Thứ bảy 18/01/2025 08:25 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Bí ẩn cây lim 'hiến thân' và cung điện dát vàng tại Lam Kinh

12:26 | 05/12/2024

Chính điện tại Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Lam Kinh (Thanh Hoá) được dát vàng trị giá hơn 40 tỷ đồng, được xây dựng từ 138 cột gỗ lim, trong đó có cây lim được cho là 'hiến thân'.

Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Lam Kinh (Thanh Hoá) có tổng diện tích quy hoạch bảo tồn là 200ha, là nơi an táng, thờ cúng, tri ân các vị vua và hoàng hậu triều Lê.

Dấu ấn đặc biệt của di tích là Chính điện Lam Kinh - công trình bằng gỗ lim lớn nhất Việt Nam - có nội thất dát vàng, được tu sửa và chính thức đón khách tham quan từ năm 2022.

Bí ẩn cây lim 'hiến thân' và cung điện dát vàng tại Lam Kinh
Chính điện Lam Kinh là công trình bằng gỗ lim lớn nhất Việt Nam.

Chính điện hình chữ công, gồm Tiền điện - Quang Đức (với ý nghĩa là tài cao, đức độ của vua Lê Thái Tổ sẽ muôn đời tỏa sáng); Trung điện - Sùng Hiếu (tôn sùng đạo hiếu) và Hậu điện - Diên Khánh (vun đúc sự tốt lành của vương triều nhà Lê).

Bí ẩn cây lim 'hiến thân' và cung điện dát vàng tại Lam Kinh
Nơi để ngai vua được chạm khắc tỉ mỉ và dát vàng thật, rất uy nghiêm.

Công trình có kết cấu khung gỗ lim 6 hàng cột, vì chồng rường giá chiêng; trang trí hoa văn trên bề mặt cấu kiện gỗ hình rồng, các linh vật và hoa lá thời Lê chạm nổi, chạm bong một và một số lớp có độ sâu dao động từ 10-20cm.

Chính điện Lam Kinh sau khi phục dựng, tu bổ đã trở thành công trình kiến trúc bằng gỗ lớn nhất và phức tạp nhất tại tỉnh Thanh Hóa, với khối lượng gỗ lim cùng tu bổ là hơn 2.000m3.

Đáng chú ý, bên trong chính điện, các đồ thờ, vật dụng được phục dựng và sơn son thếp vàng với giá trị gần 40 tỷ đồng.

Bí ẩn cây lim 'hiến thân' và cung điện dát vàng tại Lam Kinh
Khu hậu điện, nơi nghỉ ngơi của vua trước đây.
Bí ẩn cây lim 'hiến thân' và cung điện dát vàng tại Lam Kinh
Từ các vật dụng đến linh vật đều được phủ vàng lên bề mặt tạo nên một công trình độc đáo nhất ở xứ Thanh.

Đặc biệt, tới Lam Kinh, du khách sẽ được nghe kể về câu chuyện kỳ lạ, trùng hợp ngẫu nhiên khi xây dựng chính điện.

Trong số 138 cây cột dựng chính điện, chủ yếu là gỗ lim Lào, có một cột chính được lấy từ cây lim từng tồn tại suốt hơn 600 năm trong quần thể di tích Lam Kinh.

Bí ẩn cây lim 'hiến thân' và cung điện dát vàng tại Lam Kinh
Cây lim được định vị là cây cột cái, nằm trong hậu điện, là chốn cung cấm linh thiêng nhất với vị trí đắc địa nhất.

Hướng dẫn viên Ban quản lý Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Lam Kinh cho biết, năm 2009, khi khởi công dự án phỏng dựng chính điện Lam Kinh, cây lim cổ thụ cao nhất nhì rừng Lam Kinh, khoảng 600 năm tuổi đang xanh tốt, khỏe mạnh, bất ngờ trút hết lá, khô cành. Nửa năm sau cây chết, đúng lúc thiết kế thi công chính điện Lam Kinh vừa hoàn thành.

Sau khi báo cáo sự việc tới UBND tỉnh Thanh Hóa, cây lim đã được chặt hạ. Đặc biệt, dù có tuổi thọ lâu đời, cây lim không bị tiêu tâm (rỗng ruột), vẫn đặc nguyên khối. Đường kính thân cây là 82cm, trùng khít với chân đế đá cột cái chính điện xưa để lại, ngọn cây vừa với chân tảng cột quân, 2 nhánh cây đủ làm một cột con và một thượng lương.

Nhiều giả thiết được đưa ra, trong đó các nhà khoa học lâm nghiệp và tâm linh cho rằng tuổi cây lim có thể trùng với tuổi vua Lê Lợi, hoặc thời điểm ông dựng cờ khởi nghĩa, hay là khi ông lên ngôi hoàng đế.

