Thứ năm 25/04/2024 22:32 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Khai mạc Hội thảo tại Triển lãm trực tuyến VIETWATER 2021:

Giải pháp cấp nước thích ứng với biến đổi khí hậu

21:16 | 11/11/2021

(Xây dựng) – Ngày 10/11, Hội Cấp thoát nước Việt Nam đã phối hợp với Công ty Informa Markets Vietnam tổ chức Triển lãm quốc tế ngành Nước Việt Nam VIETWATER 2021 theo hình thức trực tuyến. Sự kiện nhận được bảo trợ của Bộ Xây dựng.

giai phap cap nuoc thich ung voi bien doi khi hau
Bộ Xây dựng là đơn vị bảo trợ cho Triển lãm quốc tế ngành Nước Việt Nam VIETWATER 2021.

Thích ứng với dịch bệnh

VIETWATER là một sự kiện lớn của ngành Nước Việt Nam do Hội cấp Thoát Nước Việt nam phối hợp với Công ty Informa Markets Vietnam tổ chức hàng năm với sự bảo trợ của Bộ Xây dựng. Sự kiện luôn thu hút được sự tham gia của nhiều tổ chức quốc tế với hàng trăm gian hàng giới thiệu những giải pháp, thiết bị và công nghệ tiên tiến ở trong và ngoài nước; từ đó góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới, chuyển giao công nghệ, tăng cường hợp tác, xúc tiến thương mại và thu hút các nguồn lực cho sự phát triển của ngành Nước Việt Nam.

Trong những năm gần đây, ngành Nước Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu góp phần quan trọng để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Về cấp nước đô thị, trên cả nước đã sản xuất 10,6 triệu m3/ngày đêm, cung cấp đầy đủ cho nhu cầu sinh hoạt, dịch vụ và sản xuất của người dân đô thị. Tỷ lệ cung cấp nước khu vực đô thị đạt trên 89%, cấp nước nông thôn khoảng 88%, tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế đạt trên 51%.

Về thoát nước và xử lý nước thải, Việt Nam hiện có 71 nhà máy xử lý nước thải đô thị đang hoạt động với tổng công suất thiết kế là 1,4 triệu m3/ngày, công suất vận hành thực tế là 670 nghìn m3/ngày đêm. Ngoài ra, 78 dự án thoát nước và xử lý nước thải đô thị cấp tỉnh đang trong quá trình thiết kế, thi công với tổng công suất thiết kế khoảng 3 triệu m3/ngày.

Tuy nhiên, ngành Nước Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là vấn đề gia tăng dân số, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, năng lực quản lý vận hành của nhiều doanh nghiệp còn chưa bắt kịp tiến bộ của Cách mạng công nghiệp 4.0 hay ngân sách hoạt động hạn hẹp. Đặc biệt, đại dịch Covid-19 đã gây thiệt hại nặng nề cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp ngành Nước Việt Nam. Để hỗ trợ các doanh nghiệp và thúc đẩy ngành Nước Việt Nam phát triển bền vững trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp, Hội Cấp thoát nước Việt Nam đã phối hợp với Công ty Informa Markets Vietnam tổ chức VIETWATER 2021.

Sự kiện bao gồm 2 hoạt động chính là Hội thảo chuyên ngành và kết nối doanh nghiệp. Trong khuôn khổ VIETWATER 2021 có 3 Hội thảo chuyên đề là: Giải pháp cấp nước vùng Đồng bằng Sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu; Thoát nước, xử lý nước thải và kiểm soát ngập úng đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu; Chuyển đổi số ngành Nước ở Việt Nam. Kèm theo đó là một triển lãm quốc tế trực tuyến trên nền tảng kỹ thuật số, giới thiệu về các giải pháp, vật tư, thiết bị và công nghệ tiến tiến của ngành nước Việt Nam và quốc tế.

Hiện nay, VIETWATER 2021 đã thu hút hơn 200 Công ty trong và ngoài nước trưng bày hàng nghìn sản phẩm cùng hơn 8.000 khách hàng tiềm năng và các chuyên gia đến từ khắp nơi trên thế giới. Sự kiện sẽ diễn ra trong hai ngày 10 – 11/11theo hình thức trực tuyến.

giai phap cap nuoc thich ung voi bien doi khi hau
VIETWATER 2021 sẽ tập trung thảo luận 3 vấn đề: Giải pháp cấp nước thích ứng với biến đổi khí hậu; Thoát nước, xử lý nước thải thích ứng với biến đổi khí hậu và Chuyển đổi số ngành Nước Việt Nam.

