Thứ bảy 07/09/2024 22:30 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Thời sự /

Biểu quyết Bộ luật Lao động (sửa đổi), cho ý kiến hai dự án Luật

08:30 | 20/11/2019

Những nội dung chủ yếu sửa đổi gồm: phạm vi điều chỉnh; nguyên tắc áp dụng Luật Đầu tư, các luật có liên quan và điều ước quốc tế; chính sách về đầu tư kinh doanh...

bieu quyet bo luat lao dong sua doi cho y kien hai du an luat
Sáng 20/11, Quốc hội biểu quyết Bộ luật Lao động (sửa đổi). (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, theo chương trình sáng 20/11, Quốc hội biểu quyết Bộ luật Lao động (sửa đổi).

Sau nội dung này, các đại biểu thảo luận tại hội trường về dự án Luật Đầu tư (sửa đổi).

Theo Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội trình bày tại Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) trình xin ý kiến dự kiến sửa đổi 36 điều, bổ sung 04 điều, bãi bỏ 2 điều của Luật Đầu tư năm 2014.

Những nội dung chủ yếu sửa đổi gồm: phạm vi điều chỉnh; nguyên tắc áp dụng Luật Đầu tư, các luật có liên quan và điều ước quốc tế; chính sách về đầu tư kinh doanh; ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh; ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; sửa đổi, bổ sung ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài; ưu đãi và hỗ trợ đầu tư; đầu tư theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế; góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư; thủ tục cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; triển khai thực hiện dự án đầu tư; ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài...

Trong phiên họp tổ cho ý kiến về dự thảo Luật, có ý kiến đại biểu đề nghị cần quy định đầy đủ, chặt chẽ về hành lang pháp lý cho loại hình dịch vụ kinh doanh đòi nợ thuê; quy định cụ thể, rõ ràng về tiêu chí phân địa bàn được và không được tiếp cận với nhà đầu tư nước ngoài; cân nhắc các ưu đãi đầu tư với doanh nghiệp nước ngoài về đất đai bảo đảm với lợi ích của Nhà nước; tiêu chí chuyển nhượng dự án...

Chiều cùng ngày, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi). Việc sửa đổi Luật Doanh nghiệp nhằm thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng, bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực thi pháp luật.

Dự thảo Luật trình xin ý kiến Quốc hội dự kiến sửa đổi 66 điều, bổ sung 01 chương (Chương VIIa về hộ kinh doanh) và 08 điều, bãi bỏ 01 điều so với Luật Doanh nghiệp năm 2014.

Theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tại Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các nội dung cụ thể sửa đổi, bổ sung trình xin ý kiến bao gồm: phạm vi điều chỉnh; doanh nghiệp nhà nước; quyền của cổ đông; cổ phần ưu đãi biểu quyết do tổ chức được Chính phủ ủy quyền nắm giữ và chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết; phát hành trái phiếu; Hộ kinh doanh và một số nội dung cụ thể khác.

Theo PV (TTXVN/Vietnam+)

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load