Thứ bảy 27/04/2024 05:31 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Công ty chứng khoán 'đốt tiền' để lấy thị phần?

16:22 | 09/05/2021

“Cần phải nhìn vào doanh số và chi phí thực tế. Còn chỉ theo đuổi thị phần thì sẽ rất khốc liệt”, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Bản Việt Tô Hải nhìn nhận.

Quý I năm nay chứng kiến sự đổi ngôi trên bảng xếp hạng thị phần của các công ty chứng khoán. VPS - từ chỗ nằm ngoài top 5 về thị phần môi giới chứng khoán trên HoSE đầu năm 2020 - đã tiến thẳng đến vị trí số 1 khi quý I khép lại với 13,24%.

Cùng với đó là việc SSI chấp nhận mất ngôi vương về thị phần môi giới sau 8 quý liên tục dẫn đầu. Ba vị trí còn lại trong top 5 vẫn là những cái tên quen thuộc gồm HSC, Bản Việt và VNDirect.

Đứng đầu về thị phần, VPS ghi nhận doanh thu từ nghiệp vụ môi giới chứng khoán trong quý I là 439 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí cho nghiệp vụ này của VPS là 367 tỷ đồng.

cong ty chung khoan dot tien de lay thi phan

Thị phần không đi cùng lợi nhuận

Tại SSI, doanh thu môi giới chứng khoán quý I là 438 tỷ đồng, không chênh lệch đáng kể với VPS. Tuy nhiên, chi phí cho nghiệp vụ môi giới của SSI chỉ là 257 tỷ đồng, thấp hơn đáng kể so với VPS.

Còn doanh thu môi giới chứng khoán của HSC, Bản Việt và VNDirect lần lượt là 295 tỷ đồng, 268 tỷ đồng và 163 tỷ đồng. Còn chi phí cho nghiệp vụ này của 3 công ty chứng khoán trên là 156 tỷ đồng, 101 tỷ đồng và 122 tỷ đồng.

Như vậy, dù có thị phần môi giới cao nhất, VPS cũng chính là công ty có tỷ lệ chi phí trên doanh thu hoạt động môi giới chứng khoán lớn nhất trong 5 cái tên kể trên. Điều này đồng nghĩa với việc để đạt được một đồng doanh thu môi giới chứng khoán, VPS tốn kém nhiều chi phí hơn so với các công ty còn lại trong top 5.

Để vươn lên vị trí số một về thị phần, VPS thời gian qua triển khai nhiều chính sách như miễn phí giao dịch cơ sở và phái sinh trong 3 tháng đầu, sau đó sẽ duy trì mức phí giao dịch thấp hơn các đối thủ, tung các gói vay ký quỹ (margin) với lãi suất cạnh tranh hơn mặt bằng chung trên thị trường.

cong ty chung khoan dot tien de lay thi phan

Nhưng chạy đua về miễn giảm phí, lãi vay margin để tăng thị phần không phải là cách nhiều công ty chứng khoán lựa chọn.

Ông Johan Nyvene, thành viên HĐQT HSC, khẳng định công ty chứng khoán này không cạnh tranh dựa trên việc miễn giảm phí môi giới hay lãi vay margin trong đại hội cổ đông thường niên của doanh nghiệp tổ chức cuối tháng 4. Ông Johan nhấn mạnh “không ai có thể kinh doanh miễn phí được vì không lấy phí từ cái này thì sẽ phải lấy từ cái khác”.

Trao đổi với Zing bên lề đại hội cổ đông thường niên tổ chức đầu tháng 4, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Bản Việt Tô Hải nêu quan điểm cá nhân việc hạ phí môi giới bằng 0 để thu hút khách hàng mới là không công bằng với khách hàng cũ.

Quan trọng nhất là khách hàng của công ty đầu tư phải có lãi chứ không phải thị phần số 1 hay 2

Tổng giám đốc HSC Trịnh Hoài Giang

Ông Hải cho rằng cho rằng nếu khách hàng đến với công ty chứng khoán vì phí giao dịch thấp thì cũng sẽ rời đi khi không còn chương trình miễn giảm phí. Muốn giữ chân khách hàng thì phải nâng cao chất lượng dịch vụ. Muốn làm được việc này thì công ty phải đầu tư và để đầu tư thì cần có tiền, có lợi nhuận.

Theo ông Hải, chất lượng dịch vụ của một công ty chứng khoán sẽ được phản ánh qua các báo cáo phân tích của đội ngũ nghiên cứu, nền tảng công nghệ đảm bảo hệ thống giao dịch thông suốt, ổn định, nhanh chóng. Công ty cũng không cấp margin cho những cổ phiếu rủi ro cao.

“Nếu giàu lên khi giao dịch với chúng tôi, họ sẽ tự gắn bó. Còn nếu mất tiền, họ giao dịch làm gì nữa”, ông Hải chia sẻ với Zing. Đồng quan điểm, Tổng giám đốc HSC Trịnh Hoài Giang cũng cho rằng “quan trọng nhất là khách hàng của công ty đầu tư phải có lãi chứ không phải thị phần số 1 hay 2”.

Bài toán biên lợi nhuận

Theo phó tổng giám đốc một công ty chứng khoán trong top 5 về thị phần môi giới, các con số trên bảng xếp hạng đang không phản ánh đầy đủ bức tranh thực tế. Nhiều công ty chứng khoán thực hiện tự doanh chỉ số tương lai và mua, bán cổ phiếu cơ sở trong rổ VN30 để cân bằng trạng thái.

Việc thực hiện các giao dịch này với khối lượng rất lớn ảnh hưởng đáng kể lên con số thị phần môi gới chứng khoán. Nghiệp vụ này có thể giúp các công ty gia tăng thị phần nhưng tiêu tốn nhiều nguồn lực và gần như không mang lại lợi nhuận cho các công ty chứng khoán.

