Thứ tư 06/11/2024 19:41 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Khi cây sen nhả tơ, khi con tằm tự dệt lụa

22:49 | 13/10/2024

(Xây dựng) - Sen nở mùa hạ, tằm nhả mùa xuân. Hai loài tơ đặc biệt ấy cùng hoà quyện với nhau, tạo nên một vẻ đẹp truyền thống tinh xảo trên tà áo dài đến từ thương hiệu thời trang Kén Design.

Khi cây sen nhả tơ, khi con tằm tự dệt lụa
Bộ sưu tập áo dài “Phúc Hỷ” đến từ thương hiệu Kén Design được may từ những chất liệu đặc biệt: chỉ thêu làm từ tơ sen và vải lụa tơ tằm được dệt bởi chính những con tằm.

Từ ngàn xưa, trong tâm thức của người Việt, sen không chỉ là một loại hoa, mà còn là biểu tượng của sự thanh khiết, luôn gắn liền với vẻ đẹp tinh khôi của người phụ nữ Việt Nam. Còn tơ tằm, từ lâu đã được xem là loại sợi tơ mềm mại, giá trị bậc nhất, là nguyên liệu chính để dệt thành những tấm vải lụa tơ tằm óng ánh. Những con tằm ấy giờ đây trở thành những “người thợ đặc biệt” tự dệt chăn tơ, biến tơ cuống sen thành chất liệu dệt khăn, dệt áo… qua sự huấn luyện của nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận (thôn Hạ, xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội).

Là thương hiệu lấy áo dài làm sản phẩm chủ lực, cùng với niềm đam mê với những chất liệu truyền thống, dung dị mà mộc mạc của quê hương, nhà thiết kế Nguyễn Thị Kim Hạnh - người sáng lập thương hiệu thời trang Kén Design đã kế thừa và đưa vào thực tế mô hình để cho con tằm làm thợ, để chúng tự dệt nên những tấm vải lụa đầy tinh tế.

“Áo dài Việt Nam khi được may bằng lụa tơ tằm, càng tôn lên vẻ đẹp dịu dàng, duyên dáng của người phụ nữ. Mỗi tà áo dài tại Kén Design như một câu chuyện, kể về một nền văn hoá lâu đời, về những con người Việt Nam tài hoa, cần mẫn”, nhà thiết kế Nguyễn Thị Kim Hạnh bày tỏ.

Khi cây sen nhả tơ, khi con tằm tự dệt lụa
Mỗi đường kim mũi chỉ trên tà áo dài đều đong đầy tâm huyết của các nghệ nhân tài hoa. Để tạo nên một bông hoa bằng chỉ thêu tơ sen, người thợ phải thực hiện hàng trăm mũi kim nhỏ, kết hợp các phương pháp thêu để tạo nên hoa văn đẹp tự nhiên, sống động nhất.
Khi cây sen nhả tơ, khi con tằm tự dệt lụa
Khi cây sen nhả tơ, khi con tằm tự dệt lụa
Tại Kén Design, mỗi tà áo dài không chỉ đơn thuần là một sản phẩm thời trang, mà còn là thông điệp về sự kết nối giữa con người với thiên nhiên, về cầu nối giữa truyền thống và hiện đại.
Khi cây sen nhả tơ, khi con tằm tự dệt lụa
Bộ sưu tập áo dài vu quy “Phúc Hỷ” được nhà thiết kế Nguyễn Thị Kim Hạnh lấy cảm hứng từ những chất liệu xưa cũ từ lời ru à ơi của mẹ, đến cây tre, con cò, bông hoa… đã gắn liền với làng quê Việt Nam, với tuổi thơ của nhiều người.
Khi cây sen nhả tơ, khi con tằm tự dệt lụa
Khi cây sen nhả tơ, khi con tằm tự dệt lụa
Kết hợp cùng chất liệu nhung tơ tằm, thiết kế áo dài càng tôn lên vẻ đẹp đằm thắm, nhẹ nhàng của người phụ nữ.
Khi cây sen nhả tơ, khi con tằm tự dệt lụa
Là bộ sưu tập áo dài dành riêng cho đôi bên thông gia, cho người mẹ của cô dâu, chú rể trong lễ thành hôn, những chiếc áo dài “Phúc Hỷ’’ của Kén Design như một lời chúc phúc, gửi gắm những nét đẹp truyền thống đến ngày vui trọng đại của mỗi gia đình Việt Nam.

Giang Thuý Hà

Theo

Cùng chuyên mục
  • Sóc Trăng: Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo sẽ diễn ra từ ngày 9-15/11

    (Xây dựng) – Nhằm tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, đặc biệt là các hoạt động văn hóa lễ hội; đáp ứng tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu sinh hoạt đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các dân tộc trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Sóc Trăng nói riêng, tỉnh Sóc Trăng tổ chức Lễ hội Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024.

  • Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 (The HaNoi Culinary Culture Festival 2024). Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 diễn ra trong 3 ngày (29-30/11 và 1/12) tại Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

  • Phát huy những giá trị di sản văn hoá Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, công tác bảo tồn phải luôn tuân thủ các yêu cầu rất nghiêm ngặt, vừa phải bảo vệ tổng thể di tích bao gồm bảo vệ các công trình kiến trúc gắn liền với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ di sản văn hoá vật chất đi đôi với bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần.

  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

  • Thái Nguyên: Khánh thành công trình di tích đền thờ Lý Nam Đế

    (Xây dựng) - UBND thành phố Phổ Yên vừa tổ chức cắt băng khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích đền thờ Lý Nam Đế (đền Mục), tại phường Tiên Phong, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load