Thứ ba 10/12/2024 23:01 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Hà Nội: Phấn đấu đến năm 2025 tiết kiệm năng lượng từ 1,5 - 1,7%

11:56 | 21/11/2024

(Xây dựng) – UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 330/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình quốc gia về Quản lý nhu cầu điện trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2025.

Hà Nội: Phấn đấu đến năm 2025 tiết kiệm năng lượng từ 1,5 - 1,7%
Ảnh minh họa.

Theo đó, năm 2025, phấn đấu giảm công suất phụ tải đỉnh của hệ thống điện Thành phố khoảng 80MW thông qua triển khai đồng bộ Chương trình điều chỉnh phụ tải điện, Chương trình dịch chuyển phụ tải sử dụng điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Phấn đấu 100% các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm, các khách hàng sử dụng điện lớn trên địa bàn Thành phố Hà Nội được tuyên truyền nâng cao nhận thức về lợi ích và sự cần thiết phải quản lý nhu cầu điện.

Đồng thời, thực hiện kết hợp triển khai Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Chỉ thị, Kế hoạch tiết kiệm điện nhằm đạt mức tiết kiệm năng lượng từ 1,5% - 1,7% so với mức năng lượng dự báo nhu cầu; đạt mức tiết kiệm tối thiểu 2,2% tổng điện năng tiêu thụ cho các khu vực tiêu dùng, sử dụng điện trên địa bàn.

Để đạt được mục tiêu, Tổng Công ty Điện lực Thành phố cần xây dựng kế hoạch, giải pháp thực hiện quản lý nhu cầu điện năm 2025 phù hợp các khả năng cung cấp; xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu, lộ trình cụ thể thực hiện năm 2025 đảm bảo đồng bộ với các mục tiêu của Chương trình quốc gia về quản lý nhu cầu điện. Chỉ đạo các Công ty Điện lực phối hợp, hướng dẫn các cơ sở, hộ gia đình trong công tác vận hành hệ thống năng lượng mặt trời mái nhà, tích hợp lưu trữ năng lượng. Tích cực, chủ động nghiên cứu phụ tải điện, khai thác dữ liệu nghiên cứu phụ tải điện, theo dõi, quản lý chặt chẽ biểu đồ phụ tải điện của khách hàng sử dụng điện. Bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, các bộ phận, đơn vị quản lý, triển khai Chương trình quốc gia về quản lý nhu cầu điện.

Sở Công Thương chủ trì phối hợp với UBND quận, huyện, thị xã và Tổng công ty Điện lực Thành phố tổ chức các hoạt động tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức của cộng đồng, đơn vị điện lực, khách hàng sử dụng điện về nội dung, ý nghĩa và lợi ích của Chương trình Quản lý nhu cầu điện trên địa bàn. Chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và đơn vị liên quan nghiên cứu đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ, nhằm thúc đẩy phát triển điện năng lượng mặt trời tự sản xuất, tự tiêu thụ và các loại hình năng lượng mới, năng lượng tái tạo khác trên địa bàn Thành phố.

Xây dựng và triển khai đồng bộ các hình thức tuyên truyền, phổ biến; Xây dựng cẩm nang điện tử tuyên truyền và đăng trên các báo, tạp chí, kênh điện tử; Chú trọng đào tạo, nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ kỹ sư, người quản lý năng lượng tại các đơn vị điện lực, các doanh nghiệp.

Tiếp tục trang bị các hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại tại các đơn vị điện lực và khách hàng sử dụng điện; Triển khai rộng rãi, quảng bá sử dụng đèn công nghệ LED, khuyến khích sử dụng điều hòa công nghệ inverter hiệu suất cao và tiết kiệm điện. Thực hiện công tác nghiên cứu phụ tải điện, nâng cao năng lực dự báo nhu cầu phụ tải điện. Khuyến khích phát triển lắp đặt điện mặt trời mái nhà theo chủ trương, cơ chế, quy định của Nhà nước; sử dụng các sản phẩm đèn chiếu sáng có sử dụng điện năng lượng mặt trời trong chiếu sáng công cộng.

Triển khai các quy định về phát triển điện mặt trời tự sản xuất, tự tiêu thụ, điện rác, điện sinh khối và các loại hình năng lượng mới, năng lượng tái tạo khác phù hợp với điều kiện, đặc thù của Thành phố. Tiếp tục tham gia góp ý sửa đổi, hoàn thiện hệ thống các quy định pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, quản lý nhu cầu điện.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tranh thủ sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế để thực hiện các dự án hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, truyền thông. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực quản lý nhu cầu điện.

Anh Thư

Theo

Cùng chuyên mục
  • Quảng Bình: Quy hoạch, xây dựng mở rộng Khu công nghiệp Bắc Đồng Hới đồng bộ và bền vững

    (Xây dựng) - Mục tiêu của Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Quảng Bình là thực hiện hoàn thiện quy hoạch, xây dựng mở rộng Khu công nghiệp Bắc Đồng Hới nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc kêu gọi đầu tư. Xây dựng và phát triển khu công nghiệp đồng bộ về mạng lưới hạ tầng kỹ thuật; tổ chức không gian đảm bảo phát triển bền vững, đồng thời khai thác và phát huy các tiềm năng, lợi thế về công nghiệp, vận tải, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình.

  • HĐND tỉnh Quảng Ngãi thông qua các Nghị quyết về kế hoạch đầu tư công năm 2025

    (Xây dựng) - Bước vào ngày làm việc thứ 2, Kỳ họp thứ 29 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024), HĐND tỉnh khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026 đã xem xét, đánh giá và quyết định thông qua nhiều Nghị quyết liên quan đến kế hoạch đầu tư công năm 2025.

  • Năm 2025 Vũng Tàu sẽ “cán đích”

    (Xây dựng) - Tại Hội nghị tổng kết kinh tế - xã hội năm 2024 của thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), diễn ra vào ngày 10/12, ông Hoàng Vũ Thảnh, Chủ tịch UBND thành phố Vũng Tàu, nhấn mạnh năm 2025 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2020-2025. Với mục tiêu đột phá và hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm, lãnh đạo thành phố Vũng Tàu đã đề ra 11 nhiệm vụ chủ chốt để hướng đến sự phát triển bền vững.

  • Quảng Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 12%

    (Xây dựng) – Năm 2025, tỉnh Quảng Ninh đặt ra mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt tối thiểu 12%, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn không thấp hơn 57.330 tỷ đồng.

  • Vĩnh Phúc: Tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 30.468 tỷ đồng, đạt xấp xỉ 96% so với dự toán

    (Xây dựng) – Ngày 10/12, dưới sự chủ tọa của các Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Quang Tiến và Phạm Quang Nguyên, HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 19 nhằm kiểm điểm, đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.

  • Kỳ vọng làn sóng đầu tư mới vào Dung Quất

    (Xây dựng) – Sau hơn 27 năm hình thành và phát triển, Khu kinh tế Dung Quất ở Quảng Ngãi đã nộp ngân sách về Trung ương khoảng 175 nghìn tỉ đồng, được ví như “con gà đẻ trứng vàng”, chiếm 80-90% tổng nguồn thu ngân sách hàng năm của tỉnh Quảng Ngãi. Nơi đây hiện là “nhà” của nhiều nhà đầu tư lớn trong các lĩnh vực, như: Lọc hoá dầu, Thép, Giấy và công nghiệp nặng. Dung Quất hiện đang trở mình thu hút thêm các nhà đầu tư mới về làm ăn.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load