Thứ năm 28/09/2023 18:24 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

ĐBQH Trần Văn Lâm: Cần đồng bộ chính sách, quy hoạch cho năng lượng tái tạo

20:24 | 01/06/2023

(Xây dựng) - Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Trần Văn Lâm cho rằng, để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, phát triển năng lượng tái tạo cần một chính sách đồng bộ.

ĐBQH Trần Văn Lâm: Cần đồng bộ chính sách, quy hoạch cho năng lượng tái tạo
Đại biểu Trần Văn Lâm – Đoàn ĐBQH Bắc Giang.

Sáng 1/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 5, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023.

Bên lề hành lang Quốc hội, đại biểu Trần Văn Lâm - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang đã đề cập đến phát triển năng lượng tái tạo. Ông cho rằng chuyển đổi năng lượng tái tạo là một xu thế tất yếu mà chúng ta đã cam kết để tới đây giảm các nguồn năng lượng hóa thạch phát thải CO2.

Đại biểu cho rằng: Chuyển đổi để phát triển năng lượng tái tạo là một định hướng, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước “Tuy nhiên, chủ trương là một chuyện, việc triển khai thực hiện cho hiệu quả, đòi hỏi đồng bộ cơ chế chính sách. Đặc biệt về quy hoạch, quy hoạch phải làm sao mà xây dựng một cách đảm bảo về mặt tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật, phù hợp với chiến lược”.

Đại biểu Trần Văn Lâm đưa ra ví dụ về tỷ lệ tham gia phát triển năng lượng tái tạo, mức độ như thế nào sao cho phù hợp với từng giai đoạn, trình độ công nghệ của chúng ta và khả năng kỹ thuật, trình độ nguồn nhân lực.

ĐBQH Trần Văn Lâm: Cần đồng bộ chính sách, quy hoạch cho năng lượng tái tạo
Phát triển năng lượng tái tạo cần hài hoà lợi ích (ảnh minh hoạ).

Một vấn đề cốt lõi được đại biểu chỉ ra đó là: Nguồn điện từ Năng lượng tái tạo không có tính ổn định, đi kèm với năng lượng tái tạo thì phải có hệ thống phát nền. “Nền ấy phải đảm bảo được những thời điểm năng lượng tái tạo không phát được thì bên này phải bù vào được. Vì vậy chính sách làm sao để hài hòa giữa các bên. Để các nhà đầu tư năng lượng tái tạo cũng có động lực để để duy trì và nhà đầu tư nền cũng được khuyến khích”, đại biểu Trần Văn Lâm chia sẻ. Do vậy, vị đại biểu này cho rằng, để cân đối hợp lý, hài hòa trong điều kiện kỹ thuật, điều kiện nền kinh tế của chúng ta hiện nay là một thách thức. Nếu tính toán không tốt mà năng lượng tái tạo phát triển quá bùng nổ dẫn đến tỷ lệ năng lượng tái tạo quá lớn, sẽ gây nguy cơ là rã lưới hay mất điện đột ngột trong trường hợp điều kiện thời tiết thay đổi. Việc tính toán, giải bài toán này đã là một thách thức nhưng trong quá trình triển khai để thực thi thì cũng đòi hỏi phải có cơ chế, chính sách rõ ràng, minh bạch, công tâm và trách nhiệm

Theo đại biểu tình hình phát triển năng lượng tái tạo trong thời gian qua đã phát triển một cách ồ ạt, thiếu kiểm soát, bất chấp các quy định, các quy trình dẫn đến việc không đáp ứng được hệ thống lưới truyền tải điện, không thực hiện được các điều kiện để cam kết đấu nối và sử dụng.

Đại biểu cũng đưa ra lý do tại sao ngành Điện không ký hợp đồng, mua hết để sử dụng. Có 2 yếu tố: Thứ nhất, về mặt kỹ thuật liệu mua vào thì có đảm bảo an toàn hệ thống hay không? Nếu như sử dụng hết toàn bộ, với nền chúng ta hiện có thì có đảm bảo hay không. Thứ hai là các công trình đấy đều là những công trình mà nhiều khi thực hiện không đầy đủ các quy định trong cấp phép, trong các thủ tục khác chưa đầy đủ các thủ tục để đề ra thì liệu có đủ điều kiện để ký kết hợp đồng hay không. Ai dám chịu trách nhiệm những vấn đề này. Tức là những vấn đề pháp lý cũng đặt ra. Vấn đề quy hoạch như vậy nhưng để triển khai thực thi đó thì nó còn đòi hỏi cả những vấn đề về năng lực tổ chức thực thi và yếu tố trách nhiệm.

