Thứ hai 09/12/2024 14:57 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Hạ tầng

Đường sắt tốc độ cao: Yêu cầu về độ chính xác rất cao, không được có sai số

14:37 | 21/11/2024

Đường sắt tốc độ cao có yêu cầu về độ chính xác và tính ổn định rất cao, không cho phép bất cứ sai sót dù là nhỏ nhất nên phải lựa chọn các công nghệ hiện đại nhất để thi công.

Đường sắt tốc độ cao: Yêu cầu về độ chính xác rất cao, không được có sai số
Hành khách đi tàu tốc độ cao tại một nhà ga của Trung Quốc. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)

Với phương án lựa chọn dải tốc độ 350km/h, Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam có nhiều sự khác biệt về tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ. Dự án đòi hỏi công nghệ hiện đại nhất và không được phép có sai số.

Đòi hỏi chính xác cao độ

Theo ông Đào Ngọc Vinh, Tổng Giám đốc Tổng công ty Tư vấn thiết kế Giao thông Vận tải (TEDI), hệ thống đường sắt khác đường bộ ở chỗ có tính phức tạp cao hơn và làm việc theo hệ thống, bao gồm nhiều bộ phận cấu thành như hạ tầng, thông tin tín hiệu, thiết bị, cấp điện…

Chỉ riêng về tốc độ, ông Vinh cho hay Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam là 350km/h còn đường bộ là 120km/h, đó đã là sự khác biệt lớn. Tốc độ này là yếu tố hết sức quan trọng, liên quan tới quy định kĩ thuật kết cấu hạ tầng.

Đơn cử, về thiết kế hình học của tuyến đường, đường sắt tốc độ cao 350km/h yêu cầu bán kính cong khoảng 6.000mm trở lên còn đường bộ cao tốc 120km/h thì chỉ cần bán kính cong khoảng 3.000mm. Hay như yếu tố về chuyển tiếp, siêu cao của đường cong rất phức tạp.

Về kết cấu cầu, đường sắt tốc độ cao yêu cầu kiểm soát độ võng của kết cấu rất chặt chẽ đó là khoảng 1/1.600 đến 1/2.500 chiều dài của nhịp còn đường bộ là 1/800. Do đó, ông Vinh cho rằng việc kiểm soát độ võng của dầm là yếu tố rất quan trọng, liên quan đến vấn đề thiết kế.

Về hầm, theo Tổng Giám đốc TEDI, trên đường sắt tốc độ cao, khi đoàn tàu hình viên đạn có tốc độ lớn khi vào hầm sẽ tạo áp lực lớn từ tàu lên hầm và từ vỏ hầm vào kết cấu, đòi hỏi sự tính toán tương tác động lực giữa tàu và hầm; cần tính toán chuyển tiếp để không khí thoát đều. Nếu không, khi đoàn tàu ra khỏi hầm sẽ tạo ra tiếng nổ rất lớn.

“Dự án đường sắt tốc độ cao đòi hỏi sự chính xác trong thi công, không được phép sai số và ý thức con người trong kiểm soát chất lượng phải tuyệt đối bởi nếu không thì sẽ trở thành vấn đề lớn,” ông Vinh nhấn mạnh.

Đường sắt tốc độ cao: Yêu cầu về độ chính xác rất cao, không được có sai số
Một tuyến đường sắt tốc độ cao ở châu Âu. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Ông Vũ Đức Nhận, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng giao thông Phương Thành cho rằng công nghệ quản lý của các doanh nghiệp Việt hiện nay mới mang tính chất manh mún, nhỏ lẻ đòi hỏi cần cái nhìn tổng thể hơn từ bộ chuyên ngành đến các doanh nghiệp và cần những hành động cụ thể.

Ông Nhận đưa ra dẫn chứng công tác đúc dầm công nghệ cao nếu chỉ học, chỉ nghe, chưa được cụ thể hoá ở một công trường thì khó có thể làm. Công nghệ thi công kết cấu phần dưới không có gì phải bàn nhưng việc đúc dầm và lao lắp dầm là điều cần đặc biệt quan tâm khi ở nhiều công trình, hạng mục dầm nhà thầu giao thông Việt Nam thực hiện chưa phải lớn, khoảng 70-80m trong khi việc thi công dầm đường sắt tốc độ cao đòi hỏi tính liên tục.

