Chủ nhật 03/11/2024 04:20 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Vật liệu /

Phát triển công trình xanh từ nền tảng vật liệu xanh

Bài 3: Vẫn cần thêm các giải pháp đồng bộ

19:04 | 20/09/2024

(Xây dựng) – Mặc dù thị trường vật liệu xanh đã có sự phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua, nhưng thực tế vẫn còn tồn tại không ít rào cản, thách thức, đòi hỏi phải thực hiện những giải pháp đồng bộ từ Chính phủ, Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và các chủ thể liên quan.

Bài 3: Vẫn cần thêm các giải pháp đồng bộ
Nhiều công trình xanh tại Việt Nam đang được sử dụng đa dạng các loại vật liệu xanh.

Khó khăn vẫn còn nhiều

Đánh giá về những khó khăn của thị trường vật liệu xanh (VLX) hiện nay, PGS.TS Lê Trung Thành, Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết, tại Việt Nam đang có hiện tượng một số doanh nghiệp phân vân về việc đầu tư.

Nguyên nhân chủ yếu đến từ lo ngại về thị trường tiêu thụ, e ngại có thể chi phí tăng cao, nguồn nguyên liệu đầu vào chưa ổn định, trong khi đó nguồn nhân lực kỹ thuật về đổi mới sáng tạo, nắm bắt và chuyển giao công nghệ sản xuất VLX cũng như ứng dụng VLX vào công trình xây dựng vẫn còn hạn chế.

PGS.TS Lê Trung Thành nhận định, yếu tố kinh tế, lợi nhuận không phải là nguyên nhân chính khiến các doanh nghiệp lo ngại đầu tư phát triển VLX. “Theo kinh nghiệm của quốc tế, việc sản xuất và ứng dụng VLX vào công trình nếu được nghiên cứu, lập dự án chủ động từ đầu thì không làm tăng chi phí. Thậm chí, các đơn vị sản xuất còn giảm được chi phí, thu về hiệu quả kinh tế do tận dụng các nguồn phế thải, tái chế làm nguyên liệu đầu vào sản xuất, đồng thời giúp công trình giảm chi phí năng lượng, giảm phát thải, nâng cao sức khoẻ người sử dụng”.

Thời gian gần đây, thị trường bất động sản và nhu cầu tiêu dùng quốc tế lẫn trong nước đều bị chậm lại. Các chủ đầu tư dự án VLX, công trình xanh còn khó khăn về tiếp cận và đảm bảo nguồn vốn đầu tư tăng thêm cho dự án, công trình để đáp ứng tiêu chí, tiêu chuẩn xanh.

Ngoài ra, PGS.TS Lê Trung Thành còn lưu ý khó khăn khi áp dụng VLX vào công trình, chủ yếu do thiếu hụt nguồn nhân lực có trình độ trong sản xuất cũng như thi công các VLX, đặc biệt nguồn nhân lực về tư vấn sử dụng VLX, tư vấn lập dự án, thiết kế, thi công xây dựng, quản lý vận hành công trình xanh còn khá hạn chế.

Cùng chung quan điểm, ông Giáp Văn Thanh, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Cách âm cách nhiệt Phương Nam nhận định, rào cản về năng lực của đội ngũ thiết kế thi công, nhà thầu và chủ đầu tư là một trong những nguyên nhân chính khiến công trình từ VLX chưa được đầu tư đúng mức.

Trong khi đó, Công ty CP Đầu tư xây dựng Xuân Mai đang phải đối mặt với một rào cản lớn khi sản phẩm tấm tường Acotec vẫn chưa có định mức Nhà nước. Bởi vậy, mặc dù đã được ứng dụng vào rất nhiều công trình (chủ yếu là các dự án sử dụng vốn ngoài Nhà nước), nhưng tấm tường Acotec vẫn chưa thể sử dụng rộng rãi trong các dự án, công trình sử dụng vốn đầu tư công.

Bài 3: Vẫn cần thêm các giải pháp đồng bộ
Thị trường phát triển vật liệu xanh tại Việt Nam vẫn còn nhiều rào cản, thách thức.

Để giải quyết vấn đề này, Công ty CP Đầu tư xây dựng Xuân Mai đang phối hợp với Viện Kinh tế Xây dựng (Bộ Xây dựng) tiến hành đo đạc, thu thập dữ liệu để hoàn thiện định mức cho sản phẩm tấm tường Acotec.

