Thứ sáu 08/11/2024 16:22 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Franconomics 2022: Kinh tế tuần hoàn và những cơ hội hợp tác trong không gian Pháp ngữ

10:12 | 21/10/2022

(Xây dựng) – Ngày 20/10, Viện Quốc tế Pháp ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội (IFI), Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) và Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF) khai mạc Diễn đàn quốc tế Franconomics lần thứ IV năm 2022 với chủ đề “Kinh tế tuần hoàn và những cơ hội hợp tác trong không gian Pháp ngữ” cùng sự đồng hành của Viện Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông (IAMES) - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Pháp tại Hà Nội (IFV), Viện Nghiên cứu và Phát triển (IRD-Pháp) và Đại học Senghor (Ai Cập). Năm nay, Diễn đàn Franconomics diễn ra dưới hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến với sự tham dự của đại diện các tổ chức quốc tế, các chuyên gia, nhà khoa học kết nối từ các điểm cầu khắp thế giới.

franconomics 2022 kinh te tuan hoan va nhung co hoi hop tac trong khong gian phap ngu

Tại buổi khai mạc, Phó Giám đốc Thường trực Đại học Quốc gia Hà Nội, ông Nguyễn Hoàng Hải đánh giá cao ý nghĩa của Diễn đàn Franconomics thường niên do IFI phối hợp với các đối tác tổ chức và khẳng định Franconomics 2022 năm nay đã đề cập chủ đề rất quan trọng là “Kinh tế tuần hoàn”. Diễn đàn Franconomcis đã tạo dựng được uy tín và thương hiệu qua 3 năm tổ chức rất thành công kể từ năm 2019. Ông Hoàng Hải bày tỏ sự tin tưởng Diễn đàn quốc tế Franconomics lần thứ IV năm nay sẽ mang lại cho các đơn vị tổ chức và người tham dự những thông tin hữu ích và cập nhật về kinh tế tuần hoàn. Sự thành công của sự kiện cũng giúp làm tăng uy tín và tiếp tục khẳng định Diễn đàn Franconomics là một thương hiệu không chỉ của Đại học Quốc gia Hà Nội, của IFI mà còn của cả cộng đồng khối Pháp ngữ theo lời của Tổng thư ký Tổ chức OIF bà Louise Mushikiwabo đã phát biểu tại Franconomics 2020.

Bà Trần Thị Mai Yến, Quyền Trưởng đại diện Tổ chức quốc tế Pháp ngữ khu vực châu Á - Thái Bình Dương (OIF) khẳng định, sự hình thành và phát triển của kinh tế tuần hoàn là cơ hội để đáp ứng các nhu cầu chuyển đổi phương thức tiêu dùng, sản xuất và khai thác tài nguyên theo định hướng phát triển bền vững. Bà tin tưởng rằng Diễn đàn quốc tế Franconomics 2022 với sự quy tụ của các chuyên gia đầu ngành sẽ làm rõ những tiềm năng và thách thức của kinh tế tuần hoàn, các mô hình cần triển khai cũng như các biện pháp cần thiết để phát triển nền kinh tế theo định hướng tuần hoàn.

Thay mặt các đơn vị tổ chức và đồng tổ chức phát biểu khai mạc Diễn đàn, ông Ngô Tự Lập, Viện trưởng IFI đồng tình với thực trạng của nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam và trên toàn thế giới, đồng thời nhấn mạnh rằng đây là những chủ đề cực kỳ quan trọng và cấp bách của nhân loại ngày nay. “Trong bối cảnh tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, những biến động chính trị tiềm ẩn, với những vấn đề môi trường và an ninh phi truyền thống… đặc biệt là vấn đề về sự chênh lệch giữa các nước Phương Bắc giàu có và các nước Phương Nam đói nghèo. Để giải quyết các vấn đề đó, nền kinh tế tuần hoàn là một trong những giải pháp tiềm năng đầy hứa hẹn. Và điều kiện cần thiết cho sự thành công của dự án kinh tế tuần hoàn là sự huy động nỗ lực của mọi Chính phủ, mọi doanh nghiệp và mọi thành viên của nhân loại”, Viện trưởng IFI nhấn mạnh.

Sau phần phát biểu chào mừng, phiên toàn thể của diễn đàn đã diễn ra với các tham luận của các diễn giả: Ông Nguyễn Hoa Cương, Phó Viện trưởng Viện kinh tế Trung ương (CIEM); ông Laurent Sermet, Giám đốc Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF) khu vực châu Á – Thái Bình Dương; ông Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam (VIE).

Sau phiên toàn thể là ba phiên chuyên đề diễn ra song song với các không gian thảo luận chuyên sâu liên quan tới kinh tế tuần hoàn. Tại Diễn đàn có ba không gian thảo luận chuyên đề với sự tham gia của các học giả từ nhiều quốc gia trên thế giới theo hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến:

Không gian 1 “Kinh tế tuần hoàn – Chìa khóa để phát triển bền vững” do ông Đào Đình Khả – Giám đốc Fintechlab, IFI chủ tọa với sự tham gia diễn thuyết, thảo luận của các diễn giả đến từ Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tại Campuchia, Viện Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông (IAMES), Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ), Đại học Senghor (Ai Cập), Mạng lưới Kinh tế Thông tư châu Phi (ACEN) cho Bờ Biển Ngà, Viện Phát triển bền vững Pháp ngữ (IFDD).

