Thứ tư 25/12/2024 07:39 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bạn đọc /

Dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn: Bao giờ có đường gom dân sinh?

16:14 | 30/10/2019

(Xây dựng) – Mặc dù đã tiến hành thông xe kỹ thuật vào cuối tháng 9/2019, tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, một số đoạn đường gom và đường dân sinh trên địa bàn hai huyện Lạng Giang (Bắc Giang) và Hữu Lũng (Lạng Sơn) vẫn chưa được hoàn thiện khiến cho cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Theo chủ đầu tư (CĐT) là Cty CP BOT Bắc Giang - Lạng Sơn thành viên của Tập đoàn Đèo Cả, nguyên nhân chính dẫn đến những tồn tại này do đang phải chờ chấp thuận giải pháp kỹ thuật từ các cơ quan có thẩm quyền.

du an cao toc bac giang lang son bao gio cty thanh vien cua tap doan deo ca tra lai duong gom va duong dan sinh cho dan
Tuyến đường gom tại xã Xương Lâm, huyện Lạng Giang, Bắc Giang bị xuống cấp nghiêm trọng.

Theo tìm hiểu, dự án Cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn do Cty CP BOT Bắc Giang - Lạng Sơn thành viên của Tập đoàn Đèo Cả làm CĐT, gồm 2 hợp phần: tăng cường mặt đường QL1 đoạn Km1+800 đến Km106+500 với tổng chiều dài khoảng 110km và xây dựng mới đường cao tốc dài khoảng 64km, rộng 25m, 4 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, vận tốc thiết kế 100km/h. Tổng mức đầu tư toàn dự án 12.189 tỷ đồng. Đây được xem là dự án trọng điểm, có ý nghĩa quan trọng, nối liền cao tốc Hà Nội – Bắc Giang đến tỉnh Lạng Sơn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực.

Báo cáo của huyện Chi Lăng chỉ ra nhiều tồn tại, vướng mắc

Sau hơn 2 năm thi công, chiều 29/9, các ngành chức năng và nhà đầu tư đã phát lệnh thông xe kỹ thuật cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. Tuy nhiên, dù đã tiến hành thông xe kỹ thuật, nhưng nhiều người dân sinh sống dọc dự án Cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn vẫn tỏ ra bức xúc do một số đoạn đường gom và đường dân sinh vẫn chưa được CĐT hoàn thiện, khiến cho cuộc sống sinh hoạt của người dân gặp nhiều khó khăn.

Cụ thể, theo phản ánh của người dân tại xã Xương Lâm, huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang, tuyến đường gom thuộc dự án Cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn đoạn chạy qua địa bàn huyện hiện vẫn đang thi công dang dở. Đặc biệt, mặt đường có nhiều dấu hiệu lồi lõm, xuống cấp. Nhiều đoạn xuất hiện các ổ gà, gây cản trở cho việc đi lại và không đảm bảo an toàn cho người dân trong quá trình lưu thông.

Không chỉ tại địa bàn huyện Lạng Giang, trước đó, ngày 16/9/2019, UBND huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn đã có Báo cáo số 577/BC-UBND tổng hợp khó khăn, vướng mắc trong triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư các dự án đang triển khai trên địa bàn huyện Chi Lăng. Trong đó, báo cáo cũng đã chỉ ra nhiều tồn đọng, vướng mắc của CĐT trong việc thực hiện triển khai dự án Cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn như: Dự án còn nhiều vấn đề tồn đọng chưa được CĐT giải quyết triệt để, như việc CĐT chưa bàn giao mốc và thiết kế, chưa chuyển trả gần 8,6 tỷ đồng kinh phí bồi thường, hỗ trợ, kinh phí di chuyển hạ tầng, công trình, kinh phí đo đạc.

