Chủ nhật 02/02/2025 12:43 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Đặc sắc chợ phiên San Thàng

09:33 | 02/02/2025

(Xây dựng) - “Về Lai Châu đi anh, về cùng em, ta đi chợ phiên”! Lời bài hát là lời mời chân tình du khách đến vùng đất phên dậu của Tổ quốc Lai Châu, nhất định phải đi chợ phiên. Lai Châu có nhiều chợ phiên nhưng San Thàng là chợ phiên đặc sắc, mang đậm văn hóa Tây Bắc.

Đặc sắc chợ phiên San Thàng

Từ chợ Tam Đường đất ngày nào

Hơn 25 năm trước, khi Lai Châu chưa tách tỉnh, chợ San Thàng (tên gốc là chợ Tam Đường đất) còn là bãi đất trống rộng, đơn sơ, vài quán lá liêu xiêu. Thứ Năm và Chủ nhật hàng tuần, bà con dân tộc các xã xung quanh về trao đổi, buôn bán các sản vật địa. Ngày ấy, thị trấn Tam Đường thuộc huyện Phong Thổ còn hoang sơ, đường đất, cơ sở hạ tầng thấp kém.

Nay thị trấn Tam Đường cũ đã thành TP Lai Châu, cơ sở hạ tầng xây dựng khang trang, chợ San Thàng đẹp hơn, rộng gấp mấy lần chợ cũ. Chợ không chỉ là nơi giao lưu, trao đổi, mua bán sản vật địa phương mà còn là nơi sinh hoạt và giao lưu văn hóa cộng đồng các dân tộc, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Đến chợ San Thàng đậm bản sắc

Sáng sớm, từ khắp các bản làng, già trẻ trai gái đi chợ Tết. Trước đây, kinh tế khó khăn, chưa có phương tiện, người dân chủ yếu đi bộ; nay điều kiện kinh tế phát triển hơn, đời sống khấm khá hơn, đa số người dân đi xe máy đến chợ. Chợ cũng nhiều hàng hóa hơn, mua bán tấp nập, đông vui hơn.

Tết đến, khu vực đông nhất là khu bán sản vật địa phương và bán quần áo, đồ dùng. Du khách không thể bỏ qua khu bày bán sản vật địa phương, các loại rau củ quả rừng, dược liệu, nấm lim, tam thất, mật ong, đến nấm hương, mộc nhĩ, me rừng, măng, rau đắng… Ngày Tết có thêm lá dong gói bánh chưng, các loại lá gói bánh lá nấu xôi ngũ sắc… được người dân lấy ở rừng về, không có nhiều, mỗi thứ một ít. Tất cả bày bán trên áo mưa dải trên nền xi măng, thậm chí có người bắt được ít cá suối, vài cân ốc cũng mang bán. Chợ Tết có thêm mai rừng, đào, quất… Những cành đào rừng to, đẹp, được chở từ khắp nơi về, nụ hoa chúm chím, rung rinh trong sương.

Khu vực nhiều màu sắc nhất là khu bán quần áo và váy áo các dân tộc – những bộ váy áo nổi bật, gắn hạt cườm, giả đá lung linh. Nếu tinh tế, du khách sẽ nhận ra, đa số váy áo mua vải dập hoa từ nơi khác nên họa tiết dập khuôn, sắc màu lòe loẹt hơn mà thiếu đi nét độc đáo và hoa văn sắc nét của váy áo người phụ nữa Mông hay thêu tay trước đây. Giờ muốn mua bộ váy Mông thêu tay phải đặt trước rất lâu, mới có. Bên sạp quần áo, người phụ nữ Mông vẫn vẽ, thêu tay tỉ mỉ. Trang phục dân tộc góp phần làm chợ phiên vùng cao rực rỡ sắc màu hơn, nổi bật là những bộ váy hoa rực rỡ của các cô gái Mông, chiếc khăn quàng đầu nổi bật của phụ nữ Giáy, là sắc màu thanh lịch, điệu đà trong áo cóm của những cô gái Thái…

Chợ đêm - điểm du lịch và trải nghiệm hấp dẫn

Ngoài khai thác 2 phiên/tuần vào thứ Năm và Chủ nhật. Từ năm 2019, Lai Châu phát triển chợ đêm San Thàng thành điểm đến hấp dẫn Nhân dân và du khách. Chợ đêm họp thứ 7 hàng tuần, chia hai khu vực; khu vực sự kiện để biểu diễn giao lưu văn hóa văn nghệ do các diễn viên quần chúng không chuyên ở địa bàn các xã lân cận và TP Lai Châu biểu diễn. Những điệu khèn Mông, múa sạp, múa xòe… nối dài bất tận, gửi trong đó thông điệp về tình yêu quê hương đất nước, tình yêu đôi lứa, về sự đoàn kết, sẻ chia đầy ấm áp.

