Thứ ba 05/11/2024 13:31 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Áo chần bông: Khi truyền thống gặp gỡ hiện đại

18:49 | 15/10/2024

(Xây dựng) - Trong ký ức của người Hà Nội xưa, áo chần bông là một phần không thể thiếu. Chiếc áo ấm áp được các bà, các mẹ tự tay chần cho con vào mỗi dịp đông về, Tết đến. Bây giờ, áo chần bông không còn dày cộp, mà đã nhẹ nhàng, duyên dáng hơn, nhưng vẫn ấm áp hệt như tấm lòng của bà, của mẹ…

Áo chần bông: Khi truyền thống gặp gỡ hiện đại
Chiếc áo chần bông được thiết kế bởi nhà thiết kế Nguyễn Thị Kim Hạnh - người sáng lập thương hiệu thời trang Kén Design.

Thời bao cấp, khi vải vóc còn khan hiếm, chiếc áo chần bông thường được may từ những tấm vải thô dày với lớp bông bên trong xù xì. Cảm giác ấm áp khi mặc áo chần bông lúc ấy thật đặc biệt, nhưng cũng không kém phần nặng nề. Áo chần bông thời bao cấp như một chiếc chăn bông cũ kỹ đã bạc màu, nhưng vẫn giữ nguyên hơi ấm, gần gũi như bàn tay của bà, của mẹ vỗ về, xoa dịu những giá lạnh của mùa đông.

Trong tâm thức của những người từng đi qua thời bao cấp, có được một chiếc áo chần bông là điều vô cùng quý giá. Ban đầu, về kỹ thuật, chiếc áo chần bông được khâu thủ công. Đối với tầng lớp lao động, áo chần bông được may từ vải nâu, nhà nào khá giả thì may bằng vải nhung, vải gấm, lụa làm lớp bên ngoài.

Ngày nay, chiếc áo chần bông vẫn được nhà thiết kế Nguyễn Thị Kim Hạnh thêu thủ công để lưu giữ những giá trị văn hoá truyền thống. “Để hoàn thiện một chiếc áo chần bông, đôi khi phải mất đến cả tuần để hoàn thiện, chưa kể thời gian thêu hoạ tiết tuỳ theo từng mẫu áo”, nhà thiết kế Nguyễn Thị Kim Hạnh chia sẻ.

Áo chần bông: Khi truyền thống gặp gỡ hiện đại
Ngày nay, áo chần bông đã được cải tiến để phù hợp với thẩm mỹ hiện đại, vừa mang tính thời trang mà vẫn giữ ấm được cho cơ thể.
Áo chần bông: Khi truyền thống gặp gỡ hiện đại
Khi được phỏng vấn về những thiết kế áo chần bông mới ra mắt, nhà thiết kế Nguyễn Thị Kim Hạnh bày tỏ: “Bởi được may và thêu thủ công nên không có chiếc áo nào giống nhau. Mặc dù cùng một hoạ tiết, nhưng chỉ cần đường thêu lỏng tay hay chặt tay hơn, là sẽ cho ra một hình hài khác biệt”.
Áo chần bông: Khi truyền thống gặp gỡ hiện đại
Chất liệu chần bông có thể là lụa, nhung tơ tằm, gấm… để phù hợp với từng loại bông, từng mẫu thiết kế khác nhau.
Áo chần bông: Khi truyền thống gặp gỡ hiện đại
Không chỉ để làm áo, bông chần còn được dùng để sản xuất phụ kiện như túi xách, khăn quàng cổ hay đầm dài…
Áo chần bông: Khi truyền thống gặp gỡ hiện đại
Áo chần bông: Khi truyền thống gặp gỡ hiện đại
Áo chần bông: Khi truyền thống gặp gỡ hiện đại
Ẩn trong vẻ ngoài tưởng chừng giản dị của những thiết kế áo chần bông là vẻ tinh xảo, cầu kỳ, nơi vẻ đẹp không chỉ là các giá trị thẩm mỹ bên ngoài mà còn là cả những giá trị ăn hoá, truyền thống và giá vị nhân văn.
Áo chần bông: Khi truyền thống gặp gỡ hiện đại
Áo chần bông: Khi truyền thống gặp gỡ hiện đại
Nếu như áo chần bông xưa mang đậm nét mộc mạc, giản dị, thì áo chần bông hiện đại lại toát lên vẻ đẹp tinh tế, sang trọng nhưng đều sở hữu một điểm chung là sự ấm áp và gần gũi. Áo chần bông ngày nay không chỉ là một sản phẩm thời trang mà còn là một di sản văn hóa, kết nối quá khứ và hiện tại.

Giang Thuý Hà

Theo

Cùng chuyên mục
  • Phát huy những giá trị di sản văn hoá Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, công tác bảo tồn phải luôn tuân thủ các yêu cầu rất nghiêm ngặt, vừa phải bảo vệ tổng thể di tích bao gồm bảo vệ các công trình kiến trúc gắn liền với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ di sản văn hoá vật chất đi đôi với bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần.

  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

  • Thái Nguyên: Khánh thành công trình di tích đền thờ Lý Nam Đế

    (Xây dựng) - UBND thành phố Phổ Yên vừa tổ chức cắt băng khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích đền thờ Lý Nam Đế (đền Mục), tại phường Tiên Phong, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

  • Mê Linh (Hà Nội): Lấy ý kiến về dự án Khu công viên thể dục, thể thao rộng hơn 60ha

    (Xây dựng) - Dự án Khu công viên thể dục, thể thao huyện Mê Linh được kỳ vọng sẽ trở thành tổ hợp thể thao hiện đại tầm cỡ khu vực, sẵn sàng trở thành một địa điểm cho thi đấu Olympic trong tương lai.

  • Lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích làng cổ Phước Tích

    Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ vừa có công văn số 4769/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thống nhất lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích Làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load