Thứ tư 05/02/2025 22:45 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Di tích quốc gia đặc biệt Đình Bảng: Kiệt tác kiến trúc dân gian

09:59 | 03/12/2024

(Xây dựng) - Nổi bật với kiến trúc độc đáo, quy mô bề thế cùng giá trị lịch sử, văn hóa to lớn, Đình Bảng (thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) vừa được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.

Di tích quốc gia đặc biệt Đình Bảng: Kiệt tác kiến trúc dân gian
Với tổng diện tích khoảng 750m2, Đình Bảng được xây dựng theo kiểu chữ "Công" (J) truyền thống.

Theo Quyết định số 1473/QĐ-TTg ngày 26/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ, Đình Bảng chính thức được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt (đợt 16). Đây là sự ghi nhận xứng đáng cho những giá trị kiến trúc, lịch sử và văn hóa mà ngôi đình cổ này mang lại.

Được khởi công xây dựng từ năm 1700 và hoàn thành vào năm 1736, Đình Bảng là ngôi đình có quy mô bề thế bậc nhất tỉnh Bắc Ninh. Với tổng diện tích khoảng 750m2; được xây dựng theo kiểu chữ "Công" (J) truyền thống.

Nổi bật nhất trong kiến trúc của Đình Bảng là hệ thống 84 cây cột gỗ lim lớn nhỏ, được liên kết với nhau bằng các loại mộng theo kiểu chồng rường "thượng tam hạ tứ". Bốn mái đình cong đồ sộ, bốn đầu đao cao vút được xem là cao nhất, vươn xa nhất so với các công trình kiến trúc gỗ cổ truyền Việt Nam, tạo nên dáng vẻ uy nghi, bề thế cho ngôi đình.

Đình Đình Bảng có nhiều mảng điêu khắc trang trí tỉ mỉ, trau chuốt. Tuy nghệ thuật chạm kênh bong nhiều lớp lang và phức tạp của thế kỷ XVII đã ít dần, thay vào đó là những kỹ thuật đục chạm nuột nà, khéo léo của thế kỷ XVIII. Các chi tiết chạm khắc gỗ trong đình cũng là những tác phẩm nghệ thuật tinh xảo. Có thể thấy, từ bức cửa võng với các mô típ tứ linh, cho đến các bức chạm "sư tử hí cầu", "Bát mã quần phi", "Long vân đại hội"... đều thể hiện tài năng và sự khéo léo của người nghệ nhân xưa.

Di tích quốc gia đặc biệt Đình Bảng: Kiệt tác kiến trúc dân gian
Các chi tiết chạm khắc gỗ trong đình cũng là những tác phẩm nghệ thuật tinh xảo.

Năm 2000, trong quá trình trùng tu đình Đình Bảng, một điều thú vị đã được phát hiện: 60 cây cột đình, dù nhìn bằng mắt thường có vẻ giống nhau, nhưng thực chất không có cây nào có chu vi bằng nhau. Sự khác biệt này, dù tinh tế lại góp phần tạo nên sự hài hòa tổng thể cho công trình.

Đến năm 2009, một đợt trùng tu khác lại tiếp tục hé lộ bí mật của người xưa. Khi thay thế bệ đá kê cột, đội thi công phát hiện 84 cây cột dù ở vị trí tương đồng, lại có chiều cao khác nhau. Hóa ra, các nghệ nhân ngày xưa đã khéo léo điều chỉnh độ sâu của chân cột dựa vào độ lún của nền đất, tạo nên sự vững chãi cho công trình qua hàng trăm năm. May mắn thay, trải qua những lần trùng tu này, những tác phẩm nghệ thuật chạm khắc tinh xảo của đình Đình Bảng vẫn được bảo tồn gần như nguyên vẹn.

Mất 36 năm để hoàn thành và trải qua sự trầm mặc phong sương của thời gian gần 300 năm, Đình Bảng ngày nay là một công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc; là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa của người dân Bắc Ninh. Ngôi đình là nơi thờ Thành hoàng làng, đồng thời là nơi diễn ra các sinh hoạt cộng đồng, các lễ hội truyền thống của người dân địa phương.

Việc Đình Bảng được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt là một niềm tự hào của người dân Bắc Ninh. Đây cũng là động lực để các cấp chính quyền và người dân địa phương tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị của di tích lịch sử văn hóa này.

