Chủ nhật 11/06/2023 07:24 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Chuẩn bị diễn ra Diễn đàn quốc tế Franconomics IV/2022

11:34 | 10/10/2022

(Xây dựng) – Tiếp nối thành công của Diễn đàn Franconomics, năm nay, Viện Quốc tế Pháp ngữ Đại học Quốc gia Hà Nội (IFI), Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF), Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF) đồng tổ chức Diễn đàn quốc tế Franconomics 2022 với chủ đề Kinh tế tuần hoàn và cơ hội hợp tác trong không gian Pháp ngữ và Hội thảo Biến đổi khí hậu và An ninh lương thực tại các quốc gia đang phát triển cùng sự đồng hành của Viện Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông (IAMES) - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Pháp tại Hà Nội (IFV), Viện Nghiên cứu và Phát triển (IRD-Pháp) và Đại học Senghor (Ai Cập) diễn ra trong ngày 20 và 21/10 trực tiếp tại Hà Nội và trực tuyến với các điểm cầu khắp thế giới.

chuan bi dien ra dien dan quoc te franconomics iv2022

Trong bối cảnh nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, các biến động chính trị tiềm ẩn dẫn đến khủng hoảng năng lượng, sự nóng lên do hiệu ứng nhà kính… kinh tế tuần hoàn là một mô hình phát triển giúp chuyển đổi kinh tế - xã hội sang trạng thái sản xuất tiêu dùng bền vững. Không giống với nền kinh tế truyền thống, kinh tế tuần hoàn là một hệ thống ngay từ bước thiết kế vật liệu, sản phẩm, quy trình hoạt động và mô hình kinh doanh đã hướng đến sử dụng năng lượng tái tạo, loại bỏ việc sử dụng hóa chất và chất thải độc hại. Kinh tế tuần hoàn góp phần gia tăng giá trị cho doanh nghiệp, giảm khai thác tài nguyên, giảm chi phí xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Quan điểm kinh tế tuần hoàn được nhấn mạnh trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 đã khẳng định “khuyến khích phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn để sử dụng tổng hợp và hiệu quả đầu ra của quá trình sản xuất”.

Franconomics 2022 hướng đến làm rõ khái niệm nền kinh tế tuần hoàn, các công nghệ cơ bản và các yếu tố thành công cốt lõi để triển khai nền kinh tế tuần hoàn; đồng thời phân tích các cơ hội hợp tác quốc tế để phát triển nền kinh tế tuần hoàn đề xuất các hình thức lan tỏa các mô hình kinh tế tuần hoàn phù hợp với các nền kinh tế đa dạng trong khối Pháp ngữ.

Những sự kiện diễn ra trong khuôn khổ Franconomics 2022 gồm: Diễn đàn quốc tế Kinh tế tuần hoàn và những cơ hội hợp tác trong không gian Pháp ngữ (Thời gian: 14h00 – 20h00, thứ năm, ngày 20/10/2022); Hội thảo quốc tế Biến đổi khí hậu và lương thực bền vững tại các quốc gia đang phát triển (Thời gian: 14h00 – 17h30, thứ sáu, ngày 21/10/2022).

Biến đổi khí hậu đang gây ra các hiện tượng mưa lũ nghiêm trọng, hạn hán khắc nghiệt ở nhiều khu vực trên thế giới. Các khu vực ven biển đang bị ảnh hướng bởi hiện tượng nước biển dâng, axit hóa đại dương. Các tác động của biến đổi khí hậu đang đẩy người dân nhiều quốc gia rơi vào thảm họa thiếu lương thực, vật lộn với tình trạng đói nghèo đặc biệt là tại các nước phương Nam nơi thiếu hụt hệ thống hỗ trợ của Chính phủ và cộng đồng. Biến đổi khí hậu trở thành vấn đề toàn cầu ảnh hưởng đến mục tiêu xóa đói giảm nghèo và sự ổn định chính trị thế giới. Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên hợp quốc COP26 đã kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới "hành động quyết định ngay bây giờ để ngăn chặn thảm họa khí hậu”.

Hội thảo “Biến đổi khí hậu và an ninh lương thực tại các quốc gia đang phát triển” nằm trong chuỗi sự kiện thuộc Diễn đàn quốc tế Franconomics lần thứ IV/2022. Sự kiện nhằm quy tụ các học giả, các nhà nghiên cứu và quản lý trong nước và quốc tế, hướng đến mục tiêu làm rõ tình trạng biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu với ngành sản xuất lương thực hiện nay tại Việt Nam nói riêng và các quốc gia đang phát triển nói chung; trao đổi về kinh nghiệm, giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh lương thực và đưa ra các đề xuất để nâng cao năng lực nghiên cứu triển khai, đề xuất chính sách với Đảng và Chính phủ nhằm giảm tác động của biến đổi khí hậu với ngành nông nghiệp và phương thức hợp tác với các nước đang phát triển để hình thành nỗ lực chung nhằm đảm bảo an ninh lương thực trong tương lai.