Hiện trên địa bàn huyện còn 10 đoạn đường gom dân sinh (2 đoạn mới bổ sung) chưa thi công, có nơi thi công nhưng chưa hoàn thiện dẫn đến khó khăn cho người dân khi đi lại. Báo cáo trên cũng chỉ rõ, trên địa bàn có 3 hầm chui dân sinh không đảm bảo để sử dụng. Trong đó, 2 hầm chui chưa có rãnh chịu lực, 1 hầm chui không có mương dẫn nước, nên khi mưa to nước bùn, đất chảy vào hầm khiến người dân không thể lưu thông qua đây. Trên địa bàn huyện cũng có 21 hộ bị ảnh hưởng do bùn đất chảy vào ruộng, tuy nhiên cũng chưa được CĐT khắc phục hậu quả.

Việc thi công của CĐT khiến QL279; Tỉnh lộ 234; đường huyện 250; đường huyện 80 bị xuống cấp do vận chuyển vật liệu đến nay vẫn chưa được hoàn trả khiến người dân gặp nhiều khó khăn khi tham gia giao thông.

Chủ đầu tư “chờ” cơ quan chức năng phê duyệt phương án kỹ thuật

Để tìm hiểu những phản ánh của người dân, phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã có buổi làm việc với đại diện truyền thông của Cty CP BOT Bắc Giang - Lạng Sơn. Trao đổi với Báo, vị này cho biết: Đối với đường gom tại Bắc Giang - đoạn chạy qua huyện Lạng Giang thì đây không phải là đường dân sinh mà là đường gom đúng nghĩa. Tuy nhiên, ngay từ khi thi công đến giai đoạn cấp phối đá dăm như thiết kế, CĐT đã nhận thấy rằng với lượng phương tiện lớn lưu thông trên đường gom này thì chắc chắn kết cấu mặt đường sẽ bị phá vỡ ngay lập tức. Do vậy, CĐT đã dừng lại ở việc thi công đến lớp cấp phối đá dăm. CĐT đã đề nghị cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền làm việc với UBND tỉnh Bắc Giang để tăng kết cấu mặt đường, đảm bảo điều kiện khai thác đối với lưu lượng phương tiện lớn. Hiện nay, UBND tỉnh Bắc Giang đã có văn bản gửi cho Cty BOT cao tốc Lạng Sơn – Bắc Giang và UBND tỉnh Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn ở đây là cơ quan quản lý có thẩm quyền), Cty BOT cũng đã có văn bản báo cáo Sở Giao thông vận tải và UBND tỉnh Lạng Sơn để đề nghị xem xét tăng cường kết cấu mặt đường. Sau khi có ý kiến của đơn vị tư vấn, cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền đưa ra giải pháp thiết kế, điều chỉnh lại kết cấu mặt đường thì CĐT sẽ triển khai các bước tiếp theo.

Đối với đường dân sinh tại huyện Hữu Lũng, trên thực tế có 145 vị trí đường dân sinh theo thiết kế ban đầu, trong quá trình triển khai thực hiện người dân và địa phương đã bổ sung thêm 80 đường. Tuy nhiên, một số người dân yêu cầu phải làm đường theo ý người dân, về vấn đề này, nếu cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận thì CĐT mới có thể làm. CĐT chỉ làm trên cơ sở kiến nghị của người dân tới chính quyền địa phương và chính quyền địa phương đề nghị dự án bổ sung thêm hạng mục. Trên cơ sở đó, CĐT sẽ báo cáo lên cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền là UBND tỉnh Lạng Sơn xem xét chấp thuận. Nếu được chấp thuận CĐT sẽ yêu cầu các nhà thầu triển khai. Thủ tục để triển khai thì một con đường hay nhiều con đường dân sinh cũng đều giống nhau. Đối với những cái mới được chấp thuận thì CĐT chưa thể triển khai làm ngay vì còn phải bố trí nhà thầu, khảo sát… vì là đường miền núi nên rất khó khăn.

