Thứ năm 16/05/2024 20:38 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Đắk Lắk: Cận cảnh đê bao ngăn lũ 200 tỷ đồng hết hạn thi công vẫn “giậm chân tại chỗ”

16:50 | 12/01/2024

(Xây dựng) - Đê bao ngăn lũ sông Krông Ana (tỉnh Đắk Lắk) có thời gian thực hiện thi công từ năm 2020-2023. Tuy nhiên, đến nay công trình vẫn còn ngổn ngang, dang dở, khối lượng đạt thấp thậm chí công trình đang nằm “đắp chiếu” khiến người dân địa phương lo lắng, bất an như ngồi trên đống lửa.

Đắk Lắk: Cận cảnh đê bao ngăn lũ 200 tỷ đồng hết hạn thi công vẫn “giậm chân tại chỗ”
Dù hết thời gian thi công nhưng công trình đê bao ngăn lũ dọc sông Krông Ana, tại xã Buôn Triết chỉ mới được đắp đất, chưa gia cố bê tông cốt thép.

Theo đó, Dự án đê bao ngăn lũ sông Krông Ana có tổng chiều dài 15km, đi qua địa bàn 3 xã Đắk Liêng, Buôn Tría và Buôn Triết của huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk nhằm ngăn lũ dâng hàng năm từ sông Krông Ana, bảo vệ cho khoảng 3.000ha lúa nước và kết hợp giao thông nội đồng.

Với tổng mức đầu tư dự án hơn 200 tỷ đồng (trong đó 70 tỷ đồng ngân sách tỉnh, 130 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương) bổ sung cho các công trình chống hạn cấp bách thuộc Chương trình mục tiêu tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư.

Dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk làm chủ đầu tư. Thời gian thực hiện từ 2020-2023.

Dự án đê bao ngăn lũ sông Krông Ana nhằm ngăn lũ dâng hàng năm từ sông Krông Ana, bảo vệ cho khoảng 3.000ha lúa nước và kết hợp giao thông nội đồng. Đây là vựa lúa lớn nhất nhì tỉnh Đắk Lắk, cũng là nguồn sinh kế chính của hàng nghìn hộ dân địa phương. Tuy nhiên, cánh đồng lúa này chạy dọc theo sông Krông Ana nên thường xuyên chịu cảnh nước dâng mỗi khi mùa mưa đến.

Đắk Lắk: Cận cảnh đê bao ngăn lũ 200 tỷ đồng hết hạn thi công vẫn “giậm chân tại chỗ”
Không chỉ chính quyền, mà người dân địa phương như ngồi trên đống lửa vì đê bao chậm triển khai thi công.

Công trình có tầm quan trọng là vậy nhưng thời điểm hiện tại công trình dường như nằm “đắp chiếu” dù đã hết thời hạn thi công. Theo ghi nhận của phóng viên, một số đoạn được thi công, các hạng mục dang dở, hai bên bờ thân đê được bao bởi những lớp bê tông xi măng đang có dấu hiệu hư hỏng nặng. Phần sắt lô nhô giữa trời, bị hoen gỉ... Thậm chí tại cánh đồng xã Buôn Triết, đê bao ngăn lũ này chỉ mới được đắp đất được vài trăm mét. Còn lại công trình im ắng không thấy bóng dáng của các phương tiện hay đơn vị thi công nào tại công trình.

Đắk Lắk: Cận cảnh đê bao ngăn lũ 200 tỷ đồng hết hạn thi công vẫn “giậm chân tại chỗ”
Theo Chủ tịch UBND xã Buôn Triết, nguyên nhân công trình đến nay ngừng thi công do thiếu nguồn đất đắp.

Trao đổi với phóng viên, ông Bùi Mạnh Hải – Chủ tịch UBND xã Buôn Triết cho biết, đê bao ngăn lũ đi qua địa bàn xã có chiều dài chạy dọc sông Krông Ana khoảng 8km, nhưng mới đắp đất được 5km, còn lại 3km chưa triển khai. “Không chỉ người dân địa phương sốt ruột, lo lắng mất mùa vì mưa lũ. Chúng tôi cũng đứng ngồi không yên, bởi đã mấy năm nay địa phương thiệt hại hàng nghìn ha lúa, mất trắng vì lũ dâng” - Ông Hải lo lắng.

Đắk Lắk: Cận cảnh đê bao ngăn lũ 200 tỷ đồng hết hạn thi công vẫn “giậm chân tại chỗ”
Xã Buôn Triết được cho là rốn lũ, hàng năm địa phương mất mùa cả nghìn ha lúa nước, khiến người dân thiệt hại nặng nề về kinh tế.