Ngoài ra, theo ông Nguyễn Đức Hiệp, Trưởng Phòng Kỹ thuật của Công ty CP Đầu tư xây dựng Xuân Mai, tuy chính sách của Chính phủ rất đầy đủ, kịp thời, nhưng các chủ đầu tư và đơn vị tư vấn vẫn chưa áp dụng triệt để, sản phẩm vật liệu xây không nung (VLXKN) chỉ được sử dụng cho một phần nhỏ trong khối lượng xây của công trình.

Sự phối hợp giữa cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp phát triển VLXKN còn chưa chặt chẽ. Các sản phẩm mới chưa được người dân, chủ đầu tư tin dùng. Các quy trình kỹ thuật thi công mới chỉ dừng lại ở mức doanh nghiệp, chưa có các hướng dẫn chính thống từ cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực VLXKN.

Trong khi đó, Sở Xây dựng Hà Nội nêu ra thực trạng các loại VLXKN được sử dụng trong các dự án, công trình xây dựng chủ yếu là GKN loại nặng (gạch xi măng cốt liệu đá mạt). Các loại VLXKN nhẹ khác chưa được sử dụng phổ biến trong một số công trình dân dụng.

Không những thế, VLXKN còn có một số nhược điểm như độ hút nước, trọng lượng lớn... Việc này đòi hỏi các doanh nghiệp phải đồng hành, phối hợp chặt chẽ cùng cơ quan quản lý Nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho vật liệu xây không nung phát triển trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong thời gian tới.

Nâng cao chất lượng nhân lực, hoàn thiện hệ thống định mức

Phát triển VLX, vật liệu bền vững, thân thiện với môi trường là một trong những chiến lược quan trọng để thúc đẩy phát triển CTX tại Việt Nam. Chính vì vậy, rất cần, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và các chủ thể liên quan sẽ cần phối hợp thực hiện đồng bộ các giải pháp từ Trung ương tới địa phương.

Về phía doanh nghiệp, ông Nguyễn Đức Hiệp, Trưởng Phòng Kỹ thuật của Công ty CP Đầu tư xây dựng Xuân Mai kiến nghị Chính phủ, Bộ Xây dựng và các Sở Xây dựng phải có chế tài mạnh tay hơn, từ giai đoạn thiết kế, cấp phép, nghiệm thu các công trình xây dựng về việc phải áp dụng VLXKN vào trong các công trình xây dựng.

Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Chính phủ và Bộ Xây dựng về việc thay thế gạch nung truyền thống bằng VLXKN; Tổ chức các Hội nghị, Hội thảo, tập huấn đến các doanh nghiệp xây lắp, tư vấn thiết kế, các chủ đầu tư về lợi ích của việc sử dụng VLXKN trong các công trình xây dựng…

Trong khi đó, ông Đào Nguyên Khánh, Trưởng Bộ phận Phát triển bền vững và Truyền thông của Công ty INSEE Việt Nam kiến nghị, các yêu cầu của dự án cơ sở hạ tầng nên tạo điều kiện cho các loại xi măng có hệ số clinker thấp được sử dụng.

Bài 3: Vẫn cần thêm các giải pháp đồng bộ
Cần có sự vào cuộc của các bên để vật liệu xanh được sản xuất, ứng dụng, sử dụng hiệu quả.

Các dự án của Chính phủ không nên chỉ giới hạn ưu tiên sử dụng xi măng OPC (xi măng Portland thường) khi mà xi măng hỗn hợp PCB (xi măng Pooclang được nghiền từ hỗn hợp clinker, thạch cao và chất phụ gia) tốt hơn cho môi trường, thường có đặc tính bền sunfat tốt hơn và có khả năng tương đương (hoặc thậm chí vượt trội) so với xi măng OPC trong hầu hết các ứng dụng.

Công ty INSEE Việt Nam cũng kiến nghị các cơ quan chức năng xem xét hỗ trợ tạo lập thị trường cho hoạt động đồng xử lý trong lò nung xi măng. Nếu hoạt động đồng xử lý được công nhận là một trong những giải pháp đáp ứng cho EPR (trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất) đối với các loại nhựa có giá trị thấp, điều này sẽ góp phần tạo ra một thị trường chất thải khả thi để các lò nung xi măng tham gia và cho phép một lượng lớn chất thải được đồng xử lý một cách có trách nhiệm.