Khu vực hấp dẫn, nhộn nhịp nhất là khu ẩm thực. Đến đây, du khách sẽ được thưởng thức ẩm thực các dân tộc, là món phở Nhắng, hoặc phở chua. Phở được tráng tay và cắt thủ công của người Giáy, sợi phở mềm. Nếu nước phở chua được chế biến từ măng muối và cải muối chua, vị thanh; thì nước dùng phở Nhắng được chế biến từ xương lợn, các loại gia vị như tiêu rừng, thảo quả, thơm nức. Bát phở nào cũng đầy ắp thịt, giá rất rẻ và ngon. Món ăn đặc sắc của người Mông mà du khách nhất định phải thưởng thức là thắng cố. Trong cái rét buốt của sương rừng, gió núi cuối đông, ngồi thưởng thức thắng cố nóng hổi, nhâm nhi cốc rượu ngô Sùng Phài, thật ấm áp, khó quên. Chợ là “thiên đường” của các loại bánh người dân tự làm như bán rán, bánh dày, bánh bỏng, bánh bò, bánh nếp, bánh gù… Quầy nào cũng đông khách.

Đến chợ, ngoài thưởng thức đặc sản, mua các sản vật địa phương làm quà… thì trải nghiệm văn hóa đa dạng sắc màu Tây Bắc là trải nghiệm đáng quý. Chúng tôi được nói chuyện, giao lưu tiếp xúc với nhiều dân tộc khác nhau, biết nhiều hơn về phong tục, tập quán của họ, được thưởng thức món ăn các dân tộc, ngắm và cảm nhận không khí chợ phiên nơi vùng cao Tây Bắc đầy ấn tượng, nhộn nhịp, đông vui và rực rỡ sắc màu khi mùa Xuân đang đến rất gần, trong lòng chúng tôi rộn rã, xốn xang. Lai Châu đẹp hoang sơ, hùng vĩ, nên thơ đang ngày càng phát triển. Kinh tế - xã hội và đời sống Nhân dân được nâng cao. Để Lai Châu – vùng đất phên dậu của Tổ quốc - phát triển hơn nữa trong tương lai, khai thác tốt lợi thế cảnh quan, thiên nhiên, con người để phát triển du lịch, thiết nghĩ, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc Lai Châu cần tập trung giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc, khai thác tốt du lịch cộng đồng gắn với trải nghiệm sâu sắc, thu hút đầu tư có chọn lọc, phát triển vẫn giữ được bản sắc văn hóa, giữ được cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ… Cao tốc Hà Nội - Lai Châu đang xây dựng, khi hoàn thành và đưa vào khai thác, rút ngắn khoảng cách Lai Châu với miền xuôi, thì lợi thế phát triển của Lai Châu sẽ tăng lên.

Chia tay chợ San Thàng, lời bài hát “Về Lai Châu đi anh, quê hương em đẹp lắm đó, một sắc màu chợ phiên… Đi chợ phiên, chạm sương mai, nhịp váy xòe, tung đuôi ngựa, gà rừng còn chưa mở tiếng, điệu khèn môi dập dìu trong xương…” - cứ âm vang mãi. Đọng lại trong tâm trí chúng tôi là tình người nơi đây, những người dân thân thiện, mến khách. Chính tính cách chân chất, thật như đếm, thân thiện và cởi mở của người dân Tây Bắc và đa dạng sắc màu văn hóa các dân tộc là “kho vàng quý” để Lai Châu phát triển du lịch cộng đồng.

Vũ Huyền - Ngọc Hà

Theo

Cùng chuyên mục
  • Tết quê miệt sông Hậu

    (Xây dựng) - Xa quê lâu rồi nhưng mỗi bận Xuân về, Tết đến, lại bâng khuâng nhớ Tết thời thơ ấu. Ngày đó, mong Tết đến để được mặc áo mới, quây quần cùng gia đình bên bữa cơm chiều Ba mươi và mùng 1 Tết, được đi xem múa lân, xem vô tuyến…

  • Giai điệu mùa Xuân

    (Xây dựng) - Mùa Xuân ôm trọn lấy thiên nhiên và đất trời. Vạn vật sau một giấc ngủ đông dài được đánh thức bởi những âm thanh của sự sống tươi non.

Xem thêm
  • Hưng Hà (Thái Bình): Trước ngày khai hội kỷ niệm 800 năm sáng lập Vương triều Trần

    (Xây dựng) - Lễ hội đền Trần Thái Bình năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 10/2-14/2 (tức ngày 13-17 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Đặc biệt năm nay kỷ niệm 800 năm Ngày sáng lập Vương triều Trần (1225-2025).