Đứng ở góc độ của doanh nghiệp xây dựng, ông Phạm Việt Khoa, Chủ tịch Hội đồng quản trị FECON nhận định đường sắt tốc độ cao có yêu cầu về độ chính xác và tính ổn định rất cao. Đặc biệt, đường sắt tốc độ cao không cho phép chờ lún như đường bộ nên việc xử lý nền, móng đòi hỏi phải đạt ổn định ngay khi đưa vào khai thác, không cho phép bất cứ sai sót dù là nhỏ nhất.

“Để đảm bảo điều đó, các phương án thiết kế kết cấu cần được các tổ chức thiết kế có kinh nghiệm thực hiện, lựa chọn các công nghệ hiện đại nhất hiện nay áp dụng cho kết cấu hạ tầng đường sắt. FECON là doanh nghiệp đang sở hữu nhiều công nghệ về xử lý nền, thi công móng, thi công phần ngầm cấp tiến trên thế giới ở thời điểm hiện tại, hoàn toàn tự tin và sẵn sàng giải quyết tốt các bài toán yêu cầu cao cho kết cấu hạ tầng đường sắt,” ông Khoa tự tin cho biết.

Chỉ định thầu hay đấu thầu?

Theo ông Vũ Hồng Phương, Giám đốc Ban Quản lý dự án Đường sắt (Bộ Giao thông Vận tải), với một dự án lớn như dự án đường sắt tốc độ cao, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất phương án lựa chọn các tư vấn mạnh để tư vấn cho chủ đầu tư, bao gồm tất cả các bước.

Về tiêu chuẩn kỹ thuật, Bộ Giao thông Vận tải đã giao Cục Đường sắt Việt Nam hệ thống hóa tiêu chuẩn lĩnh vực đường sắt, trong đó có đường sắt tốc độ cao. Hiện nay, có một số quốc gia tự xây dựng tiêu chuẩn trên hệ thống tiêu chuẩn gốc hoặc tự nghiên cứu, cũng có quốc gia sử dụng tiêu chuẩn nước ngoài. Tại Việt Nam, một số ngành cũng sử dụng tiêu chuẩn nước ngoài, tuy nhiên, cần hệ thống lại và cần được ban hành chính thức, nội dung này sẽ được xác định thực hiện trong bước nghiên cứu khả thi.

Về tính toán tổng mức đầu tư, ông Phương cho biết ở bước nghiên cứu tiền khả thi, theo quy định, Bộ Giao thông Vận tải mới xây dựng sơ bộ tổng mức đầu tư, dựa trên cơ sở những gì chúng ta làm chủ, có công nghệ, có định mức, có xác định được đơn giá thì xác định giá chi tiết để làm cơ sở xây dựng sơ bộ tổng mức đầu tư. Còn các công nghệ mới như đoàn tàu, thông tin tín hiệu thì lấy từ các dự án tương tự trên thế giới để đưa vào.

“Sơ bộ tổng mức đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam tính trung bình 43,7 triệu USD/km, thuộc mức trung bình trên thế giới,” ông Phương thông tin thêm.

Đường sắt tốc độ cao: Yêu cầu về độ chính xác rất cao, không được có sai số
Dự án đường sắt tốc độ cao sẽ là cơ hội mang lại khối lượng công việc khổng lồ cho các nhà thầu xây lắp hạ tầng giao thông Việt Nam. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Đối với quy định về lựa chọn nhà thầu, Giám đốc Ban Quản lý dự án Đường sắt cho biết trong bước nghiên cứu khả thi, sẽ thực hiện phương án phân chia hợp phần và gói thầu, lúc đó vướng gì sẽ nghiên cứu và đề xuất cơ chế, giải pháp để tháo gỡ, nhưng chắc chắn đảm bảo minh bạch, rõ ràng, đủ điều kiện để cơ quan lựa chọn có cơ sở để lựa chọn, các doanh nghiệp tham gia có cơ sở để tham gia.