Liên quan tới những tồn tại như trong báo cáo của UBND huyện Chi Lăng, đại diện truyền thông Cty CP BOT Bắc Giang – Lạng Sơn cũng cho biết thêm, đến thời điểm hiện tại CĐT đã giải quyết xong những tồn tại. Trong đó, CĐT đã bổ sung các hệ thống thoát nước dọc để đảm bảo nước không vào các hầm chui dân sinh. Ngày 20/9 còn 1 điểm chưa xong, đến thời điểm hiện tại thì điểm này vẫn đang được xử lý. Ngoài ra, CĐT cũng đã bồi thường toàn bộ 100% cho người dân bị thiệt hại hoa màu do đất sạt lở xuống ruộng.

du an cao toc bac giang lang son bao gio cty thanh vien cua tap doan deo ca tra lai duong gom va duong dan sinh cho dan
Cần thời gian để kiểm chứng các biện pháp xử lý ngập úng của CĐT tại các hầm chui dân sinh.
Báo điện tử Xây dựng sẽ tiếp tục thông tin.

Nam Hạ

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hoàng Mai (Hà Nội): Đề nghị xử lý dứt điểm sai phạm tại Khu tập thể Trương Định

    (Xây dựng) - Ông Hoàng Ngọc Tuấn, công dân phường Tương Mai (quận Hoàng Mai, Hà Nội) có đơn phản ánh về việc chủ nhà C2 tầng 2 Khu tập thể Trương Định có hành vi vi phạm trật tự xây dựng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình nhà ở của gia đình. Sự việc diễn ra đã lâu nhưng vẫn chưa được giải quyết triệt để.

  • Cần xem xét thấu đáo quyết định thu hồi đất đối với 2 dự án tại thị xã Sa Pa

    (Xây dựng) - Công ty TNHH Công nghệ Việt Mỹ mong muốn các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng của tỉnh Lào Cai xem xét một cách thấu đáo và minh bạch hơn nữa đối với quyết định thu hồi đất của 02 dự án mà Công ty này đã được giao đất từ cách đây hơn 2 thập kỷ.

  • Nguy cơ vỡ trận dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

    (Xây dựng) - Sau hơn 3 tháng phát hành hồ sơ mời thầu, hai gói thầu xây lắp thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (từ QL56 đến nút giao Vũng Vằn) do Ban Quản lý dự án (QLDA) chuyên ngành giao thông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu làm chủ đầu tư đã buộc phải hủy thầu khiến dự án cấp bách này có nguy cơ rơi vào cảnh vỡ trận.

  • Thị xã Hoài Nhơn (Bình Định): Liệu có “khuất tất” trong lựa chọn nhà thầu?

    (Xây dựng) – Là một doanh nghiệp còn non trẻ (được thành lập từ năm 2022), không có trụ sở văn phòng, không có biển hiệu Công ty… thế nhưng Công ty TNHH Xây dựng tổng hợp Thái Bình ở thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) vẫn được UBND xã Hoài Sơn lựa chọn làm đơn vị chấm thầu cho dự án Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử Trận tập kích Trụ sở Ngụy quyền xã Hoài Sơn năm 1961 (giai đoạn 1). Từ đây, việc chấm thầu của đơn vị này đã gây nhiều nghi vấn, bức xúc cho các nhà thầu.

  • Hưng Yên: Dự án Nhà máy Anshine Việt Nam xây dựng không phép

    (Xây dựng) – Mặc dù chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng nhưng chủ đầu tư dự án Nhà máy Anshine Việt Nam trong Khu công nghiệp Yên Mỹ II mở rộng vẫn tổ chức thi công rầm rộ.

  • Đông Sơn (Thanh Hóa): Nghi vấn hàng loạt nhà văn hóa thôn bị đánh tráo vật liệu

    (Xây dựng) – Trong quá trình xây dựng bốn nhà văn hóa thôn tại xã Đông Văn, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa các nhà thầu thi công có dấu hiệu sử dụng vật liệu (gạch không nung) không đúng chủng loại, kích thước theo hồ sơ thiết kế, dự toán được phê duyệt.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load