Chủ nhật 08/12/2024 01:34 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Hạ tầng

Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ sẽ mang lại 40.000 tỷ đồng/năm

13:52 | 26/06/2023

Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ hoạt động sẽ đóng góp cho ngân sách Nhà nước 34.000-40.000 tỷ đồng/năm, thông qua thuế bốc xếp, lưu bãi, xuất nhập khẩu hàng hóa...

Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ sẽ mang lại 40.000 tỷ đồng/năm
Phà Bình Khánh kết nối giao thông Cần Giờ với khu vực phía nam của TP.HCM. Ảnh: Quỳnh Danh.

Trong văn bản báo cáo gửi UBND TP.HCM về đề án nghiên cứu xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, Sở GTVT TP.HCM đã có những đánh giá về tác động kinh tế - xã hội, môi trường của cảng đến khu vực…

Sở GTVT TP.HCM nhìn nhận khi đi vào hoạt động và đạt công suất thiết kế, cảng sẽ đóng góp cho ngân sách Nhà nước thông qua thu thuế từ hoạt động bốc xếp, lưu bãi của doanh nghiệp cảng; thuế thu nhập doanh nghiệp; các loại phí, lệ phí hàng hải từ tàu vào, rời cảng; phí thuê mặt nước và thuế xuất nhập khẩu hàng hóa, khoảng 34.000-40.000 tỷ đồng/năm.

Đồng thời, cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ cũng sẽ tạo ra 6.000-8.000 việc làm cho nhân viên, lao động làm việc tại cảng và hàng chục nghìn lao động khác làm dịch vụ hậu cần, trung tâm logistics và khu phi thuế quan.

Vị trí cảng được đề xuất là ở cửa sông Cái Mép, thuộc huyện Cần Giờ. Đây là khu vực nằm trong vùng đệm, không ảnh hưởng đến vùng lõi khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.

Đề án được Sở GTVT đưa ra cũng nêu tác động đến môi trường khi hình thành cảng; trong đó, sẽ có tác động về môi trường nước, không khí, tiếng ồn; phát sinh chất thải, tác động có rủi ro sự cố hàng hải; tác động đến hệ sinh thái rừng ngập mặn, thủy hải sản hiện hữu... Sở cho rằng cần nghiên cứu phát triển các thiết bị tại cảng sử dụng điện để nhằm hạn chế chất thải ra môi trường.

Về đánh giá tác động xói lở bờ, bồi lắng lòng sông, đội ngũ tư vấn đã thu thập số liệu, tính toán, sử dụng mô hình toán mô phỏng chế độ thủy động lực học để nghiên cứu. Kết quả cho thấy không xuất hiện bồi xói nào đáng kể tại các khu vực lân cận do ảnh hưởng của việc xây dựng các công trình ở cảng.

Sở GTVT TP.HCM thống kê sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển TP.HCM tăng trưởng bình quân khoảng 9,3% trong giai đoạn 2015-2022. Dự báo trong giai đoạn 2022-2030, tổng lượng hàng thông qua cảng biển TP.HCM tăng trưởng bình quân trên 5%/năm, tải trọng hàng container tăng trưởng bình quân khoảng 6% mỗi năm.

Các bến container tại khu vực cảng biển TP.HCM (nằm sâu trong khu vực trung tâm TP) đã đầu tư xây dựng cơ bản hoàn chỉnh theo quy hoạch, công suất khai thác năm 2022 đã vượt so với quy hoạch. Dự báo sơ bộ về lượng hàng hóa thông qua cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ đến năm 2030 là 4,8 triệu teu, đến năm 2047 là 16,9 triệu teu.

Từ những lý do trên, Sở GTVT TP.HCM đánh giá việc triển khai phát triển cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ trong giai đoạn 2021-2030 là rất cần thiết. Việc này sẽ hỗ trợ hệ thống cảng biển TP.HCM, tạo lợi thế cạnh tranh với các nước trong khu vực, tạo đột phá trong phát triển kinh tế biển cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước.

Tuy vậy, hiện tại chưa có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt kết nối trực tiếp tới khu vực vị trí cảng. Sở GTVT đề xuất thành phố xây dựng cầu Cần Giờ, nâng cấp, mở rộng đường Rừng Sác, xây dựng đường trên cao dọc theo đường Rừng Sác, bổ sung quy hoạch, đầu tư xây dựng nút giao kết nối với đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, xây dựng đường kết nối từ vị trí xây dựng cảng với đường Rừng Sác.

Theo Anh Nhàn/Lifestyle.zingnews.vn

Cùng chuyên mục
  • Quảng Bình: Cầu Thai xuống cấp, cấm xe cơ giới 4 bánh qua lại

    (Xây dựng) - Trước tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của cầu sông Thai (xã Quảng Kim, Quảng Trạch), để đảm bảo an toàn, Sở Giao thông vận tải vừa có đề xuất gửi UBND tỉnh Quảng Bình cấm các loại xe cơ giới 4 bánh qua lại.

  • Bình Dương quyết tâm hoàn thành dự án Quốc lộ 13 vào ngày 30/4/2025

    (Xây dựng) - Ông Nguyễn Văn Lợi, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương đã chỉ đạo thành phố Thuận An khẩn trương hoàn tất công tác giải phóng mặt bằng và di dời lưới điện trước ngày 15/1/2025. Đây là điều kiện quan trọng để đảm bảo đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành dự án Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 đúng kế hoạch. Mục tiêu là khánh thành công trình vào dịp lễ 30/4/2025, đánh dấu một bước tiến lớn trong phát triển hạ tầng giao thông của tỉnh.

  • Xây hầm vượt sông thay cầu Cát Lái - Giải pháp tối ưu cho Đồng Nai

    (Xây dựng) - Phương án xây hầm vượt sông thay vì xây cầu Cát Lái đã được ông Võ Tấn Đức, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đề xuất trong buổi làm việc với Thủ tướng Phạm Minh Chính vào ngày 3/12 tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đề xuất này không chỉ nhận được sự đồng thuận từ Thủ tướng mà còn được đánh giá là một giải pháp tối ưu để đồng bộ hạ tầng giao thông trong bối cảnh sân bay Long Thành chuẩn bị đi vào hoạt động. Vậy đâu là lý do, “điểm mạnh” của phương án này?

  • Cao Bằng: Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ thi công cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh

    (Xây dựng) - Ngày 5/12, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Hoàng Xuân Ánh cùng Đoàn công tác đến kiểm tra thực địa, trực tiếp đôn đốc, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy triển khai thi công trên đại công trường cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh giai đoạn 1 qua địa bàn tỉnh 2 tỉnh: Cao Bằng và Lạng Sơn.

  • Quảng Ngãi: Gấp rút hoàn thành cầu Trà Khúc 3

    (Xây dựng) – Trong tháng 12 này, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) sẽ tập trung giải quyết dứt điểm một vị trí còn vướng mặt bằng nằm trong phạm vi thi công đường dẫn lên cầu Trà Khúc 3, tạo điều kiện thuận lợi để gấp rút thi công hoàn thành toàn bộ công trình, đưa vào phục vụ người dân và tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

  • Hà Nội: Cử tri Sóc Sơn và Mê Linh quan tâm về dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

    (Xây dựng) – Vừa qua, các đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội, đơn vị bầu cử số 10 (huyện Sóc Sơn và huyện Mê Linh) đã gặp và tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load