Chủ nhật 08/09/2024 13:41 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Quảng Ninh: Thương cảng ngàn năm phát tích

Bài 1: Vân Đồn - Hải cảng quốc tế đầu tiên ở Việt Nam

10:41 | 09/09/2022

(Xây dựng) - Quảng Ninh có trên 600 di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh. Trong số đó, duy nhất có một di tích thuộc công trình kinh tế giao thương cảng biển là Thương cảng Vân Đồn với trầm tích ngàn năm, cần được tôn vinh.

bai 1 van don hai cang quoc te dau tien o viet nam
Lễ hội Quan Lạn, hội làng thường niên của người dân xã đảo Quan Lạn.

Theo chính sử, từ thế kỷ VIII, vùng biển Vân Đồn của Nhà nước phong kiến Đại Việt đã có thuyền buôn của thương gia Trung Quốc và nhiều nước Đông Nam Á cổ đại như: Trảo Oa, Lộ Lạc, Xiêm La, Tam Phật Tề... qua lại buôn bán. Sách “Tục tư trị thông giám trường biên” của Lý Đào chép: Năm 1012, nhà Lý đã thương thảo với Tống Triều cho mở tuyến buôn bán bằng đường biển đến Ung Châu. Nhưng nhà Tống khước từ và chỉ đồng ý cho thương nhân Đại Việt trao đổi hàng hóa đến Quảng Châu và một số chợ ở khu vực đường biên.

Năm 1149, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hải của các nước láng giềng đến Hải Đông xin buông neo, tiếp nhận hậu cần viễn dương, cư trú buôn bán, nhà Lý đã cho lập trang ở quần đảo vùng biển Đông Bắc này. Trang, một cấp hành chính ở quần đảo vùng biển Đông Bắc gọi là Vân Đồn, bởi trước đó đã có một đồn canh - vọng gác cửa biển ở dưới chân một đỉnh núi cao thường vân vũ, dân địa phương gọi là Đồn Vân, chữ Hán Nôm đọc từ phải sang trái là Vân Đồn, Vân Đồn thành khẩu ngữ và địa danh từ đó đến nay.

Vân Đồn trên bến dưới thuyền trao đổi hàng hóa trong nước và quốc tế và trở thành chợ phiên sầm uất trên vùng biển đảo, một hải cảng hưng thịnh kéo dài 3 vương triều của Nhà nước phong kiến Đại Việt từ Lý, Trần, Lê. Vân Đồn là thương cảng đầu tiên của Việt Nam ngày nay, đánh dấu sự du nhập của quốc gia Đại Việt vào hệ thống hải thương khu vực và quốc tế qua Biển Đông. Đồng thời, việc nhà Lý lập trang Vân Đồn và biến khu vực Đông Bắc thành cửa ngõ thông thương của Đại Việt là một chuyển động hội nhập một cách chủ động vào hệ thống thương mại quốc tế và khu vực, đặc biệt là sau những chính sách cải cách ngoại thương tích cực của nhà Tống ở cuối thế kỷ X.

bai 1 van don hai cang quoc te dau tien o viet nam
Khu vực Cống Đông, xã đảo Thắng Lợi còn phế tích chùa Lấm, tục truyền chùa 100 gian lớn nhất và Bảo Tháp 14 tầng cao nhất vùng Đông Bắc thời cổ đại.

Thương cảng Vân Đồn gồm nhiều bến thuyền lớn nhỏ, phạm vi 200km2 trong quần đảo Vân Hải vùng vịnh Bái Tử Long và một số xã ven biển thuộc các địa phương: Quảng Yên, Cẩm Phả, Hạ Long... mà trước đây cùng thuộc tri huyện Hoành Bồ, phủ Hải Đông, như bến Đồng, bến Gạo Rang ở vịnh Cửa Lục, nhưng tập trung nhất hệ thống cảng nằm tại các đảo: Thắng Lợi, Ngọc Vừng, Quan Lạn - Minh Châu (Vân Đồn).

