Thứ hai 27/01/2025 08:51 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Báu vật hơn 200 tuổi bên trong ngôi cổ tự nổi tiếng ở Long An

08:44 | 01/08/2024

Báu vật có tuổi đời hơn 200 năm trong ngôi cổ tự ở Long An là những vật phẩm được chúa Nguyễn ban tặng để ghi nhớ tháng ngày ông nương náu cửa chùa.

Báu vật hơn 200 tuổi bên trong ngôi cổ tự nổi tiếng ở Long An
Chùa Thiên Mụ ở Long An nổi bật với bức tượng Bồ Tát Quán Thế Âm cao sừng sững. Ảnh: Hà Nguyễn

Cổ tự mang ý nghĩa “mẹ trời”

Ẩn hiện trong màu xanh của những tán đại thụ, chùa Thiên Mụ (xã Tân Trạch, huyện Cần Đước, Long An) nổi bật với bức tượng Bồ Tát Quán Thế Âm vươn cao sừng sững. Với chiều cao 40m, đây là tượng Phật Bà cao nhất tỉnh Long An.

Ngôi cổ tự đón nhiều lượt khách thập phương, phật tử đến chiêm bái, thưởng ngoạn mỗi ngày. Ngoài tượng Phật khổng lồ, chùa Thiên Mụ còn hấp dẫn khách thập phương bởi những câu chuyện về chúa Nguyễn Ánh trước khi trở thành vị vua đầu tiên của nhà Nguyễn.

Theo tài liệu lịch sử xã Tân Trạch và tư liệu của chùa, ngôi cổ tự hình thành từ năm 1726. Tuy nhiên, lúc bấy giờ, chùa chỉ là một cái am nhỏ lợp bằng lá.

Sư trụ trì chùa cho biết: “Cái tên Thiên Mụ của chùa có liên quan đến những câu chuyện về chúa Nguyễn Ánh trước khi ông trở thành vua Gia Long. Tên này do chính ông đặt cho chùa”.

Báu vật hơn 200 tuổi bên trong ngôi cổ tự nổi tiếng ở Long An
Với chiều cao 40m, đây là tượng Phật Bà cao nhất tỉnh Long An. Ảnh: Hà Nguyễn

Theo sư trụ trì, trong lần ra Phú Quốc, chúa Nguyễn Ánh cùng binh lính đã ghé vào ngôi thảo am ở làng Tân Trạch (xã Tân Trạch ngày nay) tá túc. Tại đây, ông được trụ trì am tiếp đón thịnh tình. Vị trụ trì còn báo tin cho ông Mai Văn Hiến, người đứng đầu làng Tân Trạch, đến giúp đỡ chúa Nguyễn.

Chúa Nguyễn Ánh lưu lại ngôi thảo am cho đến khi gặp giấc mơ lạ. “Truyền thuyết kể lại rằng, một đêm nọ, trong lúc ngủ say, chúa Nguyễn nằm mộng thấy một bà cụ đầu tóc bạc phơ gọi dậy, nói đi về phía Tây.

Chúa Nguyễn thức giấc, lòng lo lắng nên lập tức truyền lệnh cho quân sĩ rời thảo am, vượt sông Vàm Cỏ Đông. Trước khi đi, ông nói, nếu sau này có thể làm vua sẽ đặt tên thảo am là Thiên Mụ và ban kỷ vật", sư trụ trì chùa kể lại.

"Sau khi ổn định lại lực lượng, chúa Nguyễn nhớ lời hứa năm xưa. Ông xưng vương và sắc tứ cho thảo am tên chùa Thiên Mụ với ý nghĩa là mẹ trời, vì 'thiên' là trời, 'mụ' là mẹ. Từ đó, thảo am trở thành chùa Thiên Mụ. Trải qua nhiều đợt trùng tu, chùa có kiến trúc, khuôn viên như bây giờ”, sư trụ trì cho biết thêm.

Báu vật hơn 200 tuổi bên trong ngôi cổ tự nổi tiếng ở Long An
Ảnh: Hà Nguyễn

Báu vật vô giá

Ths Nguyễn Tấn Quốc, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Long An cho biết, theo truyền thuyết và lời kể của các đời trụ trì chùa, ngoài sắc tứ cho ngôi chùa nhỏ mang tên Thiên Mụ, chúa Nguyễn Ánh còn ban tặng một số vật phẩm.

Các vật phẩm gồm: Hai bức tượng Phật bằng đồng đặt trong hai phổ đà bằng gỗ chạm lọng, một mõ, một trống sấm, hai đôi câu đối viết theo lối quán thủ (hai chữ đầu mỗi cặp câu đối ghép lại thành tên chùa).

Chúa Nguyễn Ánh còn ban bài vị thờ ông Mai Văn Hiến và trụ trì thảo am lúc xưa. Truyền thuyết còn kể rằng, trong thời gian tá túc tại ngôi thảo am, chúa Nguyễn Ánh thường nằm trên bộ ván (tấm phản - PV) của chùa. Sau khi ông rời đi, chùa giữ bộ ván nói trên để làm kỷ niệm và xem như báu vật.