Không gian 2 “Công nghệ mới phục vụ kinh tế tuần hoàn” do ông Hồ Tường Vinh, Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học và đào tạo IFI chủ tọa với sự tham gia diễn thuyết, thảo luận của các diễn giả đến từ Viện Kinh tế tuần hoàn Pháp (INEC), Hiệp hội Tiêu chuẩn hóa Pháp (AFNOR), Viện Kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững MEKONG (MEKONG CESDI), Công ty Linagora (Pháp), Công ty TNHH DoGreen, Tập đoàn SOWAREEN.

Không gian 3 “Mối liên hệ giữa kinh tế tuần hoàn, cấu trúc chuỗi giá trị và hợp tác Nam-Nam/ba bên” do ông Lê Phước Minh, Viện trưởng IAMES chủ tọa với sự tham gia diễn thuyết, thảo luận của các diễn giả đến từ Đại diện Tổ chức Pháp ngữ Quốc tế (OIF), Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tuần hoàn (ICED), Mạng lưới Kinh tế tuần hoàn châu Phi (ACEN), Phòng Thương mại Công nghiệp Nigeria – Việt Nam (NVCCI), Quỹ Brenthurst, Trường Mines de Saint Etienne (Pháp).

Diệu Anh – Đặng Ngân

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Họp Ban Chỉ đạo các dự án trọng điểm tỉnh Quảng Ngãi

    (Xây dựng) – Ban Chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi thực hiện các công trình trọng điểm tỉnh giai đoạn 2024 – 2025 (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức cuộc họp lần thứ 5 để nghe báo cáo tình hình triển khai, đồng thời chỉ đạo các chủ thể có liên quan tăng cường phối hợp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án; nhất là tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

    11:02 | 08/11/2024
  • Quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

    (Xây dựng) - Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ước 10 tháng năm 2024 của cả nước chỉ đạt 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Để phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt tỷ lệ trên 95%, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

    09:57 | 08/11/2024
  • Thái Bình: Dự kiến khởi công nhà máy nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng trong quý III/2025

    (Xây dựng) - Dự án Nhà máy nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) Thái Bình với tổng công suất 1.500MW và vốn đầu tư gần 2 tỷ USD đang đẩy nhanh công tác chuẩn bị cho kế hoạch khởi công vào năm sau. Nhà máy dự kiến cung cấp 10 tỷ kWh điện mỗi năm, đóng góp hàng nghìn tỷ đồng vào ngân sách, tạo việc làm và thúc đẩy kinh tế địa phương.

    09:45 | 08/11/2024
  • Bình Định: Phát huy tối đa tiềm lực để thu hút đầu tư

    (Xây dựng) – Từ đầu năm 2024 tới nay, tỉnh Bình Định thu hút 51 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 9.979 tỷ đồng, trong đó có 49 dự án đầu tư trong nước và 02 dự án FDI. Riêng trong tháng 10, tỉnh thu hút được 10 dự án đầu tư, đây là những tín hiệu khởi sắc trong thu hút đầu tư của tỉnh trong những tháng cuối năm.

    09:19 | 08/11/2024
  • Quảng Ngãi: Tổng thu ngân sách Nhà nước 10 tháng của năm 2024 đạt hơn 23.600 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 10 tháng của năm 2024 đạt hơn 23.600 tỷ đồng, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước và bằng 92,5% dự toán năm.

    08:57 | 08/11/2024
  • Tạo hành lang pháp lý để phát triển thị trường điện cạnh tranh

    Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Luật Điện lực ban hành 20 năm và đã sửa đổi 4 lần, chỉ giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đặt ra, nhưng đến nay, đòi hỏi phải xem xét để sửa đổi toàn diện.

    08:48 | 08/11/2024
  • Phải dám đương đầu để đề xuất tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án

    Chiều tối 7/11, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, Trưởng ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đã chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.

    08:38 | 08/11/2024
  • Sửa quy định về sử dụng kinh phí thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

    (Xây dựng) - Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 75/2024/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 55/2023/TT-BTC quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025.

    16:27 | 07/11/2024
  • Thanh Hóa vươn lên đứng top đầu cả nước về giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) - Báo cáo của UBND tỉnh Thanh Hóa mới đây cho thấy, tính đến ngày 20/10/2024, Thanh Hóa là 1 trong 5 tỉnh dẫn đầu cả nước về tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công. Giá trị giải ngân vốn đầu tư công đạt 9.206,6 tỷ đồng, bằng 65,2% kế hoạch, cao hơn 10,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

    14:38 | 07/11/2024
  • Tiền ứng giải phóng mặt bằng có tính vào vốn đầu tư dự án?

    (Xây dựng) - Nghị định số 31/2021/NĐ-CP quy định vốn đầu tư của dự án không bao gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nộp cho Nhà nước cũng như chi phí xây dựng các công trình thuộc dự án đầu tư mà nhà đầu tư có nghĩa vụ bàn giao cho Nhà nước quản lý sau khi hoàn thành (nếu có).

    12:28 | 07/11/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load