Đầu thời Trần, hoạt động buôn bán ở Thương cảng Vân Đồn vẫn phát triển mạnh và mở rộng quan hệ với nhiều nước như: Nhật Bản, Mông Cổ, Chà Bồ, Philippines và các nước châu Âu. Ngoài việc buôn bán, các vua Trần còn cho xây dựng nhiều chùa tháp với quy mô lớn như: Chùa Lấm, chùa Trong, chùa Cát, chùa Vụng Cây Quéo, chùa Vụng Chuồng Bò, Bảo Tháp ở khu vực Cống Đông (xã Thắng Lợi) để đáp ứng nhu cầu tôn giáo cho cư dân trong nước và thương thuyền quốc tế tâm linh “thuận buồm mát mái, buôn bán hanh thông”.

Lịch sử thăng trầm, khi cuộc chiến tranh xâm lược của quân Nguyên Mông thế kỷ XIII, các vua Trần đã đưa ra những chính sách hạn chế ngoại thương có ảnh hưởng đến hoạt động buôn bán tại Vân Đồn. Thời Lê, sau khi giành được độc lập đã thi hành nhiều chính sách khắt khe đối với ngoại thương, đặc biệt kiểm soát chặt chẽ các hoạt động buôn bán. Tuy hoạt động thương mại ở Vân Đồn sút kém hơn thời Lý, Trần nhưng vẫn chiếm vị trí quan trọng ở Việt Nam.

Từ cuối thời Trần và đầu thời Lê, vai trò của Thương cảng Vân Đồn và vùng cảng biển Đông Bắc trong hệ thống hải thương khu vực và quốc tế được biết đến nhiều qua chức năng trung chuyển và xuất khẩu gốm sứ. Bên cạnh chức năng trung chuyển gốm sứ của Trung Quốc ra thị trường khu vực, Vân Đồn còn được biết đến như cửa ngõ đưa gốm sứ Đại Việt (men nâu thời Trần và men lam thời Lê sơ) ra thị trường quốc tế.

bai 1 van don hai cang quoc te dau tien o viet nam
Một cuộc khảo sát di tích Thương cảng Vân Đồn tại Quan Lạn do các nhà khảo cổ quốc tế thực hiện, tháng 5/2018.

Từ cuối thế kỷ XV và sang thế kỷ XVI, chính sử không ghi chép nhiều về hoạt động thương mại, đặc biệt là các chính sách ngoại thương. Tuy nhiên, kết quả từ những đợt khảo sát điền dã, khai quật khảo cổ học và nghiên cứu về đồ gốm, có thể thấy Thương cảng Vân Đồn và vùng duyên hải Đông Bắc nằm trong mạng lưới hải thương khu vực. Đây là giai đoạn gốm sứ thương mại Việt Nam được xuất khẩu ra thị trường thế giới rất mạnh. Mặc dù triều đình phong kiến không có những chính sách phát triển ngoại thương, nhưng ở khu vực biển đảo Vân Đồn, sự tồn tại của các hoạt động thương mại phi quan phương là hiển hiện không ngụy tạo.

Từ năm 1460, triều đình Lê sơ bó hẹp chính sách biên mậu đã hạn chế đến sự phát triển của Thương cảng Vân Đồn và toàn khu vực hải cảng Đông Bắc, nhưng thương nhân Đại Việt và thương nhân nước ngoài vẫn duy trì hoạt động trao đổi buôn bán dạng tiểu ngạch ở hải cảng này.

Thế kỷ XVI, thủ công nghiệp, kinh tế hàng hóa phát triển, thương nghiệp trong nước khởi sắc. Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau, hoạt động buôn bán tại các khu vực duyên hải Nam Trung Quốc và Đông Bắc Việt Nam đã bị tác động đáng kể. Đồng thời, nhiều tuyến hải thương mới xuất hiện đã tác động không nhỏ đến vị trí của các hải cảng ven biển nước ta.

Đặc biệt, với sự xuất hiện của hàng loạt thương cảng ở khu vực Đàng Ngoài từ thế kỷ XVI-XVII đã có những ảnh hưởng tới Vân Đồn. Sau khi nhà Mạc lên ngôi, với sự hình thành của Dương Kinh với vai trò kinh đô thứ hai, đồng thời là cửa ngõ thông thương với bên ngoài đã phần nào ảnh hưởng tiêu cực tới thương mại của Vân Đồn và khu vực biển Đông Bắc.