Báu vật hơn 200 tuổi bên trong ngôi cổ tự nổi tiếng ở Long An
Chiếc mõ cổ được chùa bảo quản cẩn thận trong hộp kính. Ảnh: Hà Nguyễn

Theo Ths Nguyễn Tấn Quốc, các hiện vật trên được chúa Nguyễn Ánh ban cho chùa trong giai đoạn ông mới xưng vương, chưa xưng đế, chưa trở thành vị vua đầu tiên của triều Nguyễn.

"Thông tin từ lạc khoản ghi trên những hiện vật chúa Nguyễn Ánh ngự ban cho chùa đề niên hiệu “Cảnh Hưng Ngũ Thập Niên” (1790), tức năm xây thành Gia Định, vì lúc này Nguyễn Ánh mới xưng vương chứ chưa xưng đế, chưa đặt niên hiệu, vẫn giữ niên hiệu Cảnh Hưng của vua Lê Hiển Tông", Ths Tấn Quốc cho biết.

Trải qua hơn 200 năm, một số di vật do chúa Nguyễn tặng cho chùa đã thất lạc, không còn. Ngoài tấm bảng Thiên Mụ tự do chúa Nguyễn sắc tứ bằng gỗ đã hư hại, không còn theo thời gian, tượng Phật bằng đồng đặt trong phổ đà cũng thất lạc, được thay thế bằng tượng khác.

Báu vật hơn 200 tuổi bên trong ngôi cổ tự nổi tiếng ở Long An
Chiếc trống sấm do chúa Nguyễn tặng cho chùa. Ảnh: Hà Nguyễn

Bộ ván tương truyền từng được chúa Nguyễn sử dụng trong thời gian lưu lại chùa cũng hư mục theo thời gian. Hiện, bộ ván này cũng không còn hiện hữu.

Bài vị của ông Mai Văn Hiến và trụ trì ngôi thảo am ngày trước cũng hư mục, được phục chế vào năm 2001. Trong đó bài vị của ông Mai Văn Hiến được người dân đưa vào thờ trong đình Trạch An ở ngay cạnh chùa.

Hiện nay, chùa còn lưu giữ chiếc mõ, trống sấm gần như nguyên vẹn. Chiếc mõ cổ bằng gỗ ngả màu nâu đen, trạm trổ hoa văn tinh xảo được chùa bảo quản trong hộp 4 mặt bằng kính. Hộp kính được đặt trang nghiêm trên án thờ sau chính điện.

Báu vật hơn 200 tuổi bên trong ngôi cổ tự nổi tiếng ở Long An
Một góc đình Trạch An, nơi thờ bài vị ông Mai Văn Hiến. Ảnh: Hà Nguyễn

Dù được bảo quản kỹ lưỡng, nhưng chiếc mõ vẫn xuất hiện những dấu tích hư mục sau hơn 200 năm tồn tại. Trong khi đó, chiếc trống sấm được chùa bài trí bên hông chánh điện, đặt trên giá đỡ bằng gỗ quý, trạm trổ họa tiết rồng đẹp mắt, tinh xảo.

Sư trụ trì cho biết: “Trước đây, trống dài lắm. Bây giờ, trống ngắn lại nhiều vì phải cắt bỏ phần hư, mục ở tang trống sau những lần thay da.

Hiện, chùa không dùng trống này nữa mà chỉ để trưng bày như một kỷ vật, bảo vật. Chúng tôi luôn cố gắng gìn giữ những kỷ vật do chúa Nguyễn ban".

Theo Hà Nguyễn/Vietnamnet.vn

Cùng chuyên mục
  • Ngọc Chiến vào xuân

    (Xây dựng) - Thời khắc đất trời bắt đầu vòng quay mới, sắc xuân rực rỡ, vui tươi rộn rã khắp bản làng, hơi ấm rạo rực, len lỏi từng căn bếp nhỏ, sưởi ấm lòng người, cũng là lúc bản vùng cao đón Tết.

  • Mai Châu – Vòng xòe rộng mãi

    (Xây dựng) - Đây không phải là lần đầu chúng tôi đến Hòa Bình, nhưng là lần đầu đến huyện Mai Châu. Xe băng qua dốc Cun, đèo Thung Nhuối quanh co, hiểm trở, chúng tôi được ngắm nhìn phong cảnh hùng vĩ núi đồi Mai Châu với thung lũng ngút ngàn xanh của đồng ruộng, xa xa thấp thoáng những nếp nhà nằm nép mình bên dãy núi phủ kín chân mây.

  • Dự thảo Nghị định về quản lý và bảo vệ di sản văn hóa dưới nước

    (Xây dựng) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Nghị định quy định về quản lý và bảo vệ di sản văn hóa dưới nước.

  • Nhiều hoạt động đặc sắc tại Di sản Thành nhà Hồ

    (Xây dựng) - Ngoài miễn vé tham quan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Trung tâm bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc chào đón năm mới.