“Việc đấu thầu hay chỉ định thầu sẽ được nghiên cứu kỹ lưỡng và trả lời bước sau, tuy nhiên luôn phải đảm bảo minh bạch, cạnh tranh, hiệu quả. Quan điểm của Đảng, Chính phủ là ưu tiên tối đa cho doanh nghiệp trong nước trên tất cả các lĩnh vực, từ tư vấn, thi công xây lắp, đến sản xuất vật liệu; công nghiệp đường sắt...,” ông Phương quả quyết.

Theo Việt Hùng (TTXVN/Vietnam+)

Cùng chuyên mục
  • Liên danh nhà thầu do Tập đoàn Đèo Cả đứng đầu triển khai thi công cầu Đại Ngãi 1

    (Xây dựng) - Ngày 09/12/2024, Ban Quản lý dự án 85 (Bộ Giao thông vận tải) tổ chức Lễ triển khai thi công gói thầu 15-XL thi công xây dựng cầu Đại Ngãi 1 và đường dẫn 2 đầu cầu, thuộc Dự án đầu tư xây dựng cầu Đại Ngãi. Đây là công trình cầu dây văng có khẩu độ nhịp lớn thứ hai ở Việt Nam, được thực hiện bởi Liên danh nhà thầu do Tập đoàn Đèo Cả đứng đầu.

  • Hà Nội: Dự kiến xây mới 34 chợ trong năm 2025

    (Xây dựng) – UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch về việc phát triển và quản lý chợ trên địa bàn Thành phố, trong đó sẽ đầu tư xây mới 34 chợ, trong đó, quận Bắc Từ Liêm có 4 chợ và huyện Thanh Trì có 5 chợ.

  • Chuẩn bị vận hành Công viên Logistics Lạng Sơn

    (Xây dựng) - Ngày 11/12 tới đây, Viettel Post dự kiến sẽ bắt đầu vận hành Công viên Logistics Lạng Sơn dựa trên hạ tầng rộng 144ha thuê từ Công ty Cổ phần Trung chuyển Lạng Sơn (nhà đầu tư cơ sở hạ tầng với tổng vốn đầu tư là 3.300 tỷ đồng).

  • Những bước đột phá trong hạ tầng giao thông kết nối của Bình Dương

    (Xây dựng) - Là một “thủ phủ công nghiệp”, Bình Dương nhận định rõ một trong các lý do thu hút nhà đầu tư nước ngoài chính là từ hạ tầng giao thông. Tỉnh tập trung, huy động nhiều nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông chất lượng, nhiều dự án giao thông trọng điểm đã và đang được triển khai nhằm kết nối các khu công nghiệp, khu đô thị, cảng biển và sân bay.

  • Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Hiệu quả thời gian qua hình thức thầu EPC

    Dự án đường sắt tốc độ cao có nguồn vốn đặc biệt lớn, chưa từng có tại Việt Nam và có thể nói là một trong những dự án có chiều dài đầu tư lớn nhất từ trước tới nay. Với mục tiêu hoàn thành vào năm 2035, dự án cần tối ưu hoá thời gian để sớm khởi công vào năm 2027 theo dự kiến.

  • Cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh: Thông hầm Đông Khê vượt tiến độ 2 tháng

    (Xây dựng) - Ngày 07/12, hầm Đông Khê dài gần 500m chính thức được đào thông, vượt 2 tháng so với kế hoạch đề ra, đánh dấu cột mốc quan trọng tại dự án cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng).

Xem thêm
  • Cảng hàng không quốc tế Long Thành sau 4 năm khởi công

    (Xây dựng) - Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, được đánh giá là công trình sân bay lớn nhất trong lịch sử Việt Nam, mang ý nghĩa chiến lược quan trọng đối với cả nước và khu vực Đông Nam Bộ.

    10:19 | 08/12/2024
  • Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình dự án trên địa bàn huyện

    (Xây dựng) - Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) Nguyễn Văn Hiếu yêu cầu các phòng, ban, đơn vị liên quan của huyện phối hợp chặt chẽ với các địa phương, đơn vị thi công tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi tập trung nhân lực, máy móc đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục công trình, dự án đảm bảo chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật và an toàn lao động.