Hội thảo tập trung chia sẻ các vấn đề về tình hình biến đổi khí hậu và an ninh lương thực tại các nước đang phát triển, mối quan hệ giữa an ninh lương thực và biến đổi khí hậu, an ninh lương thực đô thị trong thời đại môi trường dễ bị tổn thương, tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp/nuôi trồng thủy sản, hệ thống lương thực toàn cầu và tác động đối với biến đổi khí hậu.

Franconomics nằm trong chuỗi Hội thảo DAAS (Diderot Advanced Academics Seminars) được Viện Quốc tế Pháp ngữ khởi xướng và tổ chức thường niên do Đại học Quốc gia Hà Nội bảo trợ. Đây là không gian đối thoại đa ngành về lý luận và thực tiễn trong các chủ đề mang tính thời sự kinh tế – xã hội dành cho các nhà khoa học, doanh nhân, các trường đại học, nhà đầu tư, nhà hoạch định chính sách trong và ngoài nước, đặc biệt với sự tham gia của các quốc gia trong Cộng đồng Pháp ngữ (88 quốc gia thành viên và quan sát viên), với mục tiêu kết nối Việt Nam với cộng đồng quốc tế thông qua các hội nghị, diễn đàn thường niên bàn về các chủ đề kinh tế, xã hội nổi bật mà Việt Nam và thế giới quan tâm. Franconomics lần thứ I năm 2019 với chủ đề “Công nghệ số cho sự phát triển kinh tế – xã hội thông minh”, Franconomics lần thứ II “Từ khởi nghiệp đến khởi nghiệp thông minh” và Franconomics lần thứ III năm 2021 về “Những thách thức của chuyển đối số với việc tiếp cận công bằng các dịch vụ thiết yếu trong thời đại Covid-19” đã diễn ra thành công, thu hút sự tham gia của hơn 1.300 đại biểu đến từ hơn 25 quốc gia.

Diệu Anh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bộ Công Thương thanh tra EVN về quản lý và cung ứng điện

    (Xây dựng) - Từ ngày 10/6, Bộ Công Thương bắt đầu thanh tra Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các đơn vị liên quan trong quản lý và cung ứng điện. Thời gian thanh tra trong 30 ngày.

  • Quảng Trị: Xuất khẩu dăm gỗ còn nhiều vướng mắc

    (Xây dựng) – Thủ tục hoàn thuế VAT kéo dài, mất nhiều thời gian hoàn thành thủ tục kiểm dịch thực vật, hay giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) cho sản phẩm dăm gỗ xuất khẩu là những “nút thắt” gây khó khăn trong việc hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu dăm gỗ ở địa bàn tỉnh Quảng Trị.

  • Vĩnh Phúc: Đẩy mạnh các mô hình phát triển kinh tế trong xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu

    (Xây dựng) - Với mong muốn Làng văn hóa kiểu mẫu thực sự là điểm nhấn về kinh tế, văn hóa của các địa phương, bên cạnh nỗ lực của các cấp, các ngành trong thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế, các địa phương thí điểm xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu cũng đang tập trung phát triển các mô hình sản xuất nhằm tạo ra các sản phẩm tốt, đặc trưng.

  • Thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng của nền kinh tế

    (Xây dựng) - Chính phủ ban hành Nghị quyết số 88/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2023 trực tuyến với địa phương trong đó yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là về cơ chế, chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân; thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng của nền kinh tế bao gồm: tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu.

  • Hải Dương: Công bố sự kiện vải thiều xuất khẩu thành công đi các nước

    (Xây Dựng) - Sáng 9/6, tại hội trường UBND huyện Thanh Hà (Hải Dương), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương và UBND huyện Thanh Hà tổ chức sự kiện công bố xuất khẩu vải thiều Thanh Hà đi Nhật Bản, Mỹ, Úc, châu Âu năm 2023.

  • Mở ra tiềm năng phát triển hydro tại Việt Nam

    (Xây dựng) – Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Viện Năng lượng tổ chức Hội thảo “Đánh giá toàn diện về sản xuất hydro xanh từ các nguồn năng lượng mặt trời, năng lượng gió và tiềm năng sử dụng tại Việt Nam”, trong đó trọng tâm đánh giá cho vùng duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nam bộ.

