Thứ sáu 02/06/2023 05:10 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Đắk Lắk: Thấy gì ở “Cánh đồng chết” Krông Ana?

12:01 | 23/03/2023

(Xây dựng) - Tình trạng khai thác đất sét trái phép diễn ra hàng chục năm nay ở địa bàn xã Ea Bông, thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk, nhưng chính quyền địa phương dường như “bất lực” trước vấn nạn này. Đến nay, hoạt động khai thác đất sét làm gạch vẫn diễn ra ngang nhiên, gây thất thoát tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường và các hệ lụy khác…

Đắk Lắk: Thấy gì ở “Cánh đồng chết” Krông Ana?
Hàng triệu m3 đất sét đã “bốc hơi”, để lại hiện trạng hoang tàn, xơ xác.

Để tìm đường vào cánh đồng đất sét tại xã Ea Bông, (huyện Krông Ana) không quá khó khăn, bởi những con “trâu sắt” chở đất sét chạy ra vào liên tục còn lại dấu vết. Đất bị rơi vãi làm xuất hiện những mảng bám dính, khi khô bay mù mịp, gặp trời mưa trở nên nhão nhoẹt dính đầy mặt đường tạo lối dẫn vào cánh đồng khai thác.

Trên đoạn đường đi vào khu vực “cánh đồng chết” tên người dân nơi đây đặt cho khu vực cánh đồng mà các nhà máy gạch khai thác, thu mua đất sét. Chúng tôi ghi nhận đường bê tông hầu như đã biến sắc, bởi nó được che phủ lớp đất vàng nhạt trên lớp mặt. Do lượng xe quá tải cày ải, chạy không che chắn khiến đất đổ xuống mặt đường biến thành những ổ gà nhấm nhô, lượn sóng khi chạy xe qua dòng xóc có cảm giác như cưỡi trên lưng ngựa. Mùa mưa đường trở nên nhão nhoẹt, trơn trượt, mùa khô lớp đất sét bong tróc, mỗi lần có những chiếc xe tải, hoặc xe ôtô đi qua cuốn theo làn bụi bay mù mịt ngút trời, khiến các phương tiện như: xe máy, xe đạp phải dừng lại vì mất phương hướng.

Đắk Lắk: Thấy gì ở “Cánh đồng chết” Krông Ana?
Mặt đường vào cánh đồng khai thác đất sét trái phép tại xã Ea Bông, huyện Krông Ana, được phủ một lớp đất do quá trình vận chuyển để rơi vãi.

Đi qua đoạn đường khoảng 500m, trước mắt là cánh đồng khai thác đất sét rộng hàng trăm ha đang hiện hữu. Trải qua hàng chục năm khai thác cánh đồng ruộng mênh mông bạt ngàn giờ đây đã biến dạng hoàn toàn, thay vào màu xanh tươi mát vốn có là màu bạc khói lổm nhồm, những vũng nước, đầm lầy, những cái hồ hàng ngàn mét bị đục khoét sâu hoắm bởi nạn khai thác sét. Chỉ loáng thoáng trên cánh đồng “trơ xương” có lấm lem thêm ít khoảng xanh yếu ớt, những thửa ruộng nhỏ được người dân đang trồng lúa như thiếu sức sống, vàng vọt.

Đắk Lắk: Thấy gì ở “Cánh đồng chết” Krông Ana?
Nhiều cây xanh biến thành màu đất vì hàng ngày phải “ăn no bụi” tại khu vực các nhà máy sản xuất gạch xã Ea Bông.

“Cánh đồng này khai thác lâu lắm rồi, mình không nhớ nổi. Chỉ biết nó có trước khi con mình sinh ra, con mình giờ hơn 20 tuổi rồi. Đường đi bụi mù trời, chúng tôi đành chịu thôi. Đất này không thể làm lúa, bởi nước có vào đến ruộng đâu. Đã nhiều năm nay bỏ hoang không canh tác, có chỗ trồng lúa được cũng không lên nổi, trổ bông thì cũng cho năng suất thấp do đất quá xấu. Đã từ lâu người dân trong buôn gọi “nó” là cánh đồng chết rồi…”, một người dân Buôn Sah (xã Ea Bông) cho biết.

Đắk Lắk: Thấy gì ở “Cánh đồng chết” Krông Ana?
Chỉ cần một chiếc xe tải đi qua thì các phương tiện phải “đứng nghiêm” vì bụi mù mịt, không nhìn thấy đường để di chuyển.

Phóng hết tầm mắt “cánh đồng chết” vẫn dài vô tận, bởi nó rất rộng, chúng tôi không thể mường tượng được hàng chục năm qua số lượng đất sét ở đây bị khai thác là bao nhiêu triệu m3. Chỉ biết, cánh đồng này hàng ngày vẫn bị đục khoét, vận chuyển đất sét trái phép để phục vụ sản xuất cho hàng trăm lò gạch trên địa bàn huyện Krông Ana.

