Thứ bảy 27/07/2024 18:59 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

"Đại bàng" Việt: Khát khao xây tổ, "bơm tiền" cho nền kinh tế cất cánh

09:01 | 16/06/2021

Bản thân các doanh nghiệp trong nước luôn khao khát được khẳng định thực lực, thậm chí kết nối với doanh nghiệp nước ngoài để ngày một lớn mạnh hơn.

Tự lực, tự cường và chuyện xây tổ "đại bàng" nội

Trò chuyện với phóng viên xung quanh chủ đề làm tổ cho đại bàng "nội" trong bối cảnh kinh tế ở trạng thái bình thường mới, lãnh đạo một số doanh nghiệp (DN) Việt không ngừng nhắc tới chuyện tự lực, tự cường và kỳ vọng nền kinh tế ngày càng phát triển theo chiều sâu.

Chia sẻ với PV Dân trí, PGS.TS. Vũ Minh Khương - Đại học Lý Quang Diệu, Singapore - nhấn mạnh, tỷ trọng giá trị gia tăng trong hàng xuất khẩu của Việt Nam còn rất thấp. Nếu không chuyển mạnh về chất, Việt Nam khó đạt mức tăng trưởng cao (thường trên 8%) mà các nền kinh tế thần kỳ Đông Á đã đạt được trong giai đoạn "cất cánh" của họ.

dai bang viet khat khao xay to bom tien cho nen kinh te cat canh
PGS.TS. Vũ Minh Khương - Đại học Lý Quang Diệu, Singapore.

"Nếu chỉ dựa vào FDI sẽ rất khó khăn, Việt Nam cần dốc lực để đẩy mạnh công nghiệp hỗ trợ, làm sao để xuất khẩu hàng hóa có giá trị tăng cao hơn chứ không phải đơn thuần xuất khẩu số lượng ngày càng nhiều hơn" - ông Khương nhấn mạnh.

Trong bối cảnh mới, khái niệm "làm tổ cho đại bàng", theo nhiều chuyên gia, nên theo hướng phải làm tổ cho cả "đại bàng" nội chứ không phải chỉ làm tổ để đón "đại bàng" ngoại.

Bà Đỗ Tuệ Tâm - Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Hapro - chia sẻ, năm 2019 lần đầu tiên cụm từ "Make in Vietnam" được biết đến và ngày càng được nghe nhiều hơn tại Việt Nam.

Với hàm nghĩa người Việt Nam sáng tạo tại Việt Nam, làm ra tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam và sản xuất tại Việt Nam, "Make in Vietnam" cũng là trách nhiệm của Việt Nam như một quốc gia toàn cầu và công dân toàn cầu: Ngoài việc sử dụng, tiêu dùng công nghệ của nhân loại, Việt Nam cũng phải đóng góp cho sự phát triển công nghệ của nhân loại.

"Đây là bước đi cần thiết giúp Việt Nam phát triển bền vững. Thực tế có thể thấy Việt Nam có nhiều tập đoàn, DN công nghiệp lớn với năng lực không thua kém các nước trong khu vực" - bà Tâm nói.

Theo bà Tâm, với nguồn lực trong nước hiện tại, Việt Nam hoàn toàn có thể tự lực, tự cường để hiện thực hóa chủ trương. Tuy nhiên, việc triển khai cũng cần có thời gian và theo từng lộ trình.

Ông Thân Đức Việt - Tổng Giám đốc Tổng công ty May10-CTCP - cho PV Dân trí biết: Trước đây, hầu như không có DN nội đầu tư cả 100 triệu USD, nhưng hiện tại tình hình đã thay đổi.

"Thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tỷ lệ DN FDI đem công nghệ cao vào Việt Nam không nhiều, nhưng đã có những DN lớn của Việt Nam đầu tư cả tỷ USD vào nền kinh tế, lớn hơn DN FDI nhiều và công nghệ áp dụng cũng không kém DN FDI" - ông Việt nói.

dai bang viet khat khao xay to bom tien cho nen kinh te cat canh
Doanh nghiệp Việt Nam hiện đang đầu tư rất mạnh vào nền kinh tế, lên tới hàng tỷ USD.

