Thứ bảy 27/07/2024 06:40 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Con đường để Việt Nam thành nước phát triển: Cần giai đoạn tăng trưởng thần kỳ

08:35 | 26/01/2023

Việt Nam đạt tăng trưởng nhanh nhưng chưa đủ, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế vẫn đáng lo ngại. So với các nước phát triển và cả các nước trong khu vực, Việt Nam vẫn còn phải nỗ lực nhiều để thoát nguy cơ tụt hậu.

Giấc mơ nước thu nhập cao

Ngày 9/1, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030. Trong đó, mục tiêu là đến năm 2030, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP cả nước bình quân đạt khoảng 7%/năm giai đoạn 2021-2030. Đến năm 2030, GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 7.500 USD.

Còn giai đoạn 2031-2050, phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân khoảng 6,5-7,5%/năm. Đến năm 2050, GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 27.000-32.000 USD - ngưỡng thu nhập cao.

Những con số này là mục tiêu rất tham vọng, đòi hỏi nỗ lực vượt bậc, nhất là khi so sánh GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2030 là 7.500 USD với các nước trong khu vực.

Thực tế, đây không phải là mức thu nhập cao nếu so với các nước xung quanh Việt Nam. Nếu mục tiêu như Quốc hội đưa ra đạt được thì năm 2030, GDP bình quân đầu người của Việt Nam mới chỉ tương đương Malaysia vào năm 2007.

Con đường để Việt Nam thành nước phát triển: Cần giai đoạn tăng trưởng thần kỳ
Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu kinh tế nổi bật. Ảnh: Hoàng Hà

Còn năm 2022, GDP bình quân đầu người của Thái Lan đạt khoảng 7.300 USD, trong khi Việt Nam là 4.110 USD. Như vậy, đến năm 2030, GDP bình quân đầu người của Việt Nam cũng chỉ tương đương Thái Lan hiện tại.

Điều đáng mừng là khoảng cách của Việt Nam với một số nước trong khu vực đã giảm đáng kể. Năm 2007, theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), GDP bình quân đầu người Việt Nam mới chỉ đạt gần 900 USD, trong khi Malaysia là 7.400 USD (gấp gần 8 lần). Indonesia và Philipines gần 2.000 USD (gấp hơn 2 lần Việt Nam), Thái Lan khoảng 4.000 USD, gấp hơn 4 lần Việt Nam.

Trong khi đó, so sánh con số của năm 2022 thì Việt Nam chỉ thua Malaysia 3 lần, kém Thái Lan chưa đến 2 lần, đã vượt qua Philippines, tương đương Indonesia thay vì thua kém hai quốc gia này hơn 2 lần như hồi năm 2007.

Điều đó cho thấy, nếu cố gắng nỗ lực và có nhiều giải pháp hiệu quả, Việt Nam có cơ hội thu hẹp khoảng cách với các nước. Nhưng muốn bứt phá lên được, đạt thứ hạng cao hơn, Việt Nam cần có nhiều giải pháp đột phá.

Một điều cần lưu ý là, GDP bình quân đầu người chỉ đạt được tốc độ tăng trưởng cao khi GDP bình quân đầu người dưới 7.000 USD. Khi GDP bình quân đầu người càng cao thì tốc độ tăng sẽ chậm lại. Còn khi GDP đạt mức bình quân 10.000 USD thì để tăng trưởng 6,5-7%/năm là điều gần như hiếm khi đạt được. Nhìn tốc độ tăng trưởng của Malaysia, Thái Lan như đã đề cập ở trên là minh chứng khi tốc độ tăng GDP bình quân đầu người chậm lại đáng kể khi chạm ngưỡng 7.000 USD hay 10.000 USD.

Với nhiều quốc gia đã phát triển như Mỹ, Nhật hay các nước thuộc EU, mức tăng trưởng dương đã là nỗ lực rất lớn.

Cho nên, mục tiêu giai đoạn 2031-2050, Việt Nam có thể đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 6,5-7,5%/năm là điều rất khó khăn.

Con đường để Việt Nam thành nước phát triển: Cần giai đoạn tăng trưởng thần kỳ
Duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian dài là điều Việt Nam chưa làm được.

Thách thức lớn

Trong khi đó, Việt Nam cũng phải đối mặt với việc tăng trưởng có dấu hiệu chậm lại, ngoại trừ năm 2022 đạt mức 8,02% trên nền tăng trưởng rất thấp của năm 2021 do Covid-19.

Cụ thể, nhiều nghiên cứu đã thống kê: Chiến lược lần thứ nhất 1991-2000, tăng trưởng GDP bình quân đạt 7,56%, trong đó năm cao nhất là 9,5% (năm 1995). Chiến lược lần thứ hai (2001-2010), tăng trưởng bình quân đạt 7,26%, trong đó năm cao nhất là 8,7% (năm 2005). Chiến lược lần thứ ba (2011-2020), tăng trưởng bình quân đạt 5,95% (GDP chưa đánh giá lại), trong đó năm cao nhất là 7,08% (năm 2018).

