Thứ sáu 26/04/2024 08:00 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Bất động sản hay hàng không phục hồi nhiều nhất sau dịch COVID-19?

14:16 | 17/10/2021

Cùng với bất động sản và bất động sản công nghiệp, các ngành như dệt may, thủy sản, hàng không được nhìn nhận sẽ hưởng lợi trực tiếp khi hoạt động sản xuất hồi phục.

bat dong san hay hang khong phuc hoi nhieu nhat sau dich covid 19
Bất động sản và hàng loạt nhóm ngành được dự báo sẽ hồi phục mạnh sau dịch COVID-19. Ảnh: B.C

Báo cáo đánh giá về tiềm năng hồi phục sau giãn cách vừa được Chứng khoán ngân hàng BIDV (BSC) công bố cho thấy, việc Chính phủ nới lỏng dần các biện pháp giãn cách từ tháng 10.2021 và hoạt động sản xuất kinh doanh được khôi phục sẽ là yếu tố thúc đẩy hàng loạt ngành hàng được hưởng lợi trực tiếp.

Đánh giá về cơ hội đầu tư khi hoạt động sản xuất kinh doanh bắt đầu hồi phục sau COVID-19, BSC liệt kê bất động sản là lĩnh vực đầu tiên ghi nhận dự báo khả quan nhờ điểm rơi lợi nhuận trong quý 3-4/2021, môi trường lãi suất thấp và các gói tài chính linh hoạt sẽ là đòn bẩy hỗ trợ cho việc phục hồi của ngành cũng như việc các doanh nghiệp vẫn đẩy mạnh triển khai bán hàng thông qua nhiều hình thức trực tuyến và trực tiếp.

Thực tế trong các tháng qua, thị trường bất động sản vẫn ghi nhận mức phục hồi tích cực so với mức nền thấp cùng kỳ và thị trường bất động sản các tỉnh/thành phố lân cận ngoại thành vẫn duy trì sức hút tốt.

Cũng theo BSC, bất động sản công nghiệp sẽ là lĩnh vực được dự báo khả quan trong các tháng tới do nguồn cung hạn chế và nhu cầu tăng cao là yếu tố giúp giá cho thuê khu công nghiệp duy trì ở mức cao thời gian qua. Trong khi đó dịch bệnh vẫn là rào cản lớn nhất dẫn đến sự đình trệ trong tiến độ giao dịch trong nửa sau 2021 của khu công nghiệp trong bối cảnh nhu cầu vẫn duy trì ở mức cao.

Tương tự, hàng loạt nhóm ngành khác như dệt may, thủy sản, thép và hàng không của được dự báo có tăng trưởng mạnh trong các tháng tới.

Trong đó ngành dệt may tiếp tục duy trì kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng mạnh với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam 9 tháng năm 2021 đạt 29 tỉ USD, tăng 13,2% so với cùng kỳ 2020. Các doanh nghiệp dệt may ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan là nhờ mức nền thấp của năm 2020 và giá trị đơn hàng truyền thống khả quan từ đầu năm.

Ngành thép cũng được dự báo tăng trưởng khả quan trong các tháng cuối năm nhờ nhu cầu hồi phục tốt. BSC cho rằng áp lực giảm đối với giá bán các sản phẩm thép đầu ra thấp do nhu cầu hồi phục tốt và diễn biến giá nguyên liệu bù trừ lẫn nhau.

Dù chỉ được dự báo ở mức "trung lập" thay vì "khả quan" như bất động sản, hàng không cũng được dự báo sẽ có mức tăng trưởng mạnh trong năm nay.

Trong đó, sản lượng hành khách thông qua các cảng hàng không Việt Nam được dự báo có thể hồi phục mạnh trong các tháng cuối năm, đạt mức tăng trưởng 32% so với cùng kỳ với kỳ vọng vận chuyển quốc tế được mở lại từ cuối quý 3/2021 khi tỉ lệ miễn dịch cộng đồng toàn thế giới ở mức cao.

Bên cạnh vận chuyển hành khách, sản lượng hàng hóa qua hàng không trong năm 2021 cũng được kỳ vọng sẽ đạt 1,47 triệu tấn và đạt mức tăng 13% so với cùng kỳ năm trước nhờ kinh tế toàn cầu phục hồi thúc đẩy hoạt động giao thương quốc tế.

Theo Lam Duy/Laodong.vn

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load