khu đô thị, nhà ở thương mại mà nhà đầu tư đã thỏa thuận nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của 80% người dân và 80% diện tích đất dự án trở lên, nhưng không thể thỏa thuận để nhận chuyển nhượng phần diện tích đất còn lại dẫn đến việc giải phóng mặt bằng dở dang, HoREA đưa ra 2 giải pháp để xử lý việc này.

Giải pháp 1, HoREA đề nghị Nhà nước xem xét cho phép nhà đầu tư được điều chỉnh ranh đất dự án trong phạm vi phần đất đã giải phóng mặt bằng và phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/2000 để thực hiện dự án đô thị, nhà ở thương mại.

Giải pháp 2, trong trường hợp không thực hiện được Giải pháp 1 thì đề nghị Nhà nước thực hiện quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 65 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đối với dự án tái điều chỉnh đất đai để chỉnh trang và đô thị, khu dân cư nông thôn.

Đặc biệt là thực hiện phương thức góp vốn bằng quyền sử dụng đất quy định tại Điều 68 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), hoặc phương thức người sử dụng đất góp quyền sử dụng đất quy định tại khoản 4 Điều 169 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Trong trường hợp này thì tổ chức kinh tế đã có quyền sử dụng đất cũng phải chấp hành, thực hiện quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tương tự như các người sử dụng đất khác trong khu vực dự án.

Tổ chức kinh tế đã có quyền sử dụng đất có quyền tham gia đấu giá quyền sử dụng đất, hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư dự án tái điều chỉnh đất đai để chỉnh trang và đô thị, khu dân cư nông thôn.

Huyền Lê

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load