Vì thế, khi đưa vào công trình, cây lim được định vị là cột cái trong công trình, đặt trong hậu điện (nơi nghỉ ngơi của vua), là chốn linh thiêng hạn chế người ra vào. Khi dựng 138 cột trong chính điện, cột cái được dựng lên đầu tiên, đứng gần long sàng - nơi ngủ của vua Lê Lợi, như canh giấc ngàn thu cho vua.

Cũng theo hướng dẫn viên, Ban quản lý khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Lam Kinh nhiều lần trồng cây lim nhỏ thay thế vào gốc cũ, nhưng không sống được.

Những sự trùng hợp liên tiếp khiến người ta tin rằng, cây lim đã 'hiến thân' mình để xây Chính điện Lam Kinh.

Lam Sơn là nơi sinh ra anh hùng dân tộc Lê Lợi, nơi phát tích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Sau 10 năm (1418-1428) kháng chiến trường kỳ đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế ở Thăng Long (Hà Nội) lấy niên hiệu là Thuận Thiên, đặt tên nước là Đại Việt.

Nhà Lê cho xây dựng nhiều điện miếu, lăng tẩm có quy mô to lớn ở đất Lam Sơn. Để thờ cúng tổ tiên, nơi an nghỉ của các nhà vua, thái hoàng, thái hậu, nơi cử hành những nghi lễ, nơi khi vua lễ bái yết sơn lăng. Lam Sơn được coi là "kinh đô thứ hai" của nước Đại Việt sau Thăng Long Đông Đô - Hà Nội.

Theo Tình Lê - Ảnh: T.Lê/Vietnamnet.vn

Cùng chuyên mục
  • Ninh Bình: Nghiên cứu, khai quật khảo cổ tường thành Dền

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Ninh Bình vừa có Văn bản số 51/UBND – VP6, đồng ý chủ trương triển khai nhiệm vụ Nghiên cứu, khai quật khảo cổ tường thành Dền (Cố đô Hoa Lư) năm 2025.

  • Nhà báo Tào Khánh Hưng đoạt giải Ba cuộc thi sáng tác ca khúc về huyện Lục Nam

    (Xây dựng) - Ngày 15/1, UBND huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đã tổ chức tổng kết cuộc thi “Sáng tác ca khúc, logo về huyện Lục Nam”. Tác phẩm “Lục Nam mến thương” của Nhà báo, Phó Tổng Biên tập Báo Xây dựng Tào Khánh Hưng đoạt giải Ba.

  • Tiền Giang: Làng nghề truyền thống tủ thờ Gò Công

    (Xây dựng) - Làng đóng tủ thờ Gò Công (thành phố Gò Công, Tiền Giang) đã hình thành từ hơn trăm năm trước. Sản phẩm tủ thờ Gò Công đã hiện diện trong đời sống tâm linh của người dân Nam bộ, đó như một hình ảnh thân quen ở vùng đất nơi đây và trở thành nét văn hóa trong thờ cúng tổ tiên của nhiều gia đình người Việt.

  • Điện Biên: Tiếp tục phát huy, gìn giữ bản sắc văn hóa các dân tộc

    (Xây dựng) – Năm 2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cùng các cơ quan, đơn vị, địa phương đã tạo nên những thành tựu phát triển trong lĩnh vực văn hoá văn nghệ của tỉnh; đạt được nhiều kết quả mới, hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

  • Trao giải Cuộc vận động thi sáng tác ca khúc về đề tài Công an nhân dân

    (Xây dựng) – Ngày 15/1, Cục Công tác Đảng và Công tác chính trị phối hợp với Cục Truyền thông Công an nhân dân tổ chức Chương trình tổng kết và trao các giải thưởng Cuộc vận động thi sáng tác ca khúc về đề tài Công an nhân dân, đây là một trong những hoạt động văn hóa – chính trị chào mừng 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân, 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

  • Hà Nội: Hòa nhạc ánh sáng 2025 – hòa cùng không gian văn hóa đặc biệt Hồ Tây

    (Xây dựng) - Sáng 15/1, Báo Nhân Dân và UBND Thành phố Hà Nội, UBND quận Tây Hồ đã tổ chức Lễ công bố chương trình “Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025”. Chương trình sẽ diễn ra vào 20 giờ tối 18/1 tại ngã tư Nguyễn Hoàng Tôn - Lạc Long Quân (quận Tây Hồ, Hà Nội).

Xem thêm
  • Văn Miếu Bắc Ninh: Biểu tượng truyền thống hiếu học vùng Kinh Bắc

    (Xây dựng) – Văn Miếu Bắc Ninh là nơi tôn thờ những vị tiên hiền, tiên triết và các danh nhân khoa bảng của quê hương Kinh Bắc - Bắc Ninh, địa phương đứng đầu cả nước về số người đỗ đại khoa thời phong kiến. Đây có giá trị lịch sử, văn hóa, là niềm tự hào về truyền thống khoa bảng của quê hương và là một điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài tỉnh.