Xem thêm
  • Sắp diễn ra Hội chợ Triển lãm quốc tế công nghiệp Việt Nam 2023

    (Xây dựng) - Hội chợ Triển lãm quốc tế công nghiệp Việt Nam 2023 (VIIS 2023) sẽ diễn ra từ ngày 28 – 30/6/2023 tại Trung tâm Triển lãm quốc tế (ICE Hanoi – 91 Trần Hưng Đạo, Hà Nội).

    22:21 | 09/06/2023
  • Xây nhà cao tầng để nuôi lợn

    (Xây dựng) - Công ty thành viên của Tập đoàn Xuân Thiện vừa đề xuất kế hoạch đầu tư dự án chăn nuôi lợn công nghệ cao trong nhà cao tầng tại Thanh Hóa. Sáng kiến này cũng đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng thành công.

    16:16 | 09/06/2023
  • Xảy ra đua giá, cướp lệnh tại cổ phiếu công ty nhà Cường "Đô La"

    Phiên sáng nay ghi nhận việc cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai vượt mệnh giá sau chuỗi tăng trần vừa qua. Chỉ tính trong vòng một tháng qua, mã này đã tăng giá 142%.

    16:14 | 09/06/2023
  • Áp dụng suất vốn đầu tư xây dựng

    (Xây dựng) - Bộ Xây dựng nhận được văn bản của Công ty Cổ phần Hạ Long Monaco xin hướng dẫn về việc xác định suất vốn đầu tư đúng thực tế để đối trừ vào tiền sử dụng đất.

    08:56 | 09/06/2023
  • Thủ tướng Chính phủ chỉ thị tăng cường tiết kiệm điện

    (Xây dựng) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Chỉ thị số 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023 - 2025 và các năm tiếp theo.

    08:54 | 09/06/2023
  • Đồng bằng sông Cửu Long: Phát triển hạ tầng đáp ứng kinh tế - xã hội bền vững

    (Xây dựng) – Hệ thống hạ tầng kỹ thuật có vai trò rất quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội tại các đô thị. Chính vì thế, Vùng ĐBSCL cần phải tập trung hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật đô thị để hướng tới phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

    21:07 | 08/06/2023
  • TP Cần Thơ - Trung tâm động lực phát triển

    (Xây dựng) – Thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 17/02/2005 của Bộ Chính trị, Trung ương và TP Cần Thơ luôn ưu tiên, tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, phục vụ yêu cầu phát triển TP Cần Thơ, là thành phố trực thuộc Trung ương và trung tâm Vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL, qua đó đã đầu tư xây dựng hoàn thành một số dự án trọng điểm như: Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ, cảng Cái Cui, cầu Cần Thơ, QL1, QL91B, QL Nam Sông Hậu, QL91, cầu Vàm Cống, tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, đường Võ Văn Kiệt, đường Võ Nguyên Giáp, đường Bốn Tổng - Một Ngàn, đường nối TP Cần Thơ với tỉnh Hậu Giang.

    21:02 | 08/06/2023
  • Xây dựng Cần Thơ thành đô thị hạt nhân vùng

    (Xây dựng) – Thành phố Cần Thơ có những bước phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh phát triển chung của đất nước những năm qua. Thành phố đang xây dựng để hình thành diện mạo mới với đặc trưng là đô thị sinh thái sông nước. Sự phát triển diễn ra ở mọi mặt đời sống kinh tế xã hội. Trong đó, công tác quy hoạch và phát triển đô thị cũng đã góp phần không nhỏ trong xây dựng và phát triển TP Cần Thơ thời gian qua.

    21:01 | 08/06/2023
  • Hậu Giang: Thu hút đầu tư, xây dựng hạ tầng

    (Xây dựng) – Định hướng Chiến lược phát triển kinh tế giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Hậu Giang xác định muốn phát triển nhanh và bền vững, phải dựa vào 4 trụ cột. Thu hút đầu tư là một trong những giải pháp then chốt, với kỳ vọng thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư ngoài Nhà nước xây dựng hạ tầng.

    21:00 | 08/06/2023
  • Long An: Nhiều dư địa để phát triển kinh tế

    (Xây dựng) – Long An là tỉnh có vị trí địa lý đặc biệt, cửa ngõ giao thoa giữa vùng ĐBSCL và vùng Đông Nam Bộ, giáp ranh với Campuchia và TP.HCM. Với lợi thế còn nhiều dư địa để đầu tư xây dựng hạ tầng, phát triển kinh tế, Long An luôn tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư.

    20:58 | 08/06/2023
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load