Thứ ba 28/11/2023 17:48 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Cận cảnh tòa nhà nghìn tỷ cao thứ 3 Hà Nội bị ngân hàng siết nợ

16:05 | 05/10/2018

Dự án Tokyo Tower (quận Hà Đông, Hà Nội) được chủ đầu tư giới thiệu là tòa nhà cao nhất quận Hà Đông và cao thứ 3 tại Hà Nội với tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng. Nhưng dự án vừa được ngân hàng Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) cho biết đã thu giữ để xử lý nợ xấu.

Dự án Tokyo Tower nằm trên đường Vạn Phúc (quận Hà Đông, Hà Nội) do liên danh Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor), Công ty cổ phần Sông Đà 1.01 và Công ty Thương mại Hoàng Vương làm chủ đầu tư.

Dự án được xây dựng trên 4.800m2 đất với mật độ xây dựng 43% được CĐT quảng bá là tòa nhà cao nhất quận Hà Đông và là tòa nhà cao thứ 3 tại Hà Nội sau Landmark 72 và Lotte Center.

Dự án gồm 4 tầng hầm và 51 tầng nổi, bao gồm 5 tầng TTTM, 2 tầng kỹ thuật, 1 tầng bể bơi, 43 tầng chung cư.

Số lượng gồm 700 căn chung cư, dân số ước tính khi dự án đưa vào hoạt động gần 3.000 người.

Trong thông báo gửi tới các khách hàng mua nhà tại dự án Tokyo Tower mới đây, PVcomBank cho biết, ngân hàng đã thu giữ toàn bộ tài sản còn lại của dự án, gồm quyền phải thu từ các hợp đồng bán căn hộ, sàn trung tâm thương mại đã ký; các căn hộ và sàn trung tâm thương mại chưa bán hoặc chưa cho thuê.

Đồng thời, ngân hàng cũng thu giữ toàn bộ tài sản là quyền phát sinh từ các hợp đồng mua bán căn hộ chung cư thuộc dự án Tokyo Tower giữa Công ty cổ phần Thương mại Hoàng Vương và Công ty cổ phần Sông Đà 1.01.

Phía ngân hàng cho hay, tính đến ngày 14/8/2018, tổng dư nợ hơn mà Công ty cổ phần Thương mại Hoàng Vương nợ ngân hàng này là gần 114 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ gốc gần 92 tỷ đồng, dư nợ lãi hơn 22 tỷ đồng.

Về lý do thu giữ, theo PVcomBank, Công ty cổ phần Thương mại Hoàng Vương đã vi phạm nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng đã ký trước đó nên ngân hàng thực hiện xử lý thu giữ tài sản để đảm bảo xử lý thu hồi nợ.

Trước đó tháng 12/2015, Công ty cổ phần Sông Đà 1.01 và PVcomBank đã ký hợp đồng bảo lãnh bán nhà ở hình thành trong tương lai của dự án này với giá trị bảo lãnh 1.000 tỷ đồng. Hội đồng quản trị Sông Đà 1.01 khi đó cho biết đã thế chấp toàn bộ dự án.

Chủ đầu tư cam kết đến quý IV/2017 sẽ bàn giao nhà cho dân về ở. Tuy nhiên đến nay, dự án vẫn chưa thể hoàn thành và bàn giao cho khách hàng.

 Bên ngoài trước cửa dự án, vỉa hè bị vỡ nát.

 Xung quanh dự án nhem nhuốc, thành điểm tập kết rác và chỗ để xe.

Theo Duy Phạm/Tienphong.vn

Cùng chuyên mục
  • Luật Nhà ở (sửa đổi) có chất lượng tốt nhất trong hơn 30 năm qua

    (Xây dựng) - Đây là nhận định của Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) Lê Hoàng Châu đối với Luật Nhà ở (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua ngày 27/11 (sau đây gọi là Luật Nhà ở năm 2023). Ông Châu cho rằng: Về tổng thể, Luật rất tốt, rất tích cực, phù hợp thực tiễn, bảo đảm được tính đồng bộ, thống nhất của các quy định pháp luật.

  • Quốc hội thông qua Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi)

    (Xây dựng) - Sáng 28/11, với kết quả 465 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 94,13%), Quốc hội đã thông qua Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi). Luật gồm 10 chương, 83 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

  • Hòa Bình tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh.

  • Quốc hội thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi)

    (Xây dựng) - Sáng 27/11, với 85,63% đại biểu Quốc hội (ĐBQH) biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua dự án luật Nhà ở sửa đổi (gồm 13 chương, 198 điều). Luật Nhà ở sửa đổi có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.

  • Lùi thông qua Luật Đất đai sửa đổi, thị trường bất động sản sẽ ra sao?

    Chuyên gia, doanh nghiệp nhận định, Luật Đất đai rất quan trọng. Nếu làm vội, thông qua vội vã mà chưa đánh giá tác động thật chi tiết thì đưa luật mới vào chưa chắc có hiệu ứng tốt mà thậm chí còn hiệu ứng ngược.

  • Quy định về ký giáp ranh khi làm sổ đỏ người dân cần nắm rõ

    (Xây dựng) - Ký giáp ranh đất là việc người sử dụng đất ký xác nhận ranh, mốc giới và ghi ý kiến của mình về ranh giới đất liền kề của họ. Việc ký giáp ranh đất của cá nhân, hộ gia đình giáp ranh với mảnh đất của người sử dụng đất thể hiện trong bản mô tả ranh giới đất khi xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhằm chứng minh đất không có tranh chấp giữa người xin cấp giấy chứng nhận và chủ sở hữu của thửa đất liền kề. Vậy các quy định về ký giáp ranh khi làm sổ đỏ gồm những nội dung gì, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load