Cũng theo ông Bùi Mạnh Hải, người dân địa phương hàng chục năm nay rất mong ngóng đê bao ngăn lũ được triển khai bởi xã Buôn Triết được cho là rốn lũ mỗi khi có mưa lớn nước dâng, toàn bộ lượng nước sẽ dồn về cánh đồng xã này gây mất trắng mùa màng. Việc đã hết 3 năm thi công nhưng công trình vẫn như con số 0, khiến người dân địa phương như ngồi trên đống lửa. Bởi vựa lúa ngoài cánh đồng kia không biết số phận sẽ ra sao khi lũ về, nước dâng.

Ngọc Giang

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hà Nội: Cần gỡ vướng thủ tục cấp chỉ giới đường đỏ

    (Xây dựng) - Gần đây, Báo điện tử Xây dựng nhận được phản ánh của nhiều người dân trên địa bàn Thành phố Hà Nội gặp khó khăn trong việc xin cấp giấy phép xây dựng công trình. Nguyên nhân do khu đất xin giấy phép xây dựng có 1 phần thuộc quy hoạch mở đường, nên phải thực hiện thủ tục cấp chỉ giới đường đỏ trước khi cấp phép xây dựng. Song đến nay, việc cấp chỉ giới đường đỏ tại các quận, huyện gặp khó khăn, đình trệ, lúng túng do chưa được hướng dẫn cụ thể hoặc chưa được bàn giao cơ sở dữ liệu. Để giải đáp vấn đề này, Báo điện tử Xây dựng đã có ghi nhận thực tế tại một số quận trên địa bàn Hà Nội.

  • Mường Lát (Thanh Hóa): Phản hồi về công trình thi công sai thiết kế mà Báo điện tử Xây dựng phản ánh

    (Xây dựng) – Nội dung Báo điện tử Xây dựng phản ánh về kè chống sạt lở trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trung Lý, hệ thống tường rào, sân nhà văn hóa xã Trung Lý thi công sai hồ sơ thiết kế là đúng thực tế, UBND huyện Mường Lát yêu cầu tư vấn giám sát và nhà thầu thi công sớm khắc phục những tồn tại, thiếu sót tại công trình.

  • Hưng Yên: Vì sao lãnh đạo Trung tâm Điều dưỡng tâm thần kinh Hưng Yên từ chối làm việc với phóng viên?

    (Xây dựng) – Dù phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã xuất trình thẻ nhà báo và nội dung cần làm việc nhưng lãnh đạo Trung tâm Điều dưỡng tâm thần kinh Hưng Yên vẫn yêu cầu phóng viên phải có giấy giới thiệu của cơ quan mới làm việc. Phải chăng lãnh đạo Trung tâm Điều dưỡng tâm thần kinh Hưng Yên có cố tình làm khó phóng viên khi yêu cầu thêm “giấy phép con”?

  • Lang Chánh (Thanh Hóa): Đường chưa nghiệm thu đã xuất hiện nhiều vết nứt

    (Xây dựng) – Tuyến đường bê tông thuộc công trình Xây dựng hạ tầng kỹ thuật vùng sản xuất cây ăn quả tập trung khu vực thị trấn Lang Chánh, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa chưa được nghiệm thu và bàn giao cho chủ đầu tư, nhưng đã xuất hiện nhiều vết nứt.

  • Nghi vấn nhà thầu lợi dụng thi công công trình để khai thác cát ở Quảng Ngãi: Công an vào cuộc

    (Xây dựng) – UBND huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) đã giao Công an huyện chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị và địa phương vào cuộc làm rõ nghi vấn Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Dịch vụ Nguyên Tâm – Nhà thầu thi công một công trình xây dựng trên địa bàn đã lợi dụng việc được chỉ định thầu để khai thác, sử dụng cát trái phép.

  • Thanh Thủy (Phú Thọ): Dân “tố” Công ty Dũng Mạnh làm đường sai thiết kế

    (Xây dựng) – Mới đây, người dân xã Đoan Hạ, huyện Thanh Thủy (tỉnh Phú Thọ) liên tục phản ánh đến Báo điện tử Xây dựng về việc Công ty TNHH MTV Thương mại xây dựng Dũng Mạnh (Công ty Dũng Mạnh) thi công làm đường giao thông nông thôn từ cầu Ngòi Táo đến cầu Trắng xã Đoan Hạ không đúng với quy định sai thiết kế.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load