Kim Oanh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Hưng Yên: Gặp mặt doanh nghiệp Nhật Bản nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản

    (Xây dựng) – Ngày 27/9, nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản (1973-2023), UBND tỉnh Hưng Yên tổ chức Hội nghị gặp mặt các doanh nghiệp Nhật Bản tại Hưng Yên.

    09:47 | 28/09/2023
  • Sơn La: Chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất gần 600 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La Đặng Ngọc Hậu vừa phê duyệt Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án chỉnh trang đô thị Tiểu khu 1 thị trấn Yên Châu, khu dân cư nông thôn xã Viêng Lán, huyện Yên Châu.

    09:43 | 28/09/2023
  • Khơi thông kênh cấp vốn từ thị trường chứng khoán, trái phiếu

    Các chuyên gia kinh tế cho rằng, những năm gần đây, thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã có sự tăng trưởng đáng kể, từ đó, cung cấp thêm nguồn vốn quan trọng cho doanh nghiệp.

    09:38 | 28/09/2023
  • Long An: Mời gọi Hàn Quốc đầu tư Khu công nghệ cao

    (Xây dựng) - Ngày 26/9/2023, Đoàn công tác tỉnh Long An do ông NguyễnThanh Hải - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Long An làm Trưởng đoàn; cùng lãnh dạo UBND tỉnh Long An, các Sở, ngành và doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Long An có buổi chào xã giao với ông Kyu-Sok Suh - Viện trưởng CTP và làm việc với Ban lãnh đạo Khu công nghệ Chungnam (Chungnam Techno Park -CTP), Hàn Quốc.

    09:24 | 28/09/2023
  • Bình Phước: Tốc độ giải ngân vốn đầu tư công còn chậm

    (Xây dựng) – 9 tháng đầu năm 2023, tỉnh Bình Phước đã áp dụng nhiều giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và thu hút các nguồn vốn ngoài Nhà nước cho đầu tư phát triển, nhưng tốc độ giải ngân và thực hiện vốn đầu tư công còn chậm so với kế hoạch. Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 30,08% so với cùng kỳ năm 2022.

    22:20 | 27/09/2023
  • Thành phố Quảng Ngãi giải ngân vốn đầu tư công thấp chưa từng có

    (Xây dựng) – Trong 8 tháng của năm 2023, thành phố Quảng Ngãi – Trung tâm tỉnh lỵ và là đầu tàu kinh tế của cả tỉnh Quảng Ngãi đã tỏ ra “hụt hơi” trong cuộc đua giải ngân vốn đầu tư công với các địa phương khác trong tỉnh. Tính đến 31/8, đô thị lớn nhất Quảng Ngãi này mới chỉ giải ngân đạt tỷ lệ 18%, đứng thứ 13/13. Đây được đánh giá là một “kỳ tích” chưa từng xuất hiện.

    22:09 | 27/09/2023
  • 9 tháng thu hút vốn FDI tăng 7,7%, đạt gần 20,21 tỷ USD

    Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/9/2023, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 20,21 tỷ USD, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm 2022.

    19:06 | 27/09/2023
  • Thái Bình: Tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm đạt khá

    (Xây dựng) – Từ đầu năm đến nay, UBND tỉnh Thái Bình đã ban hành kịp thời nhiều chương trình, kế hoạch, văn bản chỉ đạo điều hành để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra; tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp và nhà đầu tư để đẩy nhanh tiến độ dự án, giải ngân đầu tư công.

    15:12 | 27/09/2023
  • Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút các dự án xanh, bảo vệ môi trường

    (Xây dựng) - Kiên định với chiến lược phát triển bền vững, Vĩnh Phúc đang đẩy nhanh việc điều chỉnh, quy hoạch các khu công nghiệp theo hướng chuyên biệt, sinh thái. Tỉnh ưu tiên thu hút các nhà đầu tư có dự án xanh, năng lượng sạch, bảo vệ môi trường, đồng thời từ chối không thu hút các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

    15:01 | 27/09/2023
  • Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang làm việc với Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh

    (Xây dựng) – Ngày 26/9, tại Hải Phòng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã có buổi làm việc với lãnh đạo 3 địa phương Hải Phòng, Hải Dương và Quảng Ninh về thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu...

    14:52 | 27/09/2023
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load