Thứ tư 04/10/2023 04:26 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Đại biểu Quốc hội: Nền kinh tế vẫn chịu ảnh hưởng lớn sau đại dịch

14:14 | 25/05/2023

Đại biểu Quốc hội kiến nghị Quốc hội, Chính phủ phải tập trung có giải pháp cấp bách và lâu dài để đảm bảo kinh tế phát triển bền vững hơn trong thời gian tới.

Đại biểu Quốc hội: Nền kinh tế vẫn chịu ảnh hưởng lớn sau đại dịch | Kinh tế | Vietnam+ (VietnamPlus)
Đoàn đại biểu Quốc hội tham gia thảo luận ở tổ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022, những tháng đầu năm 2023 vào sáng 25/5. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Nhiều Đại biểu Quốc hội nhìn nhận bức tranh kinh tế nước ta vẫn sẽ ảm đạm khi phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Do đó, Quốc hội và Chính phủ cần sớm có các giải pháp tổng thể để vực dậy nền kinh tế.

Bức tranh kinh tế dự báo ảm đạm

Thảo luận tại tổ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022, những tháng đầu năm 2023 vào sáng 25/5, theo Đại biểu Trần Hoàng Ngân, Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh, hơn 3 năm qua, thế giới trong hoàn cảnh khó khăn, nhiều yếu tố bất lợi, bất định bởi dịch COVID-19 dẫn đến khủng hoảng y tế, kinh tế, đứt gãy chuỗi cung ứng.

Năm 2022 được kỳ vọng sự phục hồi mạnh của thế giới nhưng từ ngày 24/2, xung đột quân sự Nga-Ukraine dẫn đến tác động nghiêm trọng tới tình hình kinh tế-xã hội, dẫn tới khủng khoảng năng lượng, lương thực… hiện chưa có dấu hiệu kết thúc, diễn biến phức tạp.

“Năm 2023, dự báo nền kinh tế thế giới tăng trưởng thấp hơn, một số nước vào suy thoái, đặc biệt kinh tế các nước có độ mở lớn bị tác động nặng hơn. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã 10 lần tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát, điều này làm biến động, rung lắc thị trường ngoại hối, giá trị đồng USD tăng mạnh. Dòng chảy tiền tệ, vốn đầu tư nước ngoài trên toàn cầu bị ảnh hưởng. Nước nào xuất khẩu nhiều sẽ bị ảnh hưởng,” ông Ngân nhìn nhận.

Đánh giá trong những tháng đầu năm 2023 xuất hiện nhiều biến số cần quan tâm, ông Ngân chỉ ra tốc độ tăng trưởng kinh tế chung đạt 3,32% nhưng nếu tiếp tục đà này, thất nghiệp sẽ gia tăng. Bức tranh thương mại thế giới tác động tới trong nước như xuất khẩu đã bị suy giảm. Nhiều doanh nghiệp bị cắt đơn hàng, tác động an sinh xã hội và người lao động.

Do đó, Đại biểu kiến nghị Quốc hội, Chính phủ phải tập trung có giải pháp cấp bách và lâu dài để đảm bảo kinh tế phát triển bền vững hơn trong thời gian tới.

Có góc nhìn tương tự, Đại biểu Lê Thanh Vân, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau cho rằng, khi bàn về kịch bản tăng trưởng kinh tế, Chính phủ quyết tâm xây dựng chỉ tiêu cao, tuy nhiên, nhiều chuyên gia phân tích đánh giá năm 2023 nền kinh tế vẫn phải chịu cú “hồi mã thương" của COVID-19 và những suy yếu sẽ tác động từ đầu năm.

Dẫn chứng cho bức tranh kinh tế sáu tháng đầu năm nay dự báo ảm đạm, ông Vân đưa ra chứng minh khi số lượng doanh nghiệp đăng ký giảm, công nhân thất nghiệp nhiều. Ngày 23/5, trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Đồng Nai tiếp nhận 22.000 hồ sơ thất nghiệp, trong khi địa phương này chính là cực tăng trưởng của vùng Đông Nam Bộ.

Do đó, Đại biểu Vân cho biết cần đánh giá có cách nhìn khách quan cả bên ngoài và bên trong, bởi nền kinh tế của nước ta có độ mở lớn, sự trồi sụt của kinh tế trong nước lệ thuộc nhiều vào thế giới.

Cải cách tiền lương phải đảm bảo mức sống tối thiểu

Đồng tình với việc xây dựng lộ trình cải cách tiền lương của Chính phủ, tuy nhiên, Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân, Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh lộ vẻ trăn trở khi thực tế hiện nay nhiều người lao động làm việc đủ thời gian, đóng đủ tiền bảo hiểm xã hội nhưng về hưu lương chỉ từ 2,5-3 triệu đồng là không đủ sống.

Ông cũng đề nghị cần bổ sung trong quá trình cải cách tiền lương phải đặt yêu cầu xác định tiền lương tối thiểu, đảm bảo mức sống tối thiểu.

“Nếu cải cách tiền lương mà không đặt yêu cầu đó thì sau đó công chức, người lao động rất khó khăn. Phải tính một người đi làm bây giờ phải nuôi được một người nữa như con hoặc cha mẹ mình,” Đại biểu Nhân nói.

Đại biểu Quốc hội: Nền kinh tế vẫn chịu ảnh hưởng lớn sau đại dịch | Kinh tế | Vietnam+ (VietnamPlus)
Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân, Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: CTV/Vietnam+)

Bày tỏ lo ngại những chương trình phục hồi, phát triển kinh tế, nguồn vốn đưa vào nền kinh tế còn khá chậm, nhiều dự án chưa hoàn thành thủ tục đầu tư, Đại biểu Trần Anh Tuấn, Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh cho biết những vấn đề này nêu ra nhiều lần, nhiều kỳ Quốc hội nhưng vẫn tồn tại, do vậy phải làm rõ điểm nghẽn nằm ở khâu nào, do cơ chế hay con người thực hiện?