Còn theo ông Đặng Minh Phương, Giám đốc điều hành miền Bắc của Công ty Saint-Gobain Việt Nam, Bộ Xây dựng cần có sự phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc xây dựng các tiêu chuẩn chung về vật liệu đầu vào cho các CTX để các doanh nghiệp, cơ quan tiếp cận dễ dàng hơn.

Đồng tình với kiến nghị nêu trên, ông Phạm Huy Cường, Giám đốc khu vực miền Bắc của Công ty Sika Việt Nam cho rằng, các cơ quan quản lý Nhà nước cần sớm đưa ra quy chuẩn rõ ràng, sát hơn, cụ thể hơn, từ đó giúp chủ đầu tư có đầu bài rõ ràng để thực hiện công trình, các nhà thầu, nhà cung cấp vật liệu có căn cứ xác thực nhất để triển khai.

Cùng chung suy nghĩ, TS. Trần Bá Việt, Phó Chủ tịch Hội Bê tông Việt Nam nhận định, Chính phủ và Bộ Xây dựng cần sớm ban hành các quy định pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức về VLX, CTX, kiến trúc và quy hoạch xanh, có tính bắt buộc với các chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, nhà cung cấp, sản xuất và các bên liên quan.

Riêng đối với VLXKN, chính sách ưu đãi trong đầu tư sản xuất loại vật liệu này đã được ban hành nhưng tại nhiều địa phương vẫn chưa được thực hiện đầy đủ. Các doanh nghiệp đầu tư chưa được hưởng ưu đãi như chính sách đã ban hành (miễn giảm các loại thuế đối với nhà đầu tư sản xuất vật liệu nhẹ).

Do đó, Chính phủ, Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành liên quan cần đẩy mạnh công tác chỉ đạo điều hành, ban hành cụ thể quy định về các chế độ ưu đãi, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển về đầu tư sản xuất để ngày càng nâng cao sản lượng và chất lượng VLXKN trên thị trường.

Bài 3: Vẫn cần thêm các giải pháp đồng bộ
Để phát triển VLX, cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực từ khâu sản xuất VLX cho đến các khâu tư vấn lập dự án, thiết kế, thi công, nghiệm thu công trình sử dựng VLX.

Về phía cơ quan quản lý Nhà nước, PGS.TS Lê Trung Thành, Vụ trưởng Vụ Vật liệu Xây dựng (Bộ Xây dựng) nhận định, giải pháp chủ yếu hiện nay là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực từ khâu sản xuất VLX cho đến các khâu tư vấn lập dự án, thiết kế, thi công, nghiệm thu công trình sử dựng VLX.

Bên cạnh đó, Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương cũng phải hoàn thiện hơn nữa hệ thống tiêu chuẩn, định mức về sản xuất, sử dụng VLX trong công trình xây dựng, đồng thời tăng cường ưu đãi về thuế đối với các hoạt động tái chế nguyên liệu đầu vào sản xuất cũng như hoạt động kinh doanh, sử dụng các sản phẩm VLXD xanh đưa vào các công trình xây dựng.

Ngoài ra, các chủ thể có liên quan phải đẩy mạnh việc kiểm soát chất lượng các sản phẩm VLX chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; Tăng cường hợp tác quốc tế, nhìn ra các nước phát triển, học tập kinh nghiệm về sản xuất, sử dụng VLX. Nếu có thể thực hiện đồng bộ những giải pháp nêu trên, thị trường VLX tại Việt Nam hoàn toàn phát triển mạnh mẽ hơn nữa để đóng góp nhiều hơn cho bức tranh CTX ở nước ta trong thời gian tới.

Bài dự thi viết về Công trình xanh Việt Nam năm 2024 do Báo Xây dựng phát động. Ban tổ chức cuộc thi không trả nhuận bút các bài dự thi. Tác giả chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực và bản quyền bài viết.