Đắk Lắk: Thấy gì ở “Cánh đồng chết” Krông Ana?
Hàng ngày có hàng chục con trâu sắt, vẫn mải mê múc đất sét trái phép trên “cánh đồng chết”.

Dư luận đặt câu hỏi, chính quyền ở đâu khi tình trạng này công khai diễn ra hàng ngày nhưng không hề xử lý và Tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, những hệ lụy khác ai là người chịu trách nhiệm?

Đắk Lắk: Thấy gì ở “Cánh đồng chết” Krông Ana?
Hàng trăm ha đất sét trên “cánh đồng chết” sau nhiều năm bị khai thác trái phép đã hoàn toàn biến dạng.

Ngọc Giang

Theo

Cùng chuyên mục
  • Ngang nhiên xây dựng biệt phủ sân vườn “khủng” trái phép trên đất nông nghiệp

    Cơ quan chức năng huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre phát hiện vợ chồng ông Trương Văn Thắng (ngụ thị trấn Thạnh Phú, huyện Thạnh Phú) xây dựng “chui” công trình biệt phủ sân vườn “khủng” rộng hàng ngàn m2 trên đất nông nghiệp nhưng không xử lý dứt điểm mà có dấu hiệu làm ngơ cho sai phạm tiếp diễn. Hiện công trình xây dựng trái phép này trong giai đoạn hoàn thành.

  • Đồng Xoài (Bình Phước): Người dân bị “tra tấn” bởi những “lô cốt yến” giữa khu dân cư

    (Xây dựng) - Tiếng chíp chíp liên tục phát ra từ những chiếc loa đặc chủng được gắn trên những căn nhà xây cất kiên cố để nuôi yến, sừng sững giữa khu dân cư mà người dân ở thành phố Đồng Xoài (Bình Phước) gọi là “lô cốt yến”. Người dân sống xung quanh như bị “tra tấn” mỗi ngày, bởi âm thanh này cứ lặp đi lặp lại gây khó chịu cho cuộc sống thường ngày của họ.

  • Cần cẩn trọng trước khi “xuống tiền” mua thẻ dịch vụ du lịch của Crystal Bay

    (Xây dựng) – Chỉ cần tìm cụm từ “thẻ du lịch Crystal Bay” trên thanh công cụ tìm kiếm, người dùng không khó gì để thấy hơn 200.000 kết quả chỉ sau 0,2 giây. Hàng loạt những lời “có cánh” về kỳ nghỉ dưỡng trong mơ của Crystal Bay của tư vấn viên khiến không ít khách hàng “xuôi tai” và quyết định bỏ ra từ vài chục đến cả trăm triệu đồng để sử dụng dịch vụ này. Tuy nhiên, khách hàng cần cẩn trọng, tìm hiểu và đọc kỹ hợp đồng, điều khoản trước khi “xuống tiền” mua Crystal Bay card để tránh lâm vào tình trạng “dở khóc dở cười” như một vài khách hàng đã gặp phải.

  • Nam Từ Liêm (Hà Nội): Thu hồi đất làm vườn hoa tại phố Nguyễn Hoàng có phù hợp quy định pháp luật?

    (Xây dựng) – Người dân sinh sống tại tổ dân phố Phú Mỹ, phường Mỹ Đình 2 bày tỏ nhiều băn khoăn khi chính quyền thu hồi đất thực hiện dự án công viên, vườn hoa phục vụ lợi ích công cộng (gọi tắt là dự án công viên) tại khu đất nông nghiệp xen kẹt giáp đường Nguyễn Hoàng, phường Mỹ Đình 2. Người dân cho rằng, dự án này không đáp ứng diện tích tối thiểu theo quy định của pháp luật. Vấn đề này cần được UBND Thành phố Hà Nội kiểm tra, xem xét kiến nghị của người dân.

  • UBND tỉnh Quảng Ninh cần làm rõ việc cho mượn và thuê tài sản công tại huyện Đầm Hà

    Khu vui chơi thanh thiếu niên, Trường THPT huyện Đầm Hà cũ là tài sản công được cho thuê và mượn có dấu hiệu sai mục đích, gây thất thoát lãng phí tài sản nhà nước.

  • Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Cần sớm làm rõ và xử lý nghiêm việc chặt phá rừng phòng hộ

    (Xây dựng) – Mới đây, tại khu vực rừng phòng hộ thuộc xóm Khe Cạn, xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ (tỉnh Thái Nguyên), nhiều cây gỗ rừng tự nhiên có đường kính lớn bị các đối tượng ngang nhiên khai thác, chặt phá trước sự bức xúc của nhân dân, nhất là khi các cơ quan chức năng địa phương chưa kịp thời ngăn chặn, xử lý do chậm phát hiện.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load