Đại biểu Lê Thanh Vân, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau liệt kê hàng loạt các nguyên nhân tác động đến nền kinh tế như chất lượng thể chế pháp luật kém, không ổn định; chất lượng cán bộ yếu kém; tiến độ giải ngân đầu tư công thấp.

Ông Vân cũng góp ý Chính phủ cần có giải pháp, chương trình ngắn hạn để đối phó với suy thoái đó là chính sách tài khóa và tiền tệ với kịch bản phải linh hoạt, trong đó giảm thuế VAT; điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư đặc biệt là thuế tối thiểu toàn cầu để giữ chân nhà đầu tư; cải cách thể chế; chỉnh đốn đội ngũ người đứng đầu hệ thống chính trị Nhà nước; tăng lương, tinh giảm biên chế…/.

Theo Nhóm PV (Vietnam+)

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Cà Mau: Dự án Hồ chứa nước ngọt vốn đầu tư 184 tỷ đồng chậm tiến độ hơn 9 tháng

    (Xây dựng) – Ngày 02/10, thông tin từ Sở Xây dựng tỉnh Cà Mau cho biết, đã thống nhất gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng một số gói thầu Dự án Hồ chứa nước ngọt đến ngày 22/10/2023. Đại diện Sở Xây dựng lý giải, đề xuất trên nhằm tạo điều kiện cho chủ đầu tư, đơn vị thi công và các đơn vị liên quan khác có cơ sở thực hiện hoàn thành các công việc theo các hợp đồng đã ký. Trước đó, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, chủ đầu tư có văn bản gửi Sở Xây dựng gia hạn thời gian thi công xây dựng dự án kéo dài đến ngày 30/4/2023, so với hợp đồng chậm 16 tháng nhưng không nhận được sự đồng ý.

    20:12 | 02/10/2023
  • Sẽ sửa quy định hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư

    (Xây dựng) - Cử tri tỉnh Thừa Thiên - Huế đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích về thuế để các nhà đầu tư mở rộng sản xuất thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.

    13:06 | 02/10/2023
  • Vừa ghi nhận kinh doanh thoát lỗ trong 6 tháng đầu năm, Tổng Công ty 36 lại bị xử phạt hơn 1 tỷ ở Hòa Bình vì chiếm đất

    (Xây dựng) – Trước khi bị UBND tỉnh Hòa Bình xử phạt và truy thu tổng cộng 1,33 tỷ đồng về các vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, Tổng Công ty 36 – CTCP vừa thông báo kết quả kinh doanh “sáng sủa” hơn khi đạt 1,5 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong 6 tháng đầu năm 2023 và thoát lỗ khi cùng kỳ ghi nhận con số âm 4,6 tỷ đồng.

    22:22 | 01/10/2023
  • BCG Land: Hoạt động kinh doanh trước thềm cổ phiếu lên sàn

    (Xây dựng) - Công ty Cổ phần BCG Land sẽ lên sàn chứng khoán trên thị trường Upcom với mã giao dịch BCR.

    22:19 | 01/10/2023
  • Thái Nguyên: Giá trị sản xuất ngành Xây dựng tăng gần 8% so với cùng kỳ

    (Xây dựng) - Tính chung 9 tháng năm 2023, giá trị sản xuất ngành Xây dựng (theo giá hiện hành) trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ước đạt 20,3 nghìn tỷ đồng, tăng 7,9% so với cùng kỳ.

    20:50 | 01/10/2023
  • Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng: Hành trình 30 năm bứt phá thành công

    (Xây dựng) - Ngày 30/9, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt – Tiệp, Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng (HEZA) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập (1993 – 2023). Đây là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng, khẳng định vị trí, vai trò của Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng trong sự phát triển của thành phố.

    20:45 | 01/10/2023
  • Thái Nguyên tiếp tục là điểm sáng thu hút các nhà đầu tư

    (Xây dựng) - Với việc tận dụng tối đa các lợi thế sẵn có, cùng với nỗ lực cải cách mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, đồng bộ hạ tầng giao thông, hạ tầng khu công nghiệp... tỉnh Thái Nguyên tiếp tục là điểm sáng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư, kinh doanh.

    20:41 | 01/10/2023
  • Cử tri đề nghị miễn thuế GTGT với điện, nước sinh hoạt

    (Xây dựng) - Theo phản ánh của cử tri tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Hải Dương, người dân ở vùng nông thôn hiện nay phải nộp thêm tiền thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với điện thắp sáng là không hợp lý.

    11:00 | 01/10/2023
  • Hợp tác và thu hút FDI: ‘Chìa khóa’ phát triển năng lượng sạch và xanh

    Theo Tiến sỹ Nguyễn Quốc Thập, Chủ tịch Hội dầu khí, đẩy mạnh và tăng cường hợp tác thu hút đầu tư nước ngoài sẽ là chìa khóa để thực hiện mục tiêu phát triển năng lượng sạch xanh của Việt Nam.

    08:30 | 01/10/2023
  • Doanh nghiệp công nghệ cao được hưởng ưu đãi thuế thế nào?

    (Xây dựng) - Trường hợp doanh nghiệp nếu được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao cho một số sản phẩm cụ thể và lựa chọn ưu đãi theo ngành nghề công nghệ cao thì doanh nghiệp chỉ được hưởng ưu đãi đối với thu nhập phát sinh từ sản phẩm công nghệ cao nếu đáp ứng các điều kiện ưu đãi theo quy định.

    08:17 | 01/10/2023
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load