    21:41 | 01/02/2025
  • Vĩnh Phúc: Độc đáo Lễ hội trâu rơm bò rạ – nét đặc trưng của cư dân lúa nước

    (Xây dựng) – Lễ hội trâu rơm, bò rạ (hay còn gọi là Lễ hội Trình nghề) ở xã Đại Đồng, huyện Vĩnh Tường được tổ chức vào sáng 1/2 (mùng 4 Tết). Đây là lễ hội độc đáo, mang đặc trưng văn hóa lúa nước của người dân đồng bằng châu thổ sông Hồng.

    16:13 | 01/02/2025
  • Đại Từ - địa điểm thành lập cơ sở Đảng đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên

    (Xây dựng) – Tỉnh ủy Thái Nguyên vừa tổ chức Lễ kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/02/1930 – 3/02/2025) tại xóm Lau Sau, xã La Bằng, huyện Đại Từ. Đây là địa chỉ có ý nghĩa quan trọng, nơi thành lập cơ sở Đảng cộng sản đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên cách đây 89 năm.

    21:28 | 31/01/2025
  • Tết khó quên trong ngôi nhà có 120 cây cột nổi tiếng ở Long An

    Nhà cổ trăm cột sở hữu nét đẹp kiến trúc hiếm gặp ở Long An được trang trí, chạm trổ suốt 3 năm từng là nơi đón Tết náo nhiệt, đông vui của gia đình giàu có bậc nhất làng Long Hựu xưa.

    08:25 | 31/01/2025
  • Hà Nam đón Giao thừa bằng đêm nhạc đẳng cấp và màn bắn pháo hoa tầm cao hoành tráng

    (Xây dựng) - Đêm nhạc đẳng cấp, những màn pháo hoa tầm cao rực rỡ cùng show nhạc nước hoành tráng lần đầu tiên được đưa vào vận hành đã đem đến đêm Giao thừa vỡ òa cảm xúc cho người dân Hà Nam tối 28/01/2025 (tức 29 Tết Âm lịch).

    10:30 | 30/01/2025
  • Bùng nổ Concert Sóng 25: Đại tiệc âm nhạc đỉnh lưu hút khán giả đêm giao thừa Xuân Ất tỵ

    (Xây dựng) - Sóng 25, chương trình đặc biệt Giao thừa Tết Ất Tỵ bước sang năm thứ 8 và lần đầu tiên được tổ chức dưới định dạng Live Concert, mang đến khán giả bữa tiệc âm nhạc vocal “đã tai, sướng mắt” trở thành đại tiệc âm nhạc bùng nổ thu hút hàng triệu khán giả đêm Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025.

    09:19 | 30/01/2025
  • Hội An (Quảng Nam): Những lễ hội hấp dẫn dịp tết

    (Xây dựng) - Đến phố cổ dịp Tết Nguyên đán, du khách sẽ được hòa vào văn hóa của người dân địa phương và khám phá những lễ hội mang đậm nét truyền thống, tâm linh của người Hội An.

    19:00 | 29/01/2025
  • Tết và triết lý Phật giáo Kinh Bắc

    (Xây dựng) - Tết Nguyên đán là thời điểm linh thiêng để con cháu tỏ lòng biết ơn tổ tiên và cầu mong một năm mới bình an, hạnh phúc. Tại vùng đất Bắc Ninh - Kinh Bắc giàu truyền thống văn hóa, Tết là dịp để sum vầy bên gia đình, là cơ hội để người dân thực hành những giá trị đạo đức, nhân văn trong giáo lý Phật giáo.

    16:13 | 29/01/2025
  • Xuân về Khu dự trữ sinh quyển thế giới

    (Xây dựng) - Mùa Xuân đến, cũng là lúc Khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai, nơi lưu giữ những giá trị lịch sử và sinh thái đặc biệt, tròn 20 năm thành lập. Con đường dẫn vào khu bảo tồn ngập tràn hoa lá khoe sắc cùng những đợt gió mát lành từ lòng hồ Trị An… tạo nên một bức tranh thiên nhiên sống động. Nơi đây còn có tên “Rừng Chiến khu Đ”, biểu tượng của sự kiên cường trong chiến tranh, giờ đây gợi nhắc về những tháng năm đấu tranh đầy hào hùng của dân tộc.

    15:15 | 29/01/2025
  • Nhớ Tết quê chồng

    (Xây dựng) - “… Làm duyên bên mái nhà cha/ Nghe đời khép mở, làng xa trở mình/ Nghe bao nhiêu kiếp phù sinh/ Về trong câu hát tâm tình yêu thương”…

    10:00 | 29/01/2025
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load