Yến Mai – Dịch Phong

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Quảng Ninh: Quản lý chặt khoáng sản làm vật liệu xây dựng

    (Xây dựng) – Quảng Ninh là địa phương có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú làm vật liệu xây dựng với các mỏ đá vôi, đất sét, cao lanh có trữ lượng tương đối lớn, phân bố rộng khắp các địa phương trong tỉnh. Từ nhiều năm qua, tỉnh luôn chú trọng công tác quản lý nhằm đảm bảo cho khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn tài nguyên này.

    08:37 | 31/10/2024
  • Quảng Nam: Tăng cường quản lý trong lĩnh vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản

    (Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Nam Hưng đã có Công văn 8334 gửi các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp, Công an tỉnh, Cục Thuế tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

    18:41 | 29/10/2024
  • Tăng cường sử dụng nguyên liệu thay thế và tận dụng nhiệt thừa để giảm phát thải khí nhà kính

    (Xây dựng) – Đó là kinh nghiệm của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) về giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất xi măng.

    23:02 | 28/10/2024
  • Thanh Hóa: Chưa công nhận kết quả trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản

    (Xây dựng) – Mới đây, UBND tỉnh ban hành Văn bản số 15755/UBND-KTTC về việc chưa công nhận kết quả trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất làm vật liệu san lấp tại xã Yên Lạc, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa.

    19:23 | 28/10/2024
  • Vật liệu xanh từ tre và gỗ biến tính: Giải pháp bền vững chống biến đổi khí hậu

    (Xây dựng) – Hiện nay, sau thời gian dài sử dụng vật liệu hóa thạch, xuất hiện một xu hướng là con người muốn quay về sử dụng vật liệu tự nhiên bản địa. Chính vì thế, trong những năm gần đây, gỗ, tre biến tính - vật liệu tương tự gỗ tự nhiên đã trở nên rất phổ biến như một vật liệu kiến trúc cao cấp với độ bền, tính bền vững và tính thẩm mỹ cao; được các kiến trúc sư và nhà thiết kế trên khắp thế giới ưa chuộng.

    15:39 | 28/10/2024
  • Không tăng giá sản phẩm, doanh nghiệp ximăng khó duy trì hoạt động

    Hơn chục ngày sau khi Tập đoàn EVNquyết định tăng giá điện, hàng loạt doanh nghiệp ximăng đã cân đối và công bố áp dụng bảng giá bán mới với mức tăng phổ biến 50.000 đồng/tấn sản phẩm.

    14:24 | 28/10/2024
  • Cát biển phù hợp thay thế cát sông khi làm đường

    Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng nhìn nhận, việc khai thác cát biển thay cho cát sông sẽ giúp giảm đáng kể áp lực sử dụng cát sông. Về trữ lượng, tính riêng Sóc Trăng, nếu tính đầy đủ thì có khoảng 14 tỷ m3 cát biển, chỉ riêng 1 vùng Sóc Trăng đang cấp phép đã có 145 triệu m3.

    20:14 | 27/10/2024
  • Bài 2: Bán vật liệu xây dựng không xuất hóa đơn là vi phạm pháp luật

    (Xây dựng) - Chế tài xử phạt đối với hành vi khai thác khoáng sản “chui”, khai thác vượt công suất, khai thác ngoài mốc giới, trốn thuế tài nguyên thu lợi bất chính, bất hợp pháp nguồn tài nguyên khoáng sản đang là vấn đề mà các cơ quan quản lý Nhà nước lúng túng trong quá trình thực thi nhiệm vụ.

    13:51 | 27/10/2024
  • Cân đối nguồn vật liệu thi công các công trình giao thông phía nam

    Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang triển khai nhiều dự án đường bộ cao tốc, cần khối lượng lớn cát, đất đắp để gia cố nền đường. Trước tình trạng nguồn cát sông ở các địa phương phía nam không đủ cung ứng, Bộ Giao thông vận tải đã triển khai thí điểm sử dụng cát biển và tính toán đến việc tìm nguồn cát nhập khẩu từ Campuchia.

    09:32 | 27/10/2024
  • Ngành Xi măng Việt Nam hướng tới phát triển bền vững

    (Xây dựng) – Đó là nội dung chính được đề cập tại Hội thảo “Hướng đi xanh cho doanh nghiệp xi măng phát triển bền vững và giảm dấu chân carbon” do Tạp chí Xây dựng chủ trì, phối hợp với các đơn vị đối tác tổ chức ngày 25/10 tại Hà Nội theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

    07:28 | 26/10/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load