    17:49 | 15/01/2025
  • Bắc Giang: Khai quật gần 1.300 hiện vật tại chùa Hoành Mô

    (Xây dựng) - Theo báo cáo mới đây tại đợt khai quật địa điểm chùa Hoành Mô (thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang), đã phát hiện gần 1.300 di vật, trải dài từ thời Trần cho đến thời Nguyễn.

    18:02 | 14/01/2025
  • Nhà báo Phạm Quốc Cường ra mắt tập thơ thứ 8 “Bóng tình”

    (Xây dựng) – Nhà báo Phạm Quốc Cường ra mắt tập thơ thứ 8, có tựa đề “Bóng tình” với một sự cảm nhận về nhân tình thế thái, mối giao hòa cảm xúc giữa con người với con người, con người với cỏ cây hoa lá, con người với trời đất bao la mênh mông của vũ trụ...

    15:44 | 14/01/2025
  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vinh danh Anh Trai “Say Hi” là chương trình biểu diễn nổi bật 2024

    (Xâydựng) - Chương trình âm nhạc Anh Trai “Say Hi”, sản xuất bởi VieON và Vie Channel (thuộc DatVietVAC Group Holdings), đã được vinh danh là “Chương trình biểu diễn nổi bật 2024” trong khuôn khổ sự kiện “Giới thiệu các gương mặt nghệ sỹ tiêu biểu và một số cuốn sách nổi bật lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, văn học năm 2024” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND thành phố Hải Phòng tổ chức tối 11/1/2025.

    16:30 | 12/01/2025
  • Sắp khởi động Lễ hội Xuân lớn nhất Việt Nam - Ánh sáng Phương Đông 2025 Ocean City

    (Xây dựng) - Ngày 18/1 – 16/3/2025, tại Ocean City sẽ diễn ra Lễ hội Ánh sáng Phương Đông 2025. Với 580 sự kiện, 1.000 điểm trải nghiệm ẩm thực – mua sắm trong vòng 58 ngày, đây dự kiến là Lễ hội Xuân lớn nhất Việt Nam, thu hút hàng triệu lượt du khách đến vui chơi trong dịp Tết Ất Tỵ

    21:16 | 10/01/2025
  • Hải Dương: Tượng đài Tiếng sấm đường 5 được đầu tư gần 56 tỷ đồng sắp hoàn thành

    (Xây dựng) - Dự án xây dựng tượng đài Tiếng sấm đường 5 được khởi công xây dựng từ ngày 19/8/2023 tại xã Tuấn Việt, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương; với tổng vốn đầu tư 55,5 tỷ đồng, đến nay sắp được hoàn thành.

    19:25 | 09/01/2025
  • Hà Nội: Tăng cường các biện pháp quản lý và tổ chức Lễ hội

    (Xây dựng) – UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc tăng cường các biện pháp trong quản lý và tổ chức Lễ hội trên địa bàn Thành phố năm 2025.

    08:58 | 09/01/2025
  • Quảng Ninh: Hội tụ nhiều thuận lợi để phát triển công nghiệp văn hóa

    (Xây dựng) - Công nghiệp văn hóa được Việt Nam xác định là các ngành công nghiệp sản xuất ra các sản phẩm mang tính nghệ thuật và sáng tạo, thông qua khai thác những giá trị văn hóa để thu về những nguồn lợi kinh tế. Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra nhiệm vụ: “Khẩn trương triển khai phát triển có trọng tâm, trọng điểm ngành công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa trên cơ sở xác định và phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam”. Thực hiện “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ, bên cạnh tài nguyên văn hóa giàu có, Quảng Ninh còn hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển.

    08:55 | 09/01/2025
  • Đà Nẵng: DIFF 2025 hứa hẹn nhiều đột phá trong trình diễn

    (Xây dựng) – Tiếp nối thành công của DIFF 2024, Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFF) 2025 sẽ có nhiều đổi mới và sáng tạo đột phá hứa hẹn mở ra một kỷ nguyên mới của pháo hoa Đà Nẵng, đánh dấu một giai đoạn phát triển thăng hoa mạnh mẽ hơn nữa của thành phố Đà Nẵng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

    10:42 | 08/01/2025
  • Bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể võ cổ truyền Bình Định

    (Xây dựng) - Võ cổ truyền Bình Định không chỉ là một môn võ thuật, mà còn là kết tinh của tinh thần thượng võ, ý chí tự cường và văn hóa ứng xử cao đẹp của người Việt. Với chiều sâu lịch sử, văn hóa và triết lý sống, võ cổ truyền Bình Định chính là một trong những di sản phi vật thể cần được nhận diện, bảo vệ và phát huy.

    16:55 | 05/01/2025
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load