Thứ năm 21/11/2024 16:18 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Bình Dương khơi thông dòng chảy logistics

17:27 | 18/12/2021

(Xây dựng) - Logistics là ngành dịch vụ được ví như những “mạch máu”của nền kinh tế, có vai trò quan trọng trong việc kết nối, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Sau 25 năm tái lập tỉnh, cùng với phát triển công nghiệp thì dịch vụ logistics cũng được Bình Dương chú trọng phát triển với các dịch vụ: phân phối hàng hóa, trung chuyển container, thông quan hàng hóa nội địa, xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa, kho ngoại quan,…

Tại Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ XI nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định mục tiêu “Tập trung phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao; xây dựng mạng lưới kết cấu hạ tầng logistics hiện đại”. Do đó, đây sẽ là thành tố quan trọng trong xây dựng và phát triển nền kinh tế của Bình Dương trong thời gian tới.

Logistic không còn mới với Bình Dương

Bình Dương nằm trên trục giao thông trọng điểm từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Tây Nguyên và Campuchia qua cửa khẩu Hoa Lư (Bình Phước), Mộc bài (Tây Ninh). Từ Bình Dương cũng dễ dàng về các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long thông qua đường Hồ Chí Minh nhánh N2, các tuyến đường Vành đai 3, Vành đai 4.

Nhờ có hệ thống hạ tầng giao thông kết nối đồng bộ nên Bình Dương dễ tiếp cận các trung tâm vận tải lớn cả đường bộ lẫn đường thủy, đường sắt và hàng không. Cùng đó là tốc độ phát triển công nghiệp thương mại dịch vụ ngày càng tăng nên các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Bình Dương cũng phát triển khá nhanh về số lượng và chất lượng.

Bình Dương khơi thông dòng chảy logistics
Dịch vụ hậu cần Logistics được Bình Dương xác định là ngành cần phát triển để đáp ứng nhu cầu nhà đầu tư.

Gần 20 năm trước, trong dòng chảy của nguồn vốn đầu tư, lĩnh vực logistics tại Bình Dương cũng phát triển đột phá với nhiều dự án đầu tư lớn như Tập đoàn Mapletree đến từ Singapore. Tập đoàn này đã đưa vào hoạt động khu kho vận Mapletree tại Khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị Bình Dương với quy mô 68ha và vốn đầu tư 110 triệu USD. Tiếp theo là Công ty Schenker Việt Nam, thuộc Tập đoàn DB Schenker của Đức đã đưa trung tâm kho vận có vốn đầu tư 5,5 triệu USD tại TP. Dĩ An vào hoạt động. Không chịu chậm chân, Trung tâm kho vận YCH - Protrade (YCH-Protrade DistriPark) tại thành phố Thuận An do Tập đoàn YCH (Singapore) và Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương (Protrade) hợp tác đầu tư vào cuối năm 2010 với quy mô được xây dựng trên diện tích 6,9ha, tổng vốn đầu tư 14 triệu USD.

Đây chỉ là những con số tiêu biểu cho thấy lĩnh vực logistic tại Bình Dương đã được hình thành sớm và mạnh mẽ, thu hút được những nhà đầu tư có tên tuổi trên thị trường quốc tế. Chính các doanh nghiệp này đã đem đến nhiều giải pháp về kho vận tại chỗ như kho hàng lẻ, kho ngoại quan, kho đóng hàng container… để đáp ứng tốt hơn các nhu cầu hoạt động vận tải, xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp tại Bình Dương và các tỉnh, thành lân cận.

Bình Dương khơi thông dòng chảy logistics

Tiếp tục khai thác lợi thế

Trước đây, Bình Dương bị hạn chế về cơ sở hạ tầng như không có sân bay, cảng biển, trọng tải tàu container bị giới hạn không được quá 2.000 tấn (tĩnh không của Đồng Nai và Bình Triệu không đáp ứng) nên không được xem là nơi thích hợp để dịch vụ logistics phát triển. Tuy nhiên, nhờ vào nỗ lực khắc phục các hạn chế cũng như khai thác tốt lợi thế nằm gần Thành phố Hồ Chí Minh và cơ sở hạ tầng sẵn có, ngành dịch vụ logistics ở Bình Dương ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Vì thế, đến nay tại Bình Dương đã có những dịch vụ logistics trọn gói như: phân phối hàng hóa, trung chuyển container, thông quan hàng hóa nội địa, xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa, kho ngoại quan,…

