Thứ bảy 20/04/2024 20:13 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Garrya Danang Hotel: Chủ đầu tư vốn mỏng, hệ thống liên quan lỗ trăm tỷ đồng

12:03 | 23/04/2023

(Xây dựng) - Công ty TNHH Điểm đến thân thiện Toàn Cầu, chủ sở hữu khách sạn Garrya Danang Hotel có quy mô vốn rất thấp. Trong khi đó, Banyan Tree - đơn vị quản lý lại vận hành nhiều dự án thua lỗ trăm tỷ đồng tại Việt Nam.

Garrya Danang Hotel: Chủ đầu tư vốn mỏng, hệ thống liên quan lỗ trăm tỷ đồng
Dự án Garrya Danang Hotel có vị trí tại đường Lê Quang Đạo, thành phố Đà Nẵng, theo giới thiệu từ đơn vị tư vấn thiết kế BGD Landcape (ảnh: Internet).

Chủ đầu tư vốn mỏng

Từ giữa năm 2022, trên mạng xã hội đã xuất hiện những mẩu tin tuyển dụng cho khách sạn Garrya Danang Hotel. Các vị trí được tuyển dụng là nhân viên kinh doanh online, kế toán tổng hợp, hành chính nhân sự với mức lương từ 5 triệu đồng tới 12 triệu đồng.

Garrya Danang Hotel tọa lạc tại đường Lê Quang Đạo, Đà Nẵng được giới thiệu là “có lối kiến trúc xanh của Úc và phong cách thiết kế hiện đại mang đến cho du khách một trải nghiệm tuyệt vời khi lưu trú tại nơi đây”. Từ tháng 9/2022, BGD Landscape giới thiệu BGD Landscape là nhà thầu “Tư vấn thiết kế giải pháp cảnh quan và hệ thống tưới hồi lưu” cho dự án.

Dự án được quảng bá là được quản lý bởi Tập đoàn Banyan Tree, một ông lớn bất động sản nghỉ dưỡng của Singapore. Trong khi đó, hồi đầu tháng 1/2023, Tập đoàn Banyan Tree công bố kế hoạch quản lý 14 khách sạn và khu nghỉ dưỡng mới tại Việt Nam. Theo đó, Garrya Đà Nẵng sẽ khai trương trong năm 2024. Các thông tin này cho thấy ở thời điểm hiện tại, Garrya Danang Hotel vẫn đang trong quá trình thực hiện và chưa đi vào hoạt động.

Công ty TNHH Điểm đến thân thiện Toàn Cầu (HWC) là chủ sở hữu khách sạn Garrya Danang Hotel. Công ty thành lập trong ngày 26/6/2018 tại Biệt thự số 16T3 Khu đô thị Nam Thăng Long, phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội. Ngành nghề chính của công ty là “Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê”.

Ở thời điểm thành lập, công ty có vốn điều lệ 20 tỷ đồng, vốn tối thiểu đối với một doanh nghiệp bất động sản. Cơ cấu cổ đông bao gồm: bà Dư Thị Thanh Hải (sở hữu 90% vốn), ông Ngô Tấn Dũng (sở hữu 10% vốn). Bà Dư Thị Thanh Hải là Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm người đại diện pháp luật công ty. Không chỉ khiêm tốn về quy mô vốn, HWC còn nhỏ cả về đội ngũ lao động. Theo thông tin về thuế, trong nhiều năm liền, HWC chỉ có 5 người lao động.

Sau 2 lần thoái vốn, tới ngày 2/8/2021, ông Ngô Tấn Dũng rút lui hoàn toàn khỏi HWC. Các cổ đông còn lại là bà Dư Thị Thanh Hải (sở hữu 99,9% vốn), bà Dư Thanh Hà (sở hữu 0,1% vốn).

Tuy nhiên, vào ngày 12/1/2022, Công ty TNHH Điểm đến thân thiện Toàn Cầu – Chi nhánh Đà Nẵng được thành lập. Ông Ngô Tấn Dũng là người đại diện pháp luật đơn vị này. Ngoài ra, ông Dũng còn đại diện cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển dịch vụ tổng hợp Văn Hiến (Công ty Văn Hiến).

Công ty Văn Hiến thành lập ngày 6/12/2004. Tuy nhiên, tới ngày 18/6/2021, vốn điều lệ của công ty mới chỉ là 5 tỷ đồng. Đồng thời, chiếc “ghế” đại diện pháp luật được chuyển giao cho ông Ngô Tấn Dũng từ bà Dư Thị Thanh Hải. Tại đây, ông Dũng là Giám đốc, bà Hải là Chủ tịch HĐTV.