Những nền kinh tế lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan hay gần đây hơn, nền kinh tế Trung Quốc, đều đạt và duy trì tốc độ tăng trưởng cao kéo dài trong hơn 3 thập niên, kể cả khi nền kinh tế đã đạt tới quy mô lớn, vượt xa quy mô kinh tế Việt Nam hiện nay.

Vì thế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nhiều lần bày tỏ lo ngại: "Nguy cơ Việt Nam sẽ bị tụt hậu xa hơn về năng suất so với các quốc gia trong khu vực, thậm chí nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình là khá lớn".

Nghiên cứu của TS. Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, chỉ ra rằng: Các nền kinh tế châu Á đã vượt khỏi bẫy thu nhập trung bình phải nâng tốc độ tăng trưởng GDP lên 8,2-10,5%/năm trong 5-9 năm liên tục.

Cuộc đua của Việt Nam rất khó khăn vì tốc độ tăng trưởng thấp hơn hẳn. Đỉnh cao đổi mới kinh tế cũng chỉ có 19 năm tăng trưởng trên 7%/năm (1989-2007), rồi sau khi lên mức thu nhập trung bình thấp năm 2010 đã tăng chậm lại dần. Rõ ràng, mô hình tăng trưởng cũ kéo dài đến hiện nay không cho phép kinh tế Việt Nam bứt phá cần thiết để vượt qua bẫy thu nhập trung bình.

Con đường để Việt Nam thành nước phát triển: Cần giai đoạn tăng trưởng thần kỳ
GDP bình quân đầu người của Việt Nam dần thu hẹp với các nước trong khu vực, nhưng khoảng cách vẫn còn lớn.

Nghiên cứu này cũng cho thấy thách thức rất lớn cho Việt Nam. Với mức tăng trưởng GDP/người bình quân từ 7% trở lên thì Việt Nam có thể đuổi kịp các nước trung bình ở Đông Nam Á như Thái Lan hay Malaysia. Còn muốn bắt kịp Trung Quốc thì Việt Nam phải tăng trưởng ở mức 10,48%, muốn sánh ngang với Hàn Quốc thì phải đạt tốc độ 11,08% trong 30 năm tới.

Những điều thần kỳ gần như thế đã từng được các nước công nghiệp hóa thành công thực hiện. Hàn Quốc tăng tốc kinh tế 9,3%/năm liên tục 38 năm (1960-997); Trung Quốc tăng trưởng 9,8%/năm suốt 37 năm (1978-2014), trong đó có 15 năm liên tục đạt mức trên 10%/năm. Israel tăng trưởng trên 10%/năm trong 22 năm liên tiếp (1950-1972).

Điều đó đặt ra vấn đề Việt Nam phải đổi mới mô hình tăng trưởng. PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, không ít lần khuyến nghị: Việt Nam cần xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển theo tinh thần phục vụ thị trường, phục vụ doanh nghiệp, thể chế quản trị phát triển hiện đại, phù hợp các cam kết hội nhập; tuân thủ nguyên tắc “nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng” trong việc phát triển lực lượng doanh nghiệp Việt Nam và triển khai chiến lược thu hút FDI.

Theo Lương Bằng/Vietnamnet.vn

Cùng chuyên mục
  • Long An: Thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, bền vững

    (Xây dựng) - Phát triển xanh, bền vững là một trong những trọng tâm trong định hướng kinh tế - xã hội của tỉnh Long An. Thời gian qua, địa phương triển khai nhiều giải pháp với mục tiêu cải thiện các điểm số thành phần nằm trong Bộ chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI).

  • Hà Tĩnh: Có 56 danh mục dự án chưa giải ngân với tổng số vốn hơn 365.000 triệu đồng

    (Xây dựng) - Theo số liệu báo cáo của Kho bạc Nhà nước tỉnh và số liệu cập nhật trên hệ thống TABMIS đến ngày 20/7, tổng giá trị giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh đạt 2.744.377 triệu đồng. Đặc biệt, có 56 danh mục dự án chưa giải ngân vốn Bộ, ngành và cấp tỉnh quản lý với tổng số vốn 365.451 triệu đồng.

  • Tân Hồng (Đồng Tháp): Đầu mối các tuyến giao thương kinh tế trọng tâm trong vùng kinh tế biên giới

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành Quyết định số 50/QĐ-UBND-HC phê duyệt đồ án và quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Tân Hồng gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo Quyết định này, huyện Tân Hồng sẽ là huyện kinh tế cửa khẩu quan trọng của tỉnh; phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, đảm bảo quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; khai thác hiệu quả mối quan hệ nội ngoại vùng, quan hệ trong nước; khai thác các thế mạnh về vị trí địa lý, giao thông, nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, du lịch…

  • Sửa quy định thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Nhà nước

    (Xây dựng) - Ngày 25/7, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2019/NĐ-CP ngày 30/01/2019 của Chính phủ về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Nhà nước.