  • Hà Nội ngửa mặt mà thương

    (Xây dựng) - Rất nhiều người một đời xa Hà Nội chỉ muốn trở về, đi ngang qua các con phố để tìm cho mình những điều giản dị. Những ô cửa xanh, ban công rêu phong nhuốm màu xưa cũ, như một nét hoài niệm về một Hà Nội không còn trẻ, mà ngắm mãi không chán. Khi tầng một tràn ngập ánh sáng neon, tiếng còi xe, và nhịp sống hối hả, thì tầng hai lại mang vẻ thanh bình, trầm mặc với những ban công uốn lượn, khung cửa chớp xanh cổ kính, và những chậu cây xanh buông mềm mướt mát. Tầng hai của những ngôi nhà phố cổ Hà Nội là một thế giới riêng, tách biệt khỏi ồn ào và xô bồ bên dưới.

  • Đề xuất quy định về quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích

    (Xây dựng) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Nghị định quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hồ sơ lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch khảo cổ; quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; dự án đầu tư, xây dựng công trình, sửa chữa, cải tạo, xây dựng nhà ở riêng lẻ nằm trong, nằm ngoài khu vực bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp công trình kiến trúc hạ tầng kỹ thuật và trưng bày bảo tàng công lập.

Xem thêm
  • Lạng Sơn gìn giữ văn hóa truyền thống

    (Xây dựng) - Thời gian qua, các cấp, ngành của tỉnh Lạng Sơn đẩy mạnh khai thác giá trị các lễ hội gắn với phát triển du lịch. Toàn tỉnh có hơn 280 lễ hội truyền thống diễn ra hằng năm; trải qua các thế hệ, nhiều nét đẹp, giá trị văn hóa được gìn giữ, bảo tồn, phát huy, góp phần vào sự phát triển bền vững của tỉnh.

    21:18 | 25/01/2025
  • Hải Phòng: Khánh thành Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ quận An Dương

    (Xây dựng) - Ngày 24/1, quận An Dương (Hải Phòng) tổ chức khánh thành Dự án xây dựng, nâng cấp Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ, đây là công trình kiến trúc văn hóa biểu trưng nhân dịp Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và chào đón Xuân Ất Tỵ - 2025.

    14:19 | 25/01/2025
  • Nam Định được Chính phủ đồng ý chủ trương đề cử Vườn Quốc gia Xuân Thủy là Vườn Di sản ASEAN

    (Xây dựng) - Vừa qua, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 590/VPCP-NN về việc đề cử Vườn Quốc gia Xuân Thủy là Vườn Di sản ASEAN.

    13:53 | 25/01/2025
  • Việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản phải được lập thành Đề án

    (Xây dựng) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Nghị định quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục quốc gia về di sản văn hóa phi vật thể và các Danh sách của UNESCO.

    13:33 | 25/01/2025
  • Chuyện rác ngày Xuân

    (Xây dựng) - Ở phố xá nhưng nhà ông Thìn vẫn giữ nếp quê. Đón Xuân vẫn luộc nồi bánh chưng, nén hũ dưa hành, sắm sanh đủ hương vị bữa cơm ngày Tết cổ truyền nên bận rộn. Tay thu dọn 3 cụ đầu rau bằng gạch thay kiềng, quét dọn củi lửa ở cái bếp dựng tạm cuối sân nhìn ông Thìn như người vừa đi đánh vật; mồ hôi tứa ra nhìn rõ vết ẩm trên vai chiếc áo pho tá cũ từ thời binh nghiệp.

    09:26 | 25/01/2025
  • Hà Nội: Khai mạc Phố sách Xuân Ất Tỵ 2025

    (Xây dựng) - Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025) và đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngày 24/1, Phố sách Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng” đã khai mạc tại Phố sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, quận Hoàn Kiếm).

    08:31 | 25/01/2025
  • Dự thảo quy định định mức kinh tế - kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích

    (Xây dựng) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.

    08:08 | 25/01/2025
  • Về Lục Yên, say câu Khắp Cọi

    (Xây dựng) - Được hình thành và lưu giữ trong nếp nhà sàn, những bản làng của người Tày từ nghìn năm nay, “Khắp Cọi” ngân lên thanh âm da diết, đằm thắm. Nam thanh nữ tú cứ vào mùa Xuân hay cưới xin, lễ hội lại dùng Khắp Cọi để ngỏ ý, đối đáp, hẹn hò: “Cất tiếng em hỏi anh/ Cất lời em hỏi đến/ Thương em, anh trả lời/ Gốc khắp ở đâu ra?/ Gốc cọi ở đâu về?/ Hàng năm để làng quê mở hội/ Đôi ta được nhộn nhịp vui xuân/ Mong anh kể một lần, em biết”.

    13:09 | 24/01/2025
  • Quảng Ngãi triển lãm Mỹ thuật và Nhiếp ảnh mừng Đảng, mừng Xuân

    (Xây dựng) – Các tác phẩm phản ánh nhiều đề tài khác nhau về đời sống xã hội, hoạt động sản xuất, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng các dân tộc trong tỉnh Quảng Ngãi.

    08:51 | 24/01/2025
  • Tu bổ di tích ưu tiên sử dụng phương pháp thi công truyền thống

    (Xây dựng) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Thông tư quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.

    08:32 | 24/01/2025
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load