Ngoài ra, Bình Dương còn có khoảng 62 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực logistics tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bao gồm các lĩnh vực kinh doanh như: Vận tải và cho thuê container; xây dựng và cho thuê nhà xưởng, kho bãi; dịch vụ đóng gói, dán nhãn, thu gom, phân phối hàng hóa; dịch vụ tư vấn hỗ trợ xuất nhập khẩu; dịch vụ giao nhận và khai báo hải quan; dịch vụ bán cước phí tàu biển,…

Bên cạnh đó cũng có các kho nhỏ lẻ nằm ngoài các khu công nghiệp do các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư để cho thuê lại với mặt hàng chủ yếu là vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng và nguyên vật liệu với diện tích nhỏ (từ 2.000 - 3.000 m2). Đồng thời cũng cung cấp các dịch vụ khác như: vận tải, bốc dỡ hàng hóa, giao nhận hàng hóa nằm trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố.

Đến năm 2018, trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã có 21 kho ngoại quan, 4 kho CFS và 34 đại lý hải quan đang hoạt động tại các khu, cụm công nghiệp và các cảng sông, cảng ICD hiện hữu.

Bình Dương khơi thông dòng chảy logistics

Theo nhận định của ThS. Nguyễn Thế Vinh (Đại học Thủ Dầu Một - Bình Dương) thì quá trình phát triển dịch vụ logistics ở tỉnh Bình Dương vẫn còn một số hạn chế, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện. Bởi các loại hình dịch vụ chất lượng cao, có giá trị gia tăng lớn, các dịch vụ hỗ trợ phát triển công nghiệp và đô thị vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Dịch vụ thương mại chưa phát triển đầy đủ, rộng khắp, chỉ mới tập trung ở một số thành phố phía Nam, thương mại điện tử chưa cao,…

Nhiều doanh nghiệp chỉ cung cấp được dịch vụ 1PL (logistics tự cấp), 2PL (logistics bên thứ 2), số lượng trung tâm lớn cung cấp được dịch vụ 3PL (logistics bên thứ 3) còn hạn chế. Các nhà cung cấp dịch vụ chưa có sự phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ nhau trong việc cung cấp thông tin.

Doanh nghiệp logistics phân bố không đồng đều tập trung ở một số khu vực nhất định, chủ yếu tập trung tại địa bàn thành phố Dĩ An, thành phố Thuận An. Việc phát triển dịch vụ logistics hiện nay trên địa bàn Bình Dương chỉ tập trung chính vào hệ thống đường bộ, chiếm trên 90% khối lượng vận chuyển hàng hóa. Kết nối giữa các phương thức vận tải còn thiếu và yếu, dẫn đến hệ thống giao thông đường bộ ngày càng kẹt xe vì quá tải.

Ngoài chi phí vận tải gia tăng thì chi phí lưu kho vẫn còn cao do hệ thống hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, tính kết nối còn hạn chế giữa vận tải đường sông, đường bộ và đường sắt. Bên cạnh đó cũng thiếu trung tâm logistics cấp quốc gia tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam để làm đầu mối phân phối hàng hóa. Thiết bị lưu kho, xếp dỡ lạc hậu, không đồng bộ làm chậm quá trình bốc dỡ, gây hỏng hóc hàng hóa. Đặc biệt là thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao được đào tạo theo đúng chuyên ngành Logistics…

Bình Dương khơi thông dòng chảy logistics
Vận chuyển hàng hóa tại cảng IDC Sóng Thần.

Cần có chiến lược phù hợp

Để phát huy được tiềm năng, đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa ngày càng tăng, hệ thống logistics của tỉnh Bình Dương trong thời gian tới cần xây dựng chiến lược phát triển phù hợp. Trong đó, chú trọng quy hoạch lại hệ thống hạ tầng giao thông và hạ tầng phục vụ logistics để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho ngành Logistics.