Mặc dù có chuyển dịch cửa ngõ buôn bán xuống khu vực phía Nam từ thế kỷ XVI - XVIII, nhưng Thương cảng Vân Đồn không phải đã biến mất hoàn toàn. Với vị trí tiếp giáp với khu vực thương mại sôi động ở Đông Nam Trung Quốc, Vân Đồn và khu vực duyên hải Đông Bắc, dù không còn là cửa ngõ thương mại chính của Đại Việt như ở giai đoạn Lý, Trần vẫn có vai trò thương mại đáng kể.

Hiện nay có thể thấy, quy mô lớn của thương cảng Vân Đồn khá sầm uất qua việc phát hiện nhiều bến bãi với đồ gốm và đồng tiền cổ thuộc nhiều triều đại. Các di tích phân bố trên suốt một dải đảo từ Cống Đông, Cống Hẹp, Cống Yên, Ngọc Vừng đến Minh Châu, Quan Lạn... Cùng với đó là việc còn tồn tại một khẩu giếng có tên gọi nôm na là Giếng Hiệu, hay còn gọi là Giếng Nàng tiên nằm sát bên bờ vụng, quanh năm đầy nước. Đó là một trong những yếu tố góp phần khẳng định thêm rằng Cái Làng là một bến thuyền buôn cổ của bến thuyền cổ của cảng Vân Đồn.

Với các giá trị về lịch sử, văn hóa di tích Thương cảng Vân Đồn, gồm các di tích Cống Đông - Cống Tây (xã Thắng Lợi) và bến Cái Làng (xã Quan Lạn) đã được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cấp bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia tại Quyết định số 575-QĐ ngày 14/7/1990 và Quyết định số 59/2003/QĐ-BVHTT ngày 29/10/2003.

bai 1 van don hai cang quoc te dau tien o viet nam
Mô phỏng Bảo Tháp trên đảo xã Thắng Lợi trưng bày tại Bảo tàng Quảng Ninh.

Những phát hiện khảo cổ học tại các di tích đá mới sau Hòa Bình (Soi Nhụ, Cái Bèo) và hậu kỳ đá mới (Ngọc Vừng, Hạ Long) tại tỉnh Quảng Ninh đã cho thấy đây là khu vực duyên hải có mật độ dân cư tập trung cao và ổn định. Những hiện vật khảo cổ học tìm được đã cho thấy, cư dân ở đây không chỉ tiến hành khai thác và canh tác tại chỗ, mà còn giao lưu và trao đổi với các nhóm cư dân khác ở phía Nam Trung Quốc, Philippines, Đông Nam Á...

Quảng Ninh đã xây dựng thành công nhiều hồ sơ di tích đề nghị Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Thủ tướng Chính phủ công nhận là di tích quốc gia đặc biệt như: Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử (Uông Bí); Khu di tích lịch sử Bạch Đằng (Quảng Yên); Khu di tích nhà Trần (tại Đông Triều); Khu di tích đền Cửa Ông (Cẩm Phả)... Các di tích này đã đóng góp rất tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Di tích Thương cảng Vân Đồn với các giá trị đặc sắc về lịch sử, văn hóa, thương mại đã được lưu danh trong lịch sử rất xứng đáng được công nhận là Di tích cấp quốc gia đặc biệt.

Vì vậy, để công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy hiệu quả di tích Thương cảng Vân Đồn tương xứng với các giá trị vốn có của di sản, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân và các nhà khoa học, đồng thời, xây dựng sản phẩm văn hóa để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương thì việc lập hồ sơ khoa học đệ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Quần thể di tích lịch sử Thương cảng Vân Đồn là việc làm cần thiết.

Vũ Phong Cầm

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Hà Tĩnh: Khó hoàn thành mục tiêu về xuất nhập khẩu

    (Xây dựng) - Năm 2024, tỉnh Hà Tĩnh đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 2,4 tỷ USD. Với 1,4 tỷ USD đạt được trong 8 tháng qua, kết quả này còn cách mục tiêu rất xa. Cộng thêm tín hiệu thị trường vẫn chưa cải thiện rõ rệt, cần thêm giải pháp quyết liệt hơn để hoàn thành mục tiêu xuất khẩu năm.