Có thể thấy, quy mô vốn 20 tỷ đồng là khá khiêm tốn so với một khu nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế. Ngoài ra, HWC cũng không nhận được nhiều hỗ trợ từ “người anh vốn mỏng” Công ty Văn Hiến.

Hệ thống liên quan lỗ trăm tỷ đồng

Garrya Danang Hotel được quản lý, vận hành bởi “ông lớn” khách sạn Banyan Tree. Tuy nhiên, bản thân Banyan Tree cũng đang gặp khó, một số đơn vị khách sạn do Banyan Tree quản lý thì thua lỗ trăm tỷ đồng trong nhiều năm liền.

Khi kỷ niệm 25 năm thành lập thương hiệu Banyan Tree vào năm 2019, Tập đoàn Banyan Tree có gần 50 khách sạn đang hoạt động với 7.000 chìa khóa dưới 5 thương hiệu. Niềm vui vụt tắt khi COVID-19 ập đến vào năm 2020. Nhưng thay vì héo úa, cây lại lớn lên. Đến năm 2025, Tập đoàn sẽ có hơn 100 khách sạn đang hoạt động với 16.000 chìa khóa với số lượng thương hiệu gấp đôi.

Trong 5 năm qua, Tập đoàn Banyan Tree đã đạt được số lượng khách sạn mà trước đó phải mất 25 năm mới đạt được. Trong số 20 hợp đồng quản lý được ký vào năm ngoái, một nửa là dành cho các thương hiệu mới, đặc biệt là Garrya, một trong năm thương hiệu mới ra mắt vào năm 2021.

Vào năm 2022, tổng doanh thu Tập đoàn đạt 163 triệu đô la Mỹ, gấp đôi so với năm tốt nhất từ trước đến nay vào năm 2018 và 2019, với kết quả gần như tương tự. Năm 2022, Tập đoàn có lãi trở lại sau khi lỗ 41 triệu đô la trong năm 2021.

Hoạt động kinh doanh của Banyan Tree chỉ bị “hụt hơi” khi Covid-19 xuất hiện. Thế nhưng, một số chủ đầu tư có khách sạn do Banyan Tree quản lý lại ngập trong thua lỗ.

Công ty TNHH Laguna Việt Nam là ví dụ điển hình. Laguna Việt Nam là chủ đầu tư siêu dự án Laguna Lăng Cô do Banyan Tree. Laguna Việt Nam thành lập năm 2007. Trước Covid-19, Laguna Việt Nam thường xuyên ghi nhận doanh thu gần 500 tỷ đồng. Năm 2017, 2018 và 2019, công ty thu về 458 tỷ đồng, 479 tỷ đồng và 491 tỷ đồng. Dù vậy, công ty vẫn lỗ tới 204 tỷ đồng (năm 2017), 187 tỷ đồng (năm 2018), 219 tỷ đồng (năm 2019).

Khi Covid-19 xuất hiện, doanh thu năm 2020 và 2021 chỉ còn 169 tỷ đồng và 64,6 tỷ đồng. Kết quả là công ty lỗ thêm 244 tỷ đồng và 234 tỷ đồng. Vì vậy, vốn của Laguna Việt Nam “bốc hơi” nhanh chóng, chỉ còn 2.746 tỷ đồng thay vì con số “đỉnh” 3.221 tỷ đồng được thiết lập trong năm 2018.

Angsana Residences Hồ Tràm cũng do Banyan Tree quản lý. Dự án có chủ đầu tư là Công ty TNHH Madison Land. Không đến nỗi bê bết như Laguna Việt Nam nhưng Công ty TNHH Madison Land cũng thua lỗ triền miên dù vốn tăng dựng đứng.

Cụ thể, sau nhiều lần điều chỉnh liên tục, tới ngày 31/12/2021, vốn chủ sở hữu Madison Land đạt 387 tỷ đồng, tăng mạnh so với con số 68,5 tỷ đồng của năm 2017. Thế nhưng, công ty có chuỗi năm dài triền miên ghi nhận doanh thu 0 đồng và các khoản thua lỗ 371 triệu đồng (năm 2017), 1,5 tỷ đồng (năm 2018), 2,9 tỷ đồng (năm 2019), 7,1 tỷ đồng (năm 2020) và 9,3 tỷ đồng (năm 20210).

Nhi Nhi

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load