    08:54 | 08/12/2024
  • Quảng Bình: Cầu Thai xuống cấp, cấm xe cơ giới 4 bánh qua lại

    (Xây dựng) - Trước tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của cầu sông Thai (xã Quảng Kim, Quảng Trạch), để đảm bảo an toàn, Sở Giao thông vận tải vừa có đề xuất gửi UBND tỉnh Quảng Bình cấm các loại xe cơ giới 4 bánh qua lại.

    16:25 | 07/12/2024
  • Bình Dương quyết tâm hoàn thành dự án Quốc lộ 13 vào ngày 30/4/2025

    (Xây dựng) - Ông Nguyễn Văn Lợi, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương đã chỉ đạo thành phố Thuận An khẩn trương hoàn tất công tác giải phóng mặt bằng và di dời lưới điện trước ngày 15/1/2025. Đây là điều kiện quan trọng để đảm bảo đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành dự án Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 đúng kế hoạch. Mục tiêu là khánh thành công trình vào dịp lễ 30/4/2025, đánh dấu một bước tiến lớn trong phát triển hạ tầng giao thông của tỉnh.

    15:33 | 07/12/2024
  • Xây hầm vượt sông thay cầu Cát Lái - Giải pháp tối ưu cho Đồng Nai

    (Xây dựng) - Phương án xây hầm vượt sông thay vì xây cầu Cát Lái đã được ông Võ Tấn Đức, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đề xuất trong buổi làm việc với Thủ tướng Phạm Minh Chính vào ngày 3/12 tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đề xuất này không chỉ nhận được sự đồng thuận từ Thủ tướng mà còn được đánh giá là một giải pháp tối ưu để đồng bộ hạ tầng giao thông trong bối cảnh sân bay Long Thành chuẩn bị đi vào hoạt động. Vậy đâu là lý do, “điểm mạnh” của phương án này?

    15:28 | 07/12/2024
  • Cao Bằng: Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ thi công cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh

    (Xây dựng) - Ngày 5/12, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Hoàng Xuân Ánh cùng Đoàn công tác đến kiểm tra thực địa, trực tiếp đôn đốc, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy triển khai thi công trên đại công trường cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh giai đoạn 1 qua địa bàn tỉnh 2 tỉnh: Cao Bằng và Lạng Sơn.

    09:09 | 07/12/2024
  • Quảng Ngãi: Gấp rút hoàn thành cầu Trà Khúc 3

    (Xây dựng) – Trong tháng 12 này, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) sẽ tập trung giải quyết dứt điểm một vị trí còn vướng mặt bằng nằm trong phạm vi thi công đường dẫn lên cầu Trà Khúc 3, tạo điều kiện thuận lợi để gấp rút thi công hoàn thành toàn bộ công trình, đưa vào phục vụ người dân và tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

    08:04 | 07/12/2024
  • Hà Nội: Cử tri Sóc Sơn và Mê Linh quan tâm về dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

    (Xây dựng) – Vừa qua, các đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội, đơn vị bầu cử số 10 (huyện Sóc Sơn và huyện Mê Linh) đã gặp và tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV.

    10:19 | 06/12/2024
  • Nghệ An: Đôn đốc tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng mở rộng Quốc lộ 1A

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành văn bản gửi các Sở, ngành địa phương về việc đôn đốc, kiểm tra tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng và giải ngân kinh phí dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A.

    22:55 | 05/12/2024
  • Thanh Hóa: Đẩy nhanh tiến độ các dự án phòng, chống thiên tai

    (Xây dựng) – Để sớm hoàn thành các công trình phòng, chống thiên tai theo đúng kế hoạch của tỉnh Thanh Hóa, nhiều chủ đầu tư đang yêu cầu nhà thầu thi công tập trung máy móc và nhân lực đẩy nhanh tiến độ các công trình theo đúng kế hoạch.

    22:46 | 05/12/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load