    22:56 | 06/09/2024
  • Bình Phước vẫn giữ đà tăng trưởng

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Bình Phước vừa thông tin về tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng đầu năm với những tín hiệu tích cực như: Thu ngân sách đến hết tháng 8 đạt 6.762 tỷ đồng; giải ngân vốn đầu tư công đã đạt trên 1.337 tỷ đồng; xuất khẩu đạt 485 triệu USD; nhập khẩu đạt gần 314 triệu USD…

    22:42 | 06/09/2024
  • Hậu Giang: Kinh tế - xã hội tăng tốc phát triển từ chính sách “Tam nông”

    (Xây dựng) – Tỉnh ủy Hậu Giang vừa ban hành Báo cáo số 601-BC/TU tổng kết 05 năm thực hiện Kết luận số 54-KL/TW ngày 07/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Báo cáo cho biết 05 năm qua, thực hiện chính sách “Tam nông”, kinh tế - xã hội của Hậu Giang đã tăng tốc phát triển.

    21:07 | 06/09/2024
  • Ninh Bình: Thực hiện “5 quyết tâm”, “5 đảm bảo” trong giải ngân kế hoạch đầu tư công

    (Xây dựng) – Tỉnh Ninh Bình là một trong các địa phương được Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, biểu dương đã nỗ lực, phấn đấu, đạt kết quả giải ngân vốn đầu tư công 7 tháng đầu năm 2024 là 39,3% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao (trên mức trung bình của cả nước là 34,68%).

    19:46 | 06/09/2024
  • Bắc Ninh: Hoãn hội nghị xúc tiến đầu tư do ảnh hưởng bão số 3

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ra thông báo về việc hoãn tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Bắc Ninh năm 2024 và Hội nghị sơ kết 1 năm “Tỉnh an toàn giao thông” nhằm ứng phó với cơn bão số 3 năm 2024, theo Công điện số 87/CĐ-TTg ngày 05/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ.

    14:55 | 06/09/2024
  • Bắc Ninh – “Thủ phủ” mới của FDI Việt Nam

    (Xây dựng) - Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Bắc Ninh đã thu hút gần 3,47 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 8 tháng đầu năm 2024, chiếm 16,9% tổng vốn đầu tư cả nước. Con số này gấp 2,94 lần so với cùng kỳ năm 2023.

    14:37 | 06/09/2024
  • Làm dự án điện mặt trời trên đất nông nghiệp có bị xử phạt?

    (Xây dựng) - Theo phản ánh của ông Trần Văn Bình, hiện nay, tại một số tỉnh, các chủ đầu tư làm dự án điện mặt trời áp mái theo cụm 5x1MW hoặc 10x1MW trên các diện tích đất chưa được chuyển đổi (đất trồng cây lâu năm, hằng năm) hoặc đất đã được quy hoạch để xây dựng trụ sở ủy ban…

    14:32 | 06/09/2024
  • Sản xuất công nghiệp tăng trưởng ở 61 địa phương trên cả nước

    Theo Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2024 của Tổng cục Thống kê, so với cùng kỳ năm trước, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 8 tháng qua tăng 8,6% và tăng ở 61 địa phương.

    14:30 | 06/09/2024
  • Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tám tháng đạt 20,52 tỷ USD

    Vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục gia tăng, trong đó vốn đăng ký đạt 20,52 tỷ USD và vốn thực hiện là 14,15 tỷ USD. Đây cũng là mức thực hiện cao nhất của tám tháng trong 5 năm qua.

    14:28 | 06/09/2024
  • Đồng Nai: Dẫn đầu cả nước về xuất siêu, 8 tháng đầu năm 2024 đạt 4,2 tỷ USD

    (Xây dựng) - Ngày 6/9, Cục Thống kê Đồng Nai cho biết, trong 8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Đồng Nai đạt 15,5 tỷ USD, tăng 8,6% so cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu đạt 11,3 tỷ USD, tăng 8,7% so với cùng kỳ. Như vậy, trong 8 tháng Đồng Nai xuất siêu 4,2 tỷ USD, tiếp tục dẫn đầu cả nước về xuất khẩu và xuất siêu.

    10:57 | 06/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load