Đồng thời, Bình Dương cũng cần xây dựng, quy hoạch cụ thể cho trung tâm logistics theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin; bổ sung, điều chỉnh các nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo đồng bộ về cơ sở hạ tầng, cơ cấu sản xuất phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển ngành dịch vụ logistics. Hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển dịch vụ dưới nhiều hình thức, trong đó nhiệm vụ trọng tâm là cung cấp thông tin kinh tế, thúc đẩy phát triển công nghệ thông tin, cải tiến thủ tục hải quan điện tử.

Bên cạnh đó, Bình Dương cũng cần đẩy mạnh hơn nữa trong liên kết vùng, tận dụng nguồn lực của vùng để phát triển, nhất là Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Cần rà soát quy hoạch chiến lược hệ thống hạ tầng của Vùng, làm rõ theo chức năng, không chồng chéo, không xung đột lợi ích, nhất là không đầu tư dàn trải kém hiệu quả về: Cảng biển, đường giao thông, sân bay của vùng. Xây dựng cơ chế phối hợp vùng trong việc đầu tư sân bay, cảng biển và giao thông kết nối nhằm tránh phân tán nguồn lực và thiếu gắn kết giữa cảng biển với hệ thống tổ chức logistics, các khu công nghiệp trong vùng.

Logistics không chỉ là một phương thức kinh doanh, mang lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp đã được chuyên môn hóa, mà phát triển trở thành một lĩnh vực có vai trò quan trọng trong giao thương trong nước và quốc tế. Bình Dương đã và sẽ tiếp tục đầu tư khai thác Logistic góp phần gia tăng năng lực cạnh tranh, nhất là sau khi Trung tâm thương mại Thế giới được hoàn thành.

Mai Thanh - Cao Cường

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hà Nội: Phấn đấu đến năm 2025 tiết kiệm năng lượng từ 1,5 - 1,7%

    (Xây dựng) – UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 330/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình quốc gia về Quản lý nhu cầu điện trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2025.

  • Hai Bà Trưng (Hà Nội): Giải ngân vốn đầu tư công vượt cao so với kế hoạch Thành phố giao

    (Xây dựng) – Công tác giải ngân vốn đầu tư công luôn được coi là nhiệm vụ chính trị, phải được thực hiện thường xuyên, liên tục. Vì vậy, trong năm 2024, UBND quận Hai Bà Trưng luôn quan tâm chỉ đạo các đơn vị tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường phân cấp, phân quyền để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công... Nhờ đó, công tác đầu tư năm 2024 trên địa bàn quận tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực. Tính đến nay, quận đã thực hiện giải ngân đạt 73% so với kế hoạch vốn của quận giao và đạt 122% so với kế hoạch vốn Thành phố giao; dự kiến năm 2024 đạt 100% kế hoạch vốn quận giao, vượt cao so với kế hoạch vốn Thành phố giao.

  • Nhà đầu tư Việt đón nhận báo cáo bền vững

    (Xây dựng) - Báo cáo bền vững đã và đang trở thành yếu tố hết sức quan trọng đối với tính minh bạch của tổ chức và lựa chọn đầu tư trên toàn cầu, trong đó có nền kinh tế Việt Nam đang lớn mạnh. Nhà đầu tư Việt có đang dùng các báo cáo bền vững để đưa ra quyết định hay không?

  • Thừa Thiên - Huế: Xin ứng trước 467 tỷ đồng thực hiện 7 dự án quan trọng

    (Xây dựng) - Tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ 20, HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã thống nhất thông qua chủ trương ứng trước ngân sách tỉnh với số tiền 467 tỷ đồng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án quan trọng, cấp bách.

  • Thành phố Hồ Chí Minh: Tăng tốc hoàn thành chỉ tiêu kinh tế năm 2024, đề ra nhiệm vụ năm 2025

    (Xây dựng) - Chiều 20/11, UBND Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức họp góp ý dự thảo Báo cáo đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024; nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2025; dự thảo Báo cáo đánh giá tình hình kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025; phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn 2026 – 2030.

  • Hà Nội: Xác định nghĩa vụ tài chính thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất

    (Xây dựng) - Ngày 19/11, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông đã ký Văn bản số 3845/UBND-KTTH về việc xác định nghĩa vụ tài chính thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất theo quy định của Luật Đất đai 2024.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load