Đợt này, ngoài Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Đình Bảng (thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh), 05 di tích khác cũng được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt gồm: Kiến trúc nghệ thuật Quần thể di tích đình, đền, chùa Tiên Lục (huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang); Kiến trúc nghệ thuật Khu di tích Đa Hòa - Dạ Trạch (huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên); Mộ và Khu lưu niệm Lê Hữu Trác (huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh); Đường Hồ Chí Minh trên biển (thành phố Hải Phòng, tỉnh Phú Yên, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Cà Mau); Trận địa pháo 105mm của Đại đội 805 (thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên), bổ sung vào Di tích quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ xếp hạng tại Quyết định số 1272/QĐ-TTg ngày 12/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

Khu vực bảo vệ của các di tích này được xác định theo biên bản và bản đồ kèm theo hồ sơ. Phó Thủ tướng giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng UBND các cấp có di tích được xếp hạng thực hiện việc quản lý theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Nguyên Khánh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Hà Nội: Khai mạc Lễ hội Cổ Loa Xuân Ất Tỵ 2025

    (Xây dựng) - Sáng 3/2 (tức mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Lễ hội Cổ Loa Xuân Ất Tỵ 2025 chính thức khai hội với các hoạt động dâng hương, lễ rước. Đến dự có Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông cùng đại diện lãnh đạo các Sở, ngành Thành phố và huyện Đông Anh. ​​​​​​​

    23:00 | 03/02/2025
  • Hà Nội: Khai hội chùa Hương Xuân Ất Tỵ 2025

    (Xây dựng) - Sáng 3/2 (tức mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Lễ hội chùa Hương chính thức khai hội với chủ đề "Lễ hội Chùa Hương điểm đến du lịch, văn hóa, truyền thống Việt”. Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền dự Lễ khai hội chùa Hương.

    22:53 | 03/02/2025
  • Hà Tĩnh: Mở đầu năm du lịch 2025 bằng Lễ hội chùa Hương Tích

    (Xây dựng) - Sáng 3/2, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh phối hợp UBND huyện Can Lộc long trọng tổ chức khai hội chùa Hương Tích năm 2025.

    21:05 | 03/02/2025
  • Ninh Bình: Khai hội chùa Bái Đính Xuân Ất Tỵ 2025

    (Xây dựng) – Sáng 3/2 (tức Mùng 6 Tết), chùa Bái Đính (xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) chính thức khai hội Xuân Ất Tỵ 2025.

    20:27 | 03/02/2025
  • Lộng lẫy một vẻ đẹp Đông - Tây

    Tại Lễ hội Thiết sáng tạo Hà Nội năm 2024, một trong những không gian sáng tạo gây ấn tượng mạnh mẽ với công chúng là tòa nhà Đại học Tổng hợp tại 19 Lê Thánh Tông (nay là Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội) với những sắp đặt độc đáo có ý nghĩa tôn vinh vẻ đẹp kiến trúc Đông Dương.

    10:29 | 03/02/2025
  • Nghệ An: Kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

    (Xây dựng) - Sáng 02/02 (ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa.

    21:56 | 02/02/2025
  • Thanh Hóa: Người dân nô nức đi đền Độc Cước cầu may đầu năm

    (Xây dựng) - Những ngày đầu Xuân Ất Tỵ 2025, hàng nghìn người dân và du khách thập phương đã đến dâng hương, thưởng ngoạn tại đền Độc Cước thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa mong một năm mới mưa thuận gió hòa.

    18:08 | 02/02/2025
  • Tết quê miệt sông Hậu

    (Xây dựng) - Xa quê lâu rồi nhưng mỗi bận Xuân về, Tết đến, lại bâng khuâng nhớ Tết thời thơ ấu. Ngày đó, mong Tết đến để được mặc áo mới, quây quần cùng gia đình bên bữa cơm chiều Ba mươi và mùng 1 Tết, được đi xem múa lân, xem vô tuyến…

    11:18 | 02/02/2025
  • Giai điệu mùa Xuân

    (Xây dựng) - Mùa Xuân ôm trọn lấy thiên nhiên và đất trời. Vạn vật sau một giấc ngủ đông dài được đánh thức bởi những âm thanh của sự sống tươi non.

    11:00 | 02/02/2025
  • Đặc sắc chợ phiên San Thàng

    (Xây dựng) - “Về Lai Châu đi anh, về cùng em, ta đi chợ phiên”! Lời bài hát là lời mời chân tình du khách đến vùng đất phên dậu của Tổ quốc Lai Châu, nhất định phải đi chợ phiên. Lai Châu có nhiều chợ phiên nhưng San Thàng là chợ phiên đặc sắc, mang đậm văn hóa Tây Bắc.

    09:33 | 02/02/2025
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load