Tuy nhiên, điều khiến vị CEO doanh nghiệp này băn khoăn là hiện nay dù hội nhập và cạnh tranh quốc tế mạnh mẽ, song đa số doanh nghiệp trong nước vẫn thiếu và yếu hơn so với doanh nghiệp FDI ở cả 3 "trụ cột" quan trọng nhất, đó là: Vốn, công nghệ và quản trị doanh nghiệp.

Thị trường 100 triệu dân và cuộc đấu trên "sân nhà"

Khát vọng có, khó khăn còn nhiều… vậy vấn đề DN nội cần và nên làm hiện nay là gì?

Ông Thân Đức Việt cho rằng, cần công bằng trong việc áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư giữa DN nội và DN ngoại, tránh tình trạng quá ưu tiên thu hút đầu tư DN ngoại.

"Những người làm chính sách nên định hình lại các chính sách ưu đãi, bảo vệ cho các DN Việt phát triển, trở thành những tập đoàn có đủ sức cạnh tranh với những tập đoàn hàng đầu của thế giới. Các chính sách liên quan từ chính sách giá, đấu nối, đất đai, quy hoạch... phải phù hợp, kịp thời, ổn định và có tính khuyến khích" - ông Việt bày tỏ.

Theo vị này, khi các doanh nhân Việt đã thành công ở mức độ nhất định, việc phát triển DN sẽ không còn cho cá nhân họ nữa, mà hướng đến những mục tiêu lớn hơn là tạo giá trị cho cộng đồng, vì tự hào dân tộc.

"Bản thân các DN trong nước luôn khao khát được khẳng định thực lực, thậm chí kết nối với DN nước ngoài để ngày một lớn mạnh hơn" - ông Việt nhấn mạnh.

Đồng quan điểm nói trên, ông Nguyễn Hải Đường - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần M2 Việt Nam - cho rằng, DN sẽ "mạnh" lên nếu được kinh doanh sản xuất trong môi trường công bằng. Họ có thể cạnh tranh sòng phẳng được với DN FDI trong một môi trường bình đẳng.

Bên cạnh vấn đề về chính sách, các DN cũng nhấn mạnh đến yếu tố tự lực. Hỗ trợ từ Chính phủ là quan trọng và cần thiết, nhưng sự sáng tạo và khả năng thích ứng mới có tính quyết định cho sự sống còn của DN.

Theo CEO M2, thị trường 100 triệu dân Việt Nam rất tiềm năng nên các thương hiệu bán lẻ nổi tiếng thế giới có mặt ngày càng nhiều, tạo áp lực rất lớn lên các DN bán lẻ trong nước.

Đứng trước "cuộc đấu" với các DN ngoại ngay trên sân nhà, ông Đường cho biết DN Việt đã phải gia tăng số lượng các cửa hàng, trung tâm quy mô lớn tại các thành phố lớn trong nước. Cùng với đó là cam kết về giá bán tốt, sản phẩm đa dạng, dịch vụ toàn diện và dẫn đầu xu hướng thời trang để cạnh tranh.

dai bang viet khat khao xay to bom tien cho nen kinh te cat canh
Trước sức ép từ làn sóng doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp nội đang phải gồng mình cạnh tranh.

Trong bối cảnh khó khăn chung của dịch Covid-19, hoạt động xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng, ông Thân Đức Việt nhấn mạnh, bản thân các DN đã phải có sự điều chỉnh chiến lược kinh doanh theo hướng tăng dần tỷ trọng doanh thu nội địa, giảm sự phụ thuộc vào thị trường bên ngoài để thích ứng với hoàn cảnh mới.

Tại tọa đàm "Những chiến lược mới trong chống dịch và phát triển kinh tế" diễn ra mới đây, ông Nguyễn Sỹ Dũng - nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội - cũng nhấn mạnh: Nếu chúng ta muốn hùng cường, muốn hóa rồng, hóa hổ thì dứt khoát phải công nghiệp hóa được, phải có DN đầu đàn, Nhà nước tạo điều kiện cho các DN, như vậy chúng ta có thể vươn lên cạnh tranh với thế giới được.

"Nếu chúng ta hoàn toàn phụ thuộc nước ngoài thì chúng ta không thể làm chủ tương lai công nghiệp của chúng ta" - nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhấn mạnh.

Một chuyên gia kinh tế hàng đầu khác cũng nêu quan điểm, cần dựa vào năng lực nội địa, dựa vào lực lượng kinh tế trong nước, coi kinh tế tư nhân là động lực quan trọng. DN tư nhân phải là doanh nghiệp Việt.

Theo vị này, Việt Nam đã ở trong bối cảnh thế giới mới, Việt Nam cũng đã ký một loạt hiệp định thương mại lớn thế hệ mới. Cơ hội là các DN Việt - chủ thể kinh tế sẽ hưởng lợi thế nào được đặt ra, nếu cơ hội quá lớn mà ta không chuẩn bị năng lực thì người khác hưởng hết.

Theo Thế Hưng - Nguyễn Mạnh/Dantri.com.vn

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Bình Định: Hơn 3.200 tỷ đồng giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) – 6 tháng đầu năm, giá trị giải ngân vốn đầu tư công do tỉnh Bình Định quản lý đạt hơn 3.263,8 tỷ đồng, đạt 44,31% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao và đạt 36,4% kế hoạch HĐND tỉnh giao.

    09:29 | 27/07/2024
  • Gia Lai: Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2024

    (Xây dựng) - Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Nghị quyết số 382/NQ-HĐND về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2024 từ nguồn ngân sách địa phương.

    09:27 | 27/07/2024
  • Đơn giản hóa trình tự thủ tục khi lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

    Việc lắp đặt điện mặt trời mái nhà tại khu, cụm công nghiệp, ngoài quy định doanh nghiệp tự đầu tư lắp đặt như trong dự thảo, cần cho phép thuê đơn vị khác lắp đặt để sử dụng.

    08:52 | 27/07/2024
  • Triển khai các dự án thí điểm phát triển dự án điện gió ngoài khơi

    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh: việc triển khai thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi là quá trình 'vừa làm, vừa hoàn thiện' nhằm hình thành đầy đủ cơ chế, chính sách pháp luật đi kèm.

    08:40 | 27/07/2024
  • Loạt chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 8 năm 2024

    Một loạt các chính sách liên quan đến kinh tế gồm các Luật Đất đai; Luật Nhà ở; Luật Kinh doanh bất động sản; cùng nhiều Thông tư của của các bộ, ngành sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 8/2024.

    08:35 | 27/07/2024
  • Long An: Thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, bền vững

    (Xây dựng) - Phát triển xanh, bền vững là một trong những trọng tâm trong định hướng kinh tế - xã hội của tỉnh Long An. Thời gian qua, địa phương triển khai nhiều giải pháp với mục tiêu cải thiện các điểm số thành phần nằm trong Bộ chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI).

    22:41 | 26/07/2024
  • Hà Tĩnh: Có 56 danh mục dự án chưa giải ngân với tổng số vốn hơn 365.000 triệu đồng

    (Xây dựng) - Theo số liệu báo cáo của Kho bạc Nhà nước tỉnh và số liệu cập nhật trên hệ thống TABMIS đến ngày 20/7, tổng giá trị giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh đạt 2.744.377 triệu đồng. Đặc biệt, có 56 danh mục dự án chưa giải ngân vốn Bộ, ngành và cấp tỉnh quản lý với tổng số vốn 365.451 triệu đồng.

    22:35 | 26/07/2024
  • Tân Hồng (Đồng Tháp): Đầu mối các tuyến giao thương kinh tế trọng tâm trong vùng kinh tế biên giới

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành Quyết định số 50/QĐ-UBND-HC phê duyệt đồ án và quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Tân Hồng gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo Quyết định này, huyện Tân Hồng sẽ là huyện kinh tế cửa khẩu quan trọng của tỉnh; phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, đảm bảo quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; khai thác hiệu quả mối quan hệ nội ngoại vùng, quan hệ trong nước; khai thác các thế mạnh về vị trí địa lý, giao thông, nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, du lịch…

    19:32 | 26/07/2024
  • Sửa quy định thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Nhà nước

    (Xây dựng) - Ngày 25/7, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2019/NĐ-CP ngày 30/01/2019 của Chính phủ về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Nhà nước.

    16:02 | 26/07/2024
  • Hà Tĩnh: 9/39 địa phương, đơn vị chưa giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) - Sở Tài chính Hà Tĩnh vừa có văn bản đề nghị các cấp, các ngành cần tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh, đồng thời tập trung triển khai thực hiện các giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công.

    11:16 | 26/07/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load