Thứ sáu 29/03/2024 15:52 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Các doanh nghiệp ngành Xây dựng cần được hỗ trợ để phát triển trong những tháng cuối năm

19:58 | 29/09/2020

(Xây dựng) - Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành Xây dựng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, để thúc đẩy hơn nữa hoạt động sản xuất kinh doanh trong các tháng tiếp theo doanh nghiệp ngành Xây dựng cần được hỗ trợ, tạo cơ chế, chính sách đặc thù.

cac doanh nghiep nganh xay dung can duoc ho tro de phat trien trong nhung thang cuoi nam
Ảnh minh họa.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp và khó lường, thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19, nhiều chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp ngành Xây dựng đã được áp dụng, do vậy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngành Xây dựng có những chuyển biến tích cực.

Để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngành Xây dựng có thể dựa trên một số chỉ số cân bằng như: Chỉ số cân bằng về xu hướng sản xuất kinh doanh; chỉ số cân bằng về biến động tổng chi phí, chi phí nguyên, vật liệu, nhân công và chỉ số cân bằng về nhu cầu sử dụng lao động.

Đối với chỉ số cân bằng về xu hướng sản xuất kinh doanh ngành xây dựng quý III/2020 so với quý II/2020 là -35,2% (18,1% doanh nghiệp nhận định tốt hơn và 53,3% doanh nghiệp nhận định khó khăn hơn). Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khả quan hơn trong quý IV/2020 với chỉ số cân bằng so với quý III/2020 là -29,7% (20,4% doanh nghiệp dự báo tốt hơn và 50,1% doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn).

Chỉ số cân bằng về biến động tổng chi phí, chi phí nguyên, vật liệu, chi phí nhân công và chỉ số cân bằng về nhu cầu sử dụng lao động, lao động thường xuyên, lao động thời vụ thể hiện số phần trăm doanh nghiệp dự báo tăng trừ số phần trăm doanh nghiệp dự báo giảm. Dự báo quý IV/2020, chỉ số cân bằng về tổng chi phí, chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chỉ số cân bằng về quy mô lao động cao hơn quý III/2020.

Chỉ số cân bằng về biến động tổng chi phí cho hoạt động xây dựng quý III/2020 so với quý II/2020 là 14,6% (41,2% doanh nghiệp nhận định tăng và 26,6% doanh nghiệp nhận định giảm), chỉ số này quý IV/2020 so với III/2020 có xu hướng tăng với 22,6% (43,8% doanh nghiệp dự báo tăng và 21,2% doanh nghiệp dự báo giảm).

Chỉ số cân bằng về chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp quý III/2020 là 14,2% (40,1% doanh nghiệp nhận định tăng và 25,9% nhận định giảm), dự báo quý IV/2020 là 22,1% (42,7% doanh nghiệp dự báo tăng và 20,6% dự báo giảm); chỉ số này của chi phí nhân công trực tiếp quý III/2020 là 10,6% (36,9% doanh nghiệp nhận định tăng và 26,3% nhận định giảm) và dự báo quý IV/2020 là 18,9% (39,3% doanh nghiệp dự báo tăng và 20,4% dự báo giảm).

Chỉ số cân bằng về tăng và giảm quy mô lao động quý III/2020 so với quý II/2020 là -14,6% (17,7% doanh nghiệp nhận định tăng và 32,3% nhận định giảm). Dự báo quý IV/2020 chỉ số cân bằng về tăng và giảm quy mô lao động có xu hướng tăng so với quý III/2020 với -3,9% (21,2% doanh nghiệp dự báo tăng và 25,2% dự báo giảm).

Theo đánh giá chung của các doanh nghiệp xây dựng, tình hình sản xuất kinh doanh vẫn còn nhiều khó khăn, để thúc đẩy hơn nữa hoạt động sản xuất kinh doanh trong các tháng tiếp theo, cộng đồng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng đã đề xuất một số kiến nghị như: Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm thủ tục, giấy tờ trong công tác nghiêm thu, bàn giao công trình, đẩy nhanh công tác thanh quyết toán vốn và giải ngân đầu tư công; Cơ chế đấu thầu minh bạch, thông báo rộng rãi tới các doanh nghiệp; Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thông qua các chính sách tài chính, tín dụng và bảo hiểm: giảm lãi suất cho vay, gia hạn thêm thời gian nộp thuế, giãn thời gian đáo hạn các khoản vay miễn tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho doanh nghiệp trong quý III/2020; Hệ thống hóa toàn diện, đầy đủ văn bản pháp luật, hướng dẫn chi tiết và giảm bớt các thủ tục hành chính để giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận tới gói hỗ trợ doanh do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Gia Huy

Theo

Cùng chuyên mục
  • Nhà thầu phụ có được thuê lại nhân công của chủ đầu tư?

    (Xây dựng) - Bà Hoàng Thị Hóa (Quảng Bình) đang công tác tại đơn vị sự nghiệp, tự bảo đảm chi thường xuyên. Đơn vị có 250 viên chức và người lao động thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chính do UBND thành phố giao.

  • Bắc Ninh đứng thứ 2 cả nước về hút FDI trong quý I/2024

    (Xây dựng) – Với nhiều chính sách phù hợp trong thu hút đầu tư, sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, cùng quan điểm chỉ đạo nhất quán trong điều hành, điều chỉnh chính sách thu hút FDI của lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh thời gian qua đã giúp tỉnh này đứng thứ 2 cả nước, về hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong quý I/2024.

  • Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục hợp tác với 5 tỉnh Tây Nguyên để phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) – Trong 2 ngày 3 - 4/4, tại khách sạn Rex, Thành phố Hồ Chí Minh và 5 tỉnh Tây Nguyên (Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông) sẽ tổ chức Hội nghị sơ kết thoả thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội năm 2023. Đồng thời triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 và Hội nghị Xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên.

  • Hà Tĩnh: Chỉ số sản xuất ngành Công nghiệp quý I/2024 ước tăng 4,27%

    (Xây dựng) - Quý I/2024, sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nỗ lực ổn định hoạt động sản xuất; tích cực đẩy mạnh tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ… Chỉ số sản xuất ngành Công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh quý I tăng 4,27% so với cùng kỳ năm 2023

  • Tây Ninh: Nhiều điểm sáng trong quý I/2024

    (Xây dựng) - Kết thúc quý I/2024, tỉnh Tây Ninh đạt được kết quả nhiều khởi sắc so với cùng kỳ năm 2023, nền kinh tế của tỉnh tiếp tục được phục hồi, GRDP tăng 8%, cao hơn mức tăng trưởng cùng kỳ. Tây Ninh đặt kế hoạch đạt 50% giải ngân vốn đầu tư công của năm trong quý II/2024.

  • Đề nghị sử dụng chi thường xuyên để nâng cấp công trình dự án đã xây dựng

    (Xây dựng) - Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng chi thường xuyên ngân sách Nhà nước để mua sắm tài sản, trang thiết bị, cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load