Lãnh đạo một công ty chứng khoán nhỏ có thị phần nằm ngoài top 10 chia sẻ với Zing những đơn vị chỉ hoạt động thuần về môi giới chứng khoán có tỷ suất lợi nhuận rất thấp với ROE (tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) chỉ khoảng 5-6%. Các công ty chứng khoán ở Việt Nam muốn đạt hệ số ROE cao phải phát triển mảng ngân hàng đầu tư và tự doanh.

Nếu đẩy mạnh hoạt động tự doanh trong mảng phái sinh để tăng thị phần môi giới, biên lợi nhuận sẽ càng mỏng. Thậm chí, hoạt động môi giới của công ty đó có thể sẽ lỗ và phải bù đắp bằng lợi nhuận từ hoạt động khác. Vị này ví von chiến thuật này không khác gì cuộc chơi “đốt tiền” để lấy thị phần như cách nhiều công ty công nghệ đang làm.

Tuy nhiên, nếu có tiềm lực lớn, các công ty chứng khoán có thể chấp nhận tốn nhiều chi phí để tăng thị phần, thu hút khách hàng. Khi có tệp khách hàng đủ lớn, công ty chứng khoán sẽ phát triển hệ sinh thái và có nhiều nguồn thu dựa vào nhiều sản phẩm chứ không chỉ phí giao dịch.

Theo Việt Đức/Zing.vn

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình làm việc với một số doanh nghiệp lớn tại Vương quốc Hà Lan

    (Xây dựng) - Trong hai ngày 23 và 24/4, tiếp tục chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại tại một số nước châu Âu, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Bí thư Tỉnh uỷ Ngô Đông Hải làm Trưởng đoàn đã đến chào xã giao Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Vương quốc Hà Lan Ngô Hướng Nam; thăm, làm việc với Tập đoàn Boskalis và Công ty Royal Van Oord về lấn biển, xây dựng cảng biển và Tập đoàn Pondera về điện gió ngoài khơi.

    09:17 | 26/04/2024
  • Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030

    (Xây dựng) - Ngày 24/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 338/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    08:00 | 26/04/2024
  • Có được bổ sung thiết bị ngoài chủ trương đầu tư?

    (Xây dựng) - Ông Đỗ Minh Trí (Thành phố Hồ Chí Minh) đang thực hiện dự án có vốn đầu tư công, tổng mức đầu tư khoảng 8 tỷ đồng. Dự án chỉ cần lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, nội dung quy mô đầu tư theo chủ trương đầu tư (chưa có nội dung về thiết bị).

    07:53 | 26/04/2024
  • Hà Nội: Sẽ tổ chức đối thoại, thúc đẩy sản xuất kinh doanh làng nghề trong tháng 5

    (Xây dựng) - Dự kiến, UBND Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố trong tháng 5/2024.

    22:26 | 25/04/2024
  • Bình Định: Giao thông mở đường cho phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) - Xác định mục tiêu giao thông đi trước mở đường, tại Kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, HĐND tỉnh Bình Định đã ban hành nhiều Nghị quyết quan trọng liên quan đầu tư hạ tầng giao thông. Đây là “cú huých” mạnh mẽ nhằm phá bỏ “điểm nghẽn” về giao thông, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

    20:35 | 25/04/2024
  • Khánh Hòa: Động lực thúc đẩy kinh tế

    (Xây dựng) - Khánh Hòa đã và đang triển khai nhiều dự án trọng điểm. Sau khi hoàn thành, các dự án này sẽ tạo sức bật cho nền kinh tế, tăng khả năng huy động vốn đầu tư, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

    20:30 | 25/04/2024
  • Khát vọng thịnh vượng “Chín Rồng”

    (Xây dựng) - Từ lâu nay, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được thế giới biết đến với tên gọi Mekong Delta, còn cư dân nơi đây thường gọi là “Cửu Long - Chín Rồng” Đây là vùng đất được thiên nhiên ban tặng nhiều tài nguyên quí giá, là vùng nông nghiệp lớn nhất nước, qua gần 50 năm xây dựng và phát triển (30/4/1975 - 30/4/2024), “Chín Rồng” đã và đang chuyển mình thức giấc với khát vọng thịnh vượng…

    20:26 | 25/04/2024
  • Khu công nghiệp Biên Hoà 1: Kết thúc “sứ mệnh”

    (Xây dựng) - Hơn nửa thế kỷ đảm nhận sứ mệnh tiên phong trong phát triển công nghiệp của đất nước, đặc biệt là tại khu vực phía Nam, Khu công nghiệp Biên Hòa 1 (Biên Hòa, Đồng Nai) sẽ được chuyển đổi công năng để sớm trở thành Khu đô thị - thương mại - dịch vụ và cải thiện môi trường.

    20:11 | 25/04/2024
  • Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tạo động lực mới cho phát triển bền vững

    (Xây dựng) - Việc thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 (C4IR) đang được xúc tiến và sẽ được công bố sớm nhất vào cuối năm nay. Đây là thông tin được lãnh đạo UBND Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra trong Hội thảo “Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tại Thành phố Hồ Chí Minh (C4IR) - Động lực mới cho phát triển bền vững” được tổ chức tại Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.

    18:21 | 25/04/2024
  • Hà Tĩnh: Đề nghị đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

    (Xây dựng) - Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, Sở Tài chính Hà Tĩnh đề nghị các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các Ban Quản lý dự án chuyên ngành, Ban Quản lý dự án khu vực, các chủ đầu tư triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh tiến độ triển khai, giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2024 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

    18:01 | 25/04/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load