Thứ năm 12/09/2024 07:09 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Dệt may, da giày chủ động thích ứng, hướng tới xuất khẩu bền vững

15:22 | 07/08/2024

(Xây dựng) - Bên cạnh những tín hiệu tích cực từ xuất khẩu trong nửa đầu năm, các doanh nghiệp dệt may, da giày vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức, đòi hỏi cần phải chủ động thích ứng, tận dụng cơ hội hướng tới xuất khẩu bền vững.

Dệt may, da giày chủ động thích ứng, hướng tới xuất khẩu bền vững
Doanh nghiệp dệt may, da giày cần phải chủ động thích ứng, tận dụng cơ hội hướng tới xuất khẩu bền vững.

Thống kê của Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) cho biết, nửa đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành dệt may ước đạt 20 tỷ USD, tăng khoảng 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù so với mức tăng chung của cả nước còn thấp, song đây là một tín hiệu tích cực trong bối cảnh thị trường thế giới phục hồi chậm.

Mới đây, tại Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt May Việt Nam phân tích, ngành dệt may Việt Nam có sự khởi sắc là do hầu hết thị trường lớn như Hoa Kỳ, châu Âu kiềm chế được lạm phát giúp sức mua tăng lên. Lượng hàng tồn kho trong năm 2023 của các nhãn hàng đã giảm, một số doanh nghiệp dệt may hiện đã thông qua Hiệp hội để tìm những công ty nhỏ hơn thuê gia công lại đơn hàng. Thêm vào đó, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam thời gian qua cũng đã chủ động đa dạng hoá thị trường và khách hàng.

Mục tiêu của ngành dệt may là tiếp tục đa dạng hóa thị trường, không phụ thuộc vào một số thị trường nhất định; đồng thời đa dạng hóa sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh. Để thực hiện mục tiêu này, bên cạnh vai trò chính của doanh nghiệp thì những thông tin của hệ thống cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng để ngành hàng kịp thời nắm bắt diễn biến mới của thị trường.

Dệt may, da giày chủ động thích ứng, hướng tới xuất khẩu bền vững
Mục tiêu của ngành dệt may là tiếp tục đa dạng hóa thị trường, không phụ thuộc vào một số thị trường nhất định.

Cũng theo ông Cẩm, hiện nay ngành dệt may của Việt Nam không chỉ gặp phải sự cạnh tranh của các thị trường xuất khẩu khác, mà còn đối mặt với những tiêu chuẩn, những biện pháp phòng vệ thương mại từ thị trường nhập khẩu. Những thị trường xuất khẩu lớn như Hoa Kỳ, EU đưa ra những quy định rất khắt khe về xanh hóa, bảo vệ môi trường. Chẳng hạn ở Hoa Kỳ có đạo luật chống lao động cưỡng bức; hay đạo luật thẩm định chuỗi cung ứng của Đức, chỉ thị tra soát chuỗi cung ứng của EU bắt đầu có hiệu lực. Đây là cảnh báo rất thiết thực với doanh nghiệp.

Đáng chú ý, thời gian qua, rất nhiều nhãn hàng, tập đoàn bán lẻ lớn đứng trên bờ phá sản hoặc đã nộp đơn phá sản là vấn đề tác động lớn tới doanh nghiệp. Do đó, những cảnh báo của thương vụ rất cần thiết, để doanh nghiệp tránh được thiệt hại càng nhiều càng tốt.

“Bên cạnh đó, xanh hóa sản xuất, sản phẩm cần nguồn kinh phí rất lớn. Doanh nghiệp mong muốn Nhà nước có chính sách về tín dụng xanh và hỗ trợ nhất định về lãi suất, đào tạo nhân lực cho doanh nghiệp xây dựng phương án chuyển đổi xanh”, ông Cẩm nhấn mạnh.

Trong khi đó, bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho rằng, ngành da giày cũng đối mặt với nhiều thách thức. Trong 6 tháng đầu năm, xuất khẩu ngành da giày cũng có nhiều khởi sắc rõ rệt. Kim ngạch xuất khẩu đạt 12,8 tỷ tăng hơn 10%, dự kiến cả năm, ngành sẽ đạt kim ngạch 26-27 tỷ USD năm 2024.

Về thị trường xuất khẩu, Ấn Độ là thị trường lớn của ngành. Tuy nhiên, xuất khẩu da giày sang thị trường này vẫn có nhiều vướng mắc. Các nhà máy khi xuất khẩu vào Ấn Độ buộc phải tuân thủ các điều kiện kiểm soát trực tiếp tại nhà máy và phải được cấp giấy chứng nhận thì mới có thể xuất khẩu vào thị trường này. Tuy nhiên, quá trình cấp phép gặp vướng mắc, kéo dài thời gian. Do đó, đại diện Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam kiến nghị, cần có sự hỗ trợ sâu sát của thương vụ để doanh nghiệp đẩy nhanh được thủ tục này.

Dệt may, da giày chủ động thích ứng, hướng tới xuất khẩu bền vững
Ngành dệt may và da giày đã kiến nghị Bộ Công Thương thành lập và phát triển trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu tại Việt Nam.

Ngoài ra, ngành da giày đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Nếu như trước đây, các hoạt động về phát triển bền vững chủ yếu do khách hàng đưa ra và mang tính khuyến khích, thì ngày nay đã được luật hóa thông qua chính sách được ban hành từ Chính phủ của các quốc gia nhập khẩu sản phẩm da giày lớn. Điển hình như, thị trường EU đã đưa ra một loạt chính sách mới về sản phẩm sinh thái, hay là trách nhiệm mở rộng đối với nhà sản xuất, truy xuất chuỗi cung ứng, tái chế, đặc biệt là yêu cầu về giảm thiểu phát thải carbon...

Cũng theo bà Phan Thị Thanh Xuân, tất cả những quy định này nhằm tăng chất lượng và tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế tuần hoàn trong ngành. Song những chính sách này đang tác động tới toàn bộ chuỗi cung ứng, tạo ra thách thức rất lớn đối với các nhà sản xuất, trong đó có Việt Nam.

Được biết, hai ngành dệt may và da giày đã kiến nghị Bộ Công Thương thành lập và phát triển trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu tại Việt Nam. Điều này sẽ góp phần giải quyết vấn đề về truy xuất chuỗi cung ứng, yếu tố quan trọng để xuất khẩu thành công.

Hoàng Hồng

Theo

Cùng chuyên mục
  • Nối lại hoạt động giao thương giữa Cửa khẩu quốc tế Lào Cai và Hà Khẩu (Trung Quốc)

    (Xây dựng) - Từ 11h ngày hôm nay (11/9), Cửa khẩu quốc tế Lào Cai và Hà Khẩu (Trung Quốc) đã hoạt động trở lại sau gần 2 ngày đóng cửa do ảnh hưởng siêu bão số 3 Yagi.

  • Hà Tĩnh: Đề xuất xây dựng nhà máy 100 triệu USD tại Cụm công nghiệp Lạc Thiện

    (Xây dựng) - Tập đoàn Đại Lợi Phổ - nhà đầu tư Đài Loan (Trung Quốc) đề xuất xây dựng nhà máy sản xuất giày thể thao với số vốn đầu tư 100 triệu USD tại Cụm công nghiệp Lạc Thiện (Đức Thọ, Hà Tĩnh) với diện tích khoảng 30ha và sẽ tạo việc làm cho khoảng 4.500 - 5.000 lao động.

  • Tình hình cung ứng hàng hóa ứng phó với bão số 3 năm 2024

    (Xây dựng) – Theo thông tin từ Bộ Công Thương, trước tình hình mưa lũ tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương phía Bắc, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương và Sở Công Thương các địa phương đã khẩn trương nắm bắt tình hình triển khai các nhiệm vụ cung ứng hàng hóa trước thời điểm cơn bão số 3 đổ bộ vào miền Bắc và đã có sự chuẩn bị nguồn cung ứng hàng hóa thiết yếu đảm bảo phục vụ nhân dân. Do vậy, người dân đã chủ động mua sắm, hàng hóa dự trữ trước khi bão đổ bộ.

  • Quảng Bình: Dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch đạt gần 70% tiến độ thi công

    (Xây dựng) - Tính đến tháng 9/2024, tiến độ thi công dự án tại Trung tâm điện lực Quảng Trạch của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đạt gần 70%, trong đó đã có nhiều hạng mục gần như đã hoàn thành.

  • Linh hoạt phát triển pin lưu trữ trong hệ thống điện

    Quy hoạch điện VIII đã tính toán đến tỷ lệ tích hợp cao của năng lượng tái tạo vào hệ thống điện, dự tính đến năm 2030 hệ thống điện Việt Nam phải có 2.700 MW lưu trữ năng lượng; trong đó 2.400 MW là thủy điện tích năng và 300 MW là pin lưu trữ. Để đảm bảo phát triển theo quy hoạch và pin lưu trữ có thể đi vào hỗ trợ cho hệ thống điện, các chuyên gia cho rằng, cần các chính sách ưu tiên và khuyến khích hợp lý.

  • Bình Dương: Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Bình Dương vừa ban hành Kế hoạch số 4895/KH-UBND hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024 nhằm đồng bộ các chính sách hỗ trợ, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load