Thích ứng với biến đổi khí hậu

Trong phát biểu khai mạc Hội thảo thứ nhất của VIETWATER 2021, ông Nguyễn Ngọc Điệp - Chủ tịch Hội Cấp thoát nước Việt Nam đã khẳng định: “Giải pháp cấp nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu là một trong những nhiệm vụ cấp bách của ngành nước Việt Nam nêu trong Nghị quyết 120 của Chính phủ, bảo đảm phát triển bền vững cho Đồng bằng sông Cửu Long, bảo đảm cấp nước an toàn cho người dân trong khu vực tới năm 2050”.

Chia sẻ thêm về vấn đề này, PGS.TS Mai Thị Liên Hương - Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật Bộ Xây dựng cho biết: “Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những vùng của Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi tác động của biến đổi khí hậu… Để Đồng bằng sông Cửu Long có thể chủ động ứng phó với nguy cơ hạn hán xâm nhập mặn, việc bảo đảm nước sạch sinh hoạt, sản xuất của người dân hiện là nhiệm vụ vô cùng cấp bách, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của vùng.

Hiện nay, Bộ Xây dựng đang cùng một số Bộ, ngành trong nước và các tổ chức quốc tế nghiên cứu giải pháp cấp nước sinh hoạt cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có việc xem xét khả năng đầu tư xây dựng các hệ thống cấp nước sạch tập trung liên vùng. Đây có thể là một trong những giải pháp rất quan trọng, có tính căn cơ lâu dài, bền vững và thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.

Chính vì vậy, Cục trưởng Mai Thị Liên Hương hy vọng thông qua Hội thảo của VIETWATER 2021, Bộ Xây dựng sẽ có cơ hội được trao đổi chia sẻ về những khó khăn, thách thức và cả kinh nghiệm về giải pháp cấp nước Vùng thích ứng với BĐKH từ các tổ chức quốc tế và các Bộ, ngành,chuyên gia tham dự sự kiện.

Ngay sau đó, các chuyên gia trong và ngoài nước đã lần lượt trình bày các tham luận và trao đổi rất sôi nổi về vấn đề cấp nước cho Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.

Dịch Phong

Theo

Cùng chuyên mục
  • Quảng Ninh: Người dân 2 xã biển đảo Quan Lạn và Minh Châu mong mỏi được dùng nước sạch

    (Xây dựng) – Mặc dù dự án cấp nước sạch cho đảo Quan Lạn, Minh Châu (huyện Vân Đồn) triển khai đã nhiều năm, đến nay hàng trăm hộ dân ở 2 xã biển đảo này vẫn chưa có nước sạch sử dụng.

  • Hà Nội: Đảm bảo cung cấp nước sạch mùa hè cho người dân

    (Xây dựng) – UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc bảo đảm cung cấp nước sạch mùa hè năm 2024 cho người dân trên địa bàn Thành phố.

  • Vùng đất “gian lao mà anh dũng”

    (Xây dựng) - Những ngày tháng 4 lịch sử, trở lại BR-VT, chúng tôi cảm nhận sự đổi thay và nhịp sống căng tràn của vùng đất ven biển trù phú này.

  • Đắk Lắk: Mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông và kinh tế xanh

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Đắk Lắk vừa công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, với tầm nhìn đến năm 2050, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, đồng thời tăng cường hạ tầng giao thông. Điều này được thể hiện qua sự ưu tiên đặc biệt cho việc phát triển cao tốc kết nối vùng Tây Nguyên.

  • Hà Nội: Phát triển đô thị xanh, bền vững

    (Xây dựng) - Chương trình 03-CTr/TU về chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 - 2025 của Thành ủy Hà Nội thực hiện đến nay đã cơ bản hoàn thành 4/19 chỉ tiêu. 11/19 chỉ tiêu đang hoàn thiện và có khả năng hoàn thành vào năm 2025; đối với 4/19 chỉ tiêu còn vướng mắc cũng được các sở, ngành tập trung rà soát, tháo gỡ, đôn đốc thường xuyên vì mục tiêu phát triển đô thị Hà Nội theo hướng xanh, thông minh, bền vững.

  • Lợi ích cho đoàn viên, người lao động

    (Xây dựng) - Bên cạnh việc bảo đảm quyền lợi người lao động, chăm lo đời sống vật chất, để đoàn viên công đoàn yên tâm lao động, sản xuất, Công đoàn ngành Xây dựng Việt Nam đã có nhiều hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Đặc biệt thực hiện chủ trương của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) về nâng cao lợi ích cho đoàn viên, với mong muốn đem lại nhiều lợi ích hơn nữa cho đoàn viên và người lao động ngành Xây dựng, Công đoàn Xây dựng Việt Nam (CĐXDVN) đã thỏa thuận hợp tác về cung cấp dịch vụ, sản phẩm với một số đơn vị để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ với giá ưu đãi cho đoàn viên và người lao động ngành Xây dựng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load