  • Hà Tĩnh: 9/39 địa phương, đơn vị chưa giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) - Sở Tài chính Hà Tĩnh vừa có văn bản đề nghị các cấp, các ngành cần tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh, đồng thời tập trung triển khai thực hiện các giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công.

  • Thanh Hóa: Điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án Cụm công nghiệp Bãi Trành

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 3091/QĐ-UBND về việc điều chỉnh tiến độ thực hiện Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Bãi Trành, huyện Như Xuân.

Xem thêm
  • HSBC đánh giá cao triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024

    HSBC đã nâng dự báo GDP cả năm 2024 của Việt Nam lên thành 6,5% thay vì mức 6% trước đó, đồng thời đánh giá Việt Nam có khả năng trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ASEAN trong năm 2024.

    08:59 | 26/07/2024
  • Long An phấn đấu đến năm 2030 phát triển thêm 27 cụm công nghiệp

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Long An vừa ban hành Kế hoạch số 2097/KH-UBND ngày 15/7/2024 về việc quản lý, phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An đến năm 2030. Cụ thể Long An phấn đấu đến năm 2025 có thêm 2 - 5 cụm công nghiệp khởi công xây dựng hạ tầng và năm 2030 có 27 cụm công nghiệp thành lập đều khởi công.

    21:57 | 25/07/2024
  • Long An nhiều lợi thế thu hút nhà đầu tư nước ngoài

    (Xây dựng) - Trong 36 khu công nghiệp hiện hữu của tỉnh Long An có 26 khu đủ điều kiện tiếp nhận đầu tư, với tỷ lệ lấp đầy đạt 67,8%. Nhiều doanh nghiệp lớn như: Coca-Cola, PepsiCo, Aeon đã chọn Long An để đầu tư lâu dài. Với nhiều tiềm năng phát triển Long An được kỳ vọng là trung tâm phát triển kinh tế bền vững của khu vực phía Nam, là cửa ngõ kết nối Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long.

    21:54 | 25/07/2024
  • Thanh Hoá: Tập trung đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp

    (Xây dựng) - Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức hội nghị giao ban liên quan đến tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2024.

    18:29 | 25/07/2024
  • Nghệ An khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ

    (Xây dựng) - Nghệ An xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm đến 2030 là khuyến khích doanh trong nước phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ để nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, đặc biệt đối với ngành điện tử, công nghệ thông tin, cơ khí, lắp ráp, dệt may, da giày…

    16:57 | 25/07/2024
  • Hải Dương: Thêm một khu công nghiệp rộng gần 440ha

    (Xây dựng) – Kỳ họp thứ 23 HĐND tỉnh Hải Dương khóa XVII đã thông qua Nghị quyết về đồ án quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Kim Thành 2, tại các xã Đại Đức và Tam Kỳ, huyện Kim Thành (Hải Dương) rộng 437,24ha.

    16:14 | 25/07/2024
  • HĐND tỉnh Vĩnh Phúc giám sát chuyên đề về thực hiện một số dự án đầu tư công nhóm C

    (Xây dựng) - Chiều 24/7, Thường trực HĐND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức giám sát chuyên đề về việc thực hiện Nghị quyết số 05/2020, Nghị quyết số 08/2021 của HĐND tỉnh về việc giao UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư công nhóm C thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh; tiến độ triển khai các dự án trọng điểm do HĐND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư.

    16:10 | 25/07/2024
  • Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Chấp thuận 3 dự án thu hút đầu tư ngoài ngân sách với tổng vốn trên 718 tỷ đồng

    (Xây dựng) - 6 tháng đầu năm 2024, tổng thu ngân sách của huyện Nghi Xuân đạt hơn 220 tỷ đồng, đạt 66,11% kế hoạch năm. Trong đó có nhiều kết quả được ghi nhận tích cực như: Đón gần 520.000 lượt khách đến tham quan, du lịch; chấp thuận 3 dự án thu hút đầu tư ngoài ngân sách với tổng vốn đầu tư trên 718 tỷ đồng…

    16:09 | 25/07/2024
  • Quảng Trị: Thúc đẩy tiến độ các dự án do chủ đầu tư Hàn Quốc triển khai

    (Xây dựng) – Nhằm thúc đẩy tiến độ các dự án mà chủ đầu tư là Hàn Quốc đã và đang đầu tư tại địa bàn, mới đây Đoàn công tác tỉnh Quảng Trị do ông Võ Văn Hưng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị làm Trưởng đoàn có chuyến công tác xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc.

    10:23 | 25/07/2024
  • Đề xuất mới về cơ chế, chính sách ưu đãi với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia

    (Xây dựng) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 94/2020/NĐ-CP ngày 21/8/2020 của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia.

    07:41 | 25/07/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load