Thứ ba 08/10/2024 00:09 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Đề xuất tăng giá điện: Cần hài hòa lợi ích

09:00 | 05/12/2022

Trong bối cảnh, hàng hóa đầu vào sản xuất, chi phí tăng trong khi giá điện được giữ nguyên từ năm 2019 đến nay, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) dự kiến lỗ khoảng 31.000 tỷ đồng năm 2022. Trước thực tế này, EVN đã đề xuất tăng giá bán điện. Tiền Phong có cuộc trò chuyện với PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) quanh đề xuất tăng giá điện của EVN.

Phải chi tiết, minh bạch về khoản lỗ của EVN

Ông đánh giá như thế nào về đề xuất tăng giá bán điện của EVN?

Việc tăng giá điện luôn nhận được sự quan tâm của dư luận. Giá bán điện ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Với một số ngành, lĩnh vực sản xuất công nghiệp, chi phí năng lượng như điện chiếm tới gần 60% giá thành sản phẩm.

Trong bối cảnh Nhà nước đang nỗ lực kiềm chế lạm phát, việc tăng giá điện càng phải cẩn trọng. Tăng giá điện là nhu cầu tương đối cấp bách của EVN. Tuy nhiên, mức tăng giá như thế nào và tăng khi nào là bài toán của cơ quan chức năng để hài hòa lợi ích giữa người dân và doanh nghiệp. Lạm phát có xu hướng tăng cao, nhiều doanh nghiệp sản xuất gặp khó khăn do chi phí tăng, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng. Chi phí sản xuất tăng nhưng đơn hàng của doanh nghiệp bị cắt giảm. Nếu giá điện tăng sẽ khiến doanh nghiệp thêm gánh nặng, khó phục hồi sau COVID-19.

Đề xuất tăng giá điện: Cần hài hòa lợi ích
Tăng giá điện ở mức cao sẽ ảnh hưởng xấu đến đời sống người dân khi họ vừa vượt qua khó khăn do COVID-19. Ảnh: Như Ý

Tăng giá điện trong bối cảnh này là bài toán khó giải. Nếu tăng giá chỉ nên ở mức độ thấp nhất có thể. Đặc biệt, phải giãn thời gian tăng giá, có thể từ giữa năm sau, khi hoạt động sản xuất kinh doanh bắt đầu giảm bớt khó khăn, ổn định hơn. Bài toán về giá phải luôn được cân nhắc, tính toán thật kỹ lưỡng. Bởi tăng giá điện lúc này khá nhạy cảm, nếu không điều chỉnh sẽ khó cho DN ngành điện, thậm chí ảnh hưởng tới việc thu hút đầu tư và ảnh hưởng việc đáp ứng nhu cầu năng lượng trong tương lai. Giải pháp tăng giá điện phải bảo đảm hài hòa lợi ích giữa người dân và doanh nghiệp.

Ước tính cả năm 2022, EVN có thể lỗ hơn 31.000 tỷ đồng. Theo EVN, một số nguyên nhân dẫn đến thua lỗ là tỉ giá tăng, giá nguyên liệu đầu vào (xăng dầu, than…) tăng mạnh. Ông đánh giá như thế nào về số lỗ này?

Đề xuất tăng giá điện: Cần hài hòa lợi ích
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh

Trong báo cáo lỗ của EVN chỉ thấy dự báo con số cuối cùng, không thấy rõ cơ cấu các khoản mục đẩy mức lỗ lên hàng chục nghìn tỷ đồng. Trong đề xuất xem xét điều chỉnh giá điện, EVN cần cho chi tiết cụ thể số liệu về đầu vào gây lỗ. Rất nhiều câu hỏi, thắc mắc của người dân cần được làm rõ. Ví dụ, lỗ tỉ giá chiếm bao nhiêu phần trăm tổng số lỗ, lỗ vì giá dầu tăng chiếm bao nhiêu. Giá than phối trộn để sử dụng cho các nhà máy điện có nhiều loại, lấy từ nhiều nguồn như: khai thác trong nước, nhập khẩu. Cần phải bóc tách chi phí rõ ràng. Ngoài ra, cần có thông tin như giá so sánh than đầu vào sản xuất của EVN với giá đối tác khác nhập về cho tổ máy phát điện của doanh nghiệp khu đại công nghiệp (Formosa) có được đưa ra đối chiếu, so sánh không.

* Nếu tăng giá chỉ nên ở mức độ thấp nhất có thể. Đặc biệt, phải giãn thời gian tăng giá, có thể từ giữa năm sau, khi hoạt động sản xuất kinh doanh bắt đầu giảm bớt khó khăn, ổn định hơn.

* Theo quyết định 24/2017 về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân, mức tăng giá bán lẻ điện bình quân từ 3 đến 5% do EVN tự quyết; từ 5 đến 10%, EVN xin ý kiến Bộ Công Thương và tăng trên 10% so Thủ tướng quyết định.

Ngoài ra, hiện nay EVN vừa là tập đoàn truyền tải điện, vừa là nhà sản xuất điện. EVN có mua, truyền tải điện từ các nhà máy thủy điện, điện tái tạo và cần làm rõ giá đầu vào tổng thể các loại điện nói chung. Từ đó, có căn cứ xác định tăng giá điện.

Trong lịch sử, một số ngành độc quyền như ngành điện từng xảy ra câu chuyện lỗ do đầu tư ngoài ngành. Điều này khiến việc đề xuất tăng giá điện khó thuyết phục được người dân, doanh nghiệp. Khi EVN công khai, minh bạch chi phí sản xuất sẽ tạo sự yên tâm cho người dân và người dân, doanh nghiệp đồng thuận bởi tăng giá hợp lý.

Sớm bỏ thế độc quyền

Trước mỗi lần đề xuất tăng giá điện, dư luận, người dân, doanh nghiệp đều lo lắng vì cuộc sống hàng ngày và quá trình sản xuất kinh doanh của họ bị ảnh hưởng trực tiếp. Liệu có giải pháp nào để giá điện có tăng vẫn vừa đảm bảo cho sản xuất của doanh nghiệp ngành điện, vừa hỗ trợ người dân, doanh nghiệp?

Vấn đề lớn nhất hiện nay của ngành điện là độc quyền, thiếu sự cạnh tranh. Chúng ta đã có kế hoạch cổ phần hoá doanh nghiệp ngành điện nhưng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Giải pháp tốt nhất để đảm bảo hài hoà giá điện là sớm có thị trường điện cạnh tranh.

Khi có thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, EVN sẽ không còn nắm giữ thế độc quyền ở khâu bán lẻ điện. Như thế đồng nghĩa với việc, người dân sẽ có nhiều sự lựa chọn, được quyền quyết định mua điện từ nhà cung cấp nào, giá thành ra sao. Khi ấy, các nhà bán lẻ điện cũng sẽ phải tự cân đối, cạnh tranh về giá, chất lượng phục vụ có lợi nhất để thu hút khách hàng.

Đề xuất tăng giá điện: Cần hài hòa lợi ích
Theo ý kiến chuyên gia trong điều kiện hiện nay, chỉ nên tăng giá điện ở mức độ thấp nhất có thể. Ảnh: L.Hiếu

Từ lâu, chúng ta đã nói nhiều về câu chuyện thiếu công khai, minh bạch, không rõ ràng. Giá điện vẫn do nhà nước quản lý, nếu theo thị trường có cạnh tranh, bình đẳng thì việc điều chỉnh giá là bình thường.

Những năm gần đây, tiết kiệm năng lượng được đặt ra cấp thiết. Thực tế, nhiều doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sử dụng công nghệ lạc hậu đang hưởng lợi từ giá năng lượng thấp của Việt Nam. Làm thế nào để tiết kiệm năng lượng được coi trọng, thưa ông?

Nhu cầu năng lượng điện của Việt Nam ngày càng tăng. Theo tính toán của EVN trong những năm tới, Việt Nam cần 12-15 tỷ USD đầu tư vào nguồn phát điện và hệ thống truyền tải điện để đảm bảo nhu cầu phát triển kinh tế. Kinh tế nước ta có độ mở lớn, những năm qua, lượng vốn FDI không ngừng tăng. Số lượng doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam rất lớn và đang được hưởng lợi từ giá điện rẻ so với nhiều quốc gia trong khu vực. Doanh nghiệp sử dụng công nghệ, máy móc thiết bị lạc hậu tiêu hao năng lượng lớn được hưởng lợi nhiều.

Trước thực tế trên, muốn tiết kiệm năng lượng, cần chú trọng kiểm soát đầu vào chất lượng công nghệ, máy móc sản xuất. Cơ quan chức năng cần kiên quyết loại bỏ dự án công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng. Đồng thời, chọn lựa thiết bị đời mới, công nghệ mới thường tiết kiệm năng lượng và được dán nhãn tiết kiệm năng lượng. Việc thẩm định này cần thực hiện ngay khi cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án...

Theo Ngọc Linh/Tienphong.vn

Cùng chuyên mục
  • Những đổi thay trên mảnh đất Thanh Hoá

    (Xây dựng) - Nếu Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị vạch ra những đường hướng lớn về một tỉnh Thanh Hóa giàu đẹp, văn minh thì Nghị quyết số 37/2021/QH15 của Quốc hội với các cơ chế, chính sách đặc thù đã thôi thúc tư duy đổi mới, cách làm sáng tạo, nhằm từng bước hiện thực hóa về một tỉnh kiểu mẫu.

  • Tạo lập thị trường để thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ ô tô phát triển

    (Xây dựng) - Theo các chuyên gia, Việt Nam đang có nhiều cơ hội để phát triển ngành công nghiệp ô tô. Để hiện thực hóa cơ hội, điều quan trọng là phải tạo lập thị trường thông qua các công cụ về chính sách thuế. Khi công nghiệp ô tô phát triển, công nghiệp hỗ trợ cho ngành này sẽ phát triển theo.

  • Đà Nẵng: Thành lập Tổ công tác triển khai Khu thương mại tự do

    (Xây dựng) - Sau khi Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký ban hành Quyết định phân công nhiệm vụ triển khai thực hiện Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng, chính quyền Đà Nẵng triển khai thành lập Tổ công tác triển khai thành lập Khu thương mại tự do.

  • Khánh Hòa: Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt từ 95% trở lên

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản yêu cầu các Sở, ban, ngành, địa phương đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công. Đồng thời, tỉnh yêu cầu các đơn vị phải quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn từ 95% trở lên.

  • Kiến nghị về gói thầu hơn 11.400 tỷ tại dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành

    (Xây dựng) - Một liên danh nhà thầu tham dự Gói thầu số 4.8 (hơn 11.419,9 tỷ đồng) dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 vừa có văn bản kiến nghị chủ đầu tư - Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) về xem xét, làm rõ tư cách hợp lệ của các nhà thầu tham gia.

  • Đà Nẵng: 10/39 dự án đã khởi công trong năm 2024

    (Xây dựng) - Theo Báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng, trong năm 2024 dự kiến có 39 dự án sẽ khởi công xây dựng, tuy nhiên đến nay chỉ có 10 dự án đã được khởi công xây dựng.

Xem thêm
  • Phú Xuyên (Hà Nội): Khởi công nhà máy sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Tomeco

    (Xây dựng) - Mới đây, tại Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (Hanssip) Công ty Cổ phần Cơ điện Tomeco tổ chức khởi công dự án Nhà máy sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Tomeco.

    15:31 | 07/10/2024
  • Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế ngành chất kết dính, băng keo năm 2024

    (Xây dựng) - Từ ngày 27-29/11, tại Trung tâm Triển lãm SECC, 799 Nguyễn Văn Linh, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ diễn ra “Triển lãm quốc tế ngành chất kết dính và băng keo tại Việt Nam - ADHESIVES & TAPE EXPO VIETNAM 2024”. Đây là sự kiện quốc tế chuyên ngành duy nhất về lĩnh vực này được tổ chức tại Việt Nam được doanh nghiệp, giới chuyên môn, người tiêu dùng rất mong đợi.

    14:57 | 07/10/2024
  • Kiến nghị phấn đấu tăng trưởng quý IV khoảng 7,6-8%

    Trên cơ sở kết quả quý III, 9 tháng, dự báo cả năm, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị phấn đấu tăng trưởng quý IV khoảng 7,6-8%, giúp tăng trưởng cả năm đạt và vượt 7%.

    11:43 | 07/10/2024
  • Nhiều biến động trong xu hướng sản xuất kinh doanh ngành Xây dựng quý III/2024

    (Xây dựng) – Tổng cục Thống kê vừa công bố Báo cáo xu hướng sản xuất kinh doanh (SXKD) hằng quý ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo và Xây dựng. Tổng số doanh nghiệp trả lời trong kỳ điều tra quý III/2024 là 6.063 doanh nghiệp ngành Xây dựng.

    11:39 | 07/10/2024
  • Chuyển đổi xanh trong công trình xây dựng: Từ định hướng đến các giải pháp kiến trúc cho công trình

    (Xây dựng) - “Chuyển đổi xanh trong công trình xây dựng cần từ quy hoạch, kiến trúc, tổ hợp công trình xây dựng, đến những công trình xây dựng đơn lẻ. Đó là, sử dụng hiệu quả năng lượng đi đôi với giảm thiểu sử dụng năng lượng không thể tái tạo; giảm phát thải carbon bằng giải pháp sử dụng vật liệu thân thiện môi trường, công nghệ xây dựng sạch; thúc đẩy sử dụng bền vững và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên theo tinh thần nương nhờ; tạo được môi trường bên trong và bên ngoài an toàn, tiện nghi, bảo vệ sức khỏe cho con người góp phần bảo tồn phát huy văn hóa bản địa và hội nhập tiên tiến trên tinh thần không hòa tan”.

    11:36 | 07/10/2024
  • Gói thầu phi tư vấn áp dụng mẫu hợp đồng nào?

    (Xây dựng) - Ông Phan Huy Trung làm việc tại Ban quản lý dịch vụ công ích và trật tự đô thị thành phố. Đơn vị ông đang triển khai ký kết hợp đồng với gói thầu dịch vụ phi tư vấn thực hiện dịch vụ công ích đô thị, hình thức lựa chọn nhà thầu là đấu thầu rộng rãi qua mạng, 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ.

    11:00 | 07/10/2024
  • Sửa Luật Đầu tư công để khơi thông nguồn lực tăng trưởng

    Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) với 5 nhóm chính sách mới, dự kiến sẽ trình Quốc hội thông qua theo trình tự rút gọn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tháng 10 này, đang được kỳ vọng sẽ khơi thông các nguồn lực cho tăng trưởng.

    08:11 | 07/10/2024
  • Hải Phòng gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp FDI

    (Xây dựng) - Ngày 5/10, Thường trực Thành ủy Hải Phòng tổ chức Hội nghị gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn.

    15:39 | 06/10/2024
  • Tăng trưởng trong ngành công nghiệp đạt gần 9,6% trong quý 3

    Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp đạt 9,6%, nhưng sự tăng trưởng không đồng đều giữa các ngành và địa phương cho thấy những thách thức vẫn còn hiện hữu.

    15:34 | 06/10/2024
  • Kinh tế 9 tháng 2024: Chính phủ năng động, đổi mới đã tiếp sức cho các động lực tăng trưởng

    Năm 2024, kinh tế Việt Nam đã đi được 3/4 quãng đường trong bối cảnh kinh tế thế giới dần hồi phục nhưng bấp bênh, đối mặt với nhiều rủi ro, bất định. Chín tháng qua chứng kiến nền kinh tế nước ta dần phục hồi, với dấu hiệu tốt dần lên theo từng quý, mặc dù có những tháng sự phục hồi khá mong manh, doanh nghiệp phